Mẹo bảo quản rau củ tươi lâu, bổ sung vitamin mùa dịch
Rau củ là thực phẩm thường xuyên được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản thì rau củ sẽ rất dễ bị hỏng do thành phần các chất dinh dưỡng tự nhiên trong chúng rất dễ bị phá huỷ do nhiệt độ và môi trường.
Vậy làm sao để bảo quản rau củ tươi lâu trong mùa dịch – khoảng thời gian hạn chế đi những nơi đông đúc như hiện nay? 4 mẹo bảo quản rau củ tươi lâu sau đây sẽ giải quyết vấn đề này giúp bạn.
Áp dụng các cách bảo quản sau để rau củ được tươi lâu.
Tại sao cần bổ sung thêm rau củ vào khẩu phần ăn mùa dịch?
Rau củ là một trong những nguồn thực phẩm xuất xứ từ thiên nhiên chứa nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất sơ thiết yếu cho cơ thể. Chúng mang những lợi ích cực tuyệt vời cho cơ thể con người như tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa các căn bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh liên quan đến chức năng gan thận,… Chính vì vậy, việc thêm rau củ vào khẩu phần ăn hàng ngày là nên làm, đặc biệt là trong mùa dịch. Không những tốt cho sức khoẻ, rau củ còn giúp tránh ngán trong bữa ăn và cân bằng các chất hấp thụ vào cơ thể.
Rau củ là thực phẩm cần thiết để tăng sức đề kháng trong mùa dịch.
Mẹo bảo quản rau củ tươi lâu cần trang bị trong những ngày dịch
Mẹo bảo quản rau củ tươi lâu là bí kíp nên lưu ý để có thể dự trữ chúng đúng cách trong mùa dịch. Thử ngay 5 mẹo cực hay sau đây để việc dự trữ rau củ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết:
Vứt bỏ những chỗ rau củ bị sâu
Một trong những mẹo bảo quản rau củ tươi lâu cần phải làm đó là vứt bỏ các chỗ rau củ bị sâu. Việc này sẽ giúp cho những phần rau củ tươi khác không bị lây sâu trong quá trình bảo quản.
Có một số loại củ đặc trưng, dễ bảo quản như khoai tây, cà rốt, củ dền,…thì chỉ cần rửa sạch rồi bảo quản ở những chỗ thoáng mát là được. Bởi đây là những loại có lớp vỏ khô và có tập tính sống trong bùn đất. Tuy nhiên, hạn chế để chúng ở những nơi ẩm ướt vì dễ mọc mầm và sinh ra các chất kịch độc cho cơ thể.
Phân loại các loại rau củ
Mẹo bảo quản rau củ tươi lâu thứ hai cần lưu ý là phân loại rau củ trước khi bảo quản. Mỗi giống rau củ đề có những cách bảo quản riêng biệt cũng như môi trường bảo quản khác nhau. Không phải loại rau củ nào cũng có thể bỏ túi lông và bảo quản tủ lạnh là sẽ không hỏng đâu nhé. Các lưu ý khi bảo quản rau củ theo từng loại như sau:
Nên phân loại rau củ trước khi bảo quản để chúng đươc tươi lâu.
- Loại rau mọng nước (xà lách, diếp cá, cải cúc,…): đây là những loại rau cực dễ héo vì lượng nước trong chúng bị bay hơi rất nhanh. Chính vì vậy, khi bảo quản cần sử dụng túi nilon có lỗ khí và ít khăn giấy hoặc miếng bọt biển bên trong để thấm hút hơi nước, giúp rau hạn chế hư úng.
- Loại rau củ tươi (khoai tây, củ dền, cà rốt, khoai sọ,…): đây là những loại củ kỵ nước và hơi ẩm. Khi bảo quản có thể sử dụng túi giấy khô màu đen, để chúng ở nơi thoáng mát. Hạn chế để các loại rau củ này sát đất vì rất dễ nảy mầm và gây ngộ độc.
- Hạn chế sử dụng giấy báo để sử dụng trong việc bảo quản rau củ. Bởi mực in trên giấy báo có thể ngấm vào rau củ, không tốt cho sức khỏe người dùng.
Video đang HOT
Không sơ chế rau củ trước khi bảo quản
Mẹo bảo quản rau củ tươi lâu mà ít người biết đó chính là không sơ chế chúng trước khi bảo quản. Việc cắt, nhặt, chẻ rau củ không đúng cách sẽ khiến thực phẩm nhanh chóng bị hư. Song song với đó là sự sinh sôi cực nhanh chóng của vi khuẩn từ chỗ cắt, cực gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Một vài những lưu ý quan trọng trước khi bảo quản như sau:
Không sơ chế rau củ trước khi bảo quản để chúng được tươi lâu.
- Rau tươi xanh, không nên rửa, cuốn nhẹ vào 1, 2 lớp giấy (vải sạch) để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này giữ được màu sắc và lượng chất dinh dưỡng khoảng 3 – 4 ngày dù có hơi héo một chút.
- Cà chua, nên chọn trái còn xanh, vì để được lâu trong mùa dịch. Nếu muốn chúng chín nhanh, thì để gần với một quả chuối hoặc táo từ 1 đến 2 ngày.
- Một số loại đậu như đậu Hà Lan, ớt Đà Lạt,… có thể rửa sạch, cắt thành từng miếng, rồi nhúng vào nồi nước sôi. Tiếp theo là cho vào thau nước đá thật lạnh để làm giảm nhiệt độ đột ngột. Cuối cùng là cho vào túi hay hộp thực phẩm, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể giúp bảo quản được 2 – 3 ngày.
Để ý đến nhiệt độ môi trường bảo quản
Không phải cứ bỏ rau củ vào tủ lạnh là chúng sẽ được bảo quản đúng cách và không bị hư úng. Việc để ý đến nhiệt độ môi trường lưu trữ cũng là mẹo bảo quản rau củ tươi lâu cần phải chú ý.
Không phải cứ bỏ rau củ vào tủ lạnh và bảo quản là chúng sẽ tươi lâu.
Nếu muốn rau của xanh tươi lâu thì nên để nhiệt độ trong tủ lạnh duy trì từ 1-4 độ C. Bởi trong môi trường với nhiệt độ như vậy, vi khuẩn sẽ không phát triển nhanh và mạnh, hạn chế những tác nhân gây hư hỏng thực phẩm. Cũng nên hạn chế hạ quá thấp nhiệt độ dưới 1 độ C để tránh làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong rau củ khi bị đóng băng.
Trên đây là 4 mẹo bảo quản rau củ tươi lâu mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong mùa dịch để có thể đủ nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Áp dụng 1 trong 4 mẹo trên để tránh lãng phí thực phẩm trong gia đình bạn nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết trên YAN để cập nhật hàng ngày các mẹo nhà bếp hay, giúp ích cực nhiều trong cuộc sống.
Ảnh: Pinterest.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách: Cứ tưởng đợi thức ăn nguội rồi cho vào tủ lạnh mới đúng, không ngờ lại là sai lầm gây hại cho sức khỏe!
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách mới có thể ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng, giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên, không ít người vẫn còn mắc sai lầm khiến khi sử dụng tủ lạnh để lưu trữ thức ăn.
Có nên để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh?
Rất nhiều người nội trợ vẫn thường có thói quen để nguội thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Thế nhưng, đây thực sự vẫn luôn là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng nhiệt độ trong tủ lạnh thấp hơn hẳn so với nhiệt độ phòng. Do vậy, nếu để thực phẩm nóng đặt trực tiếp vào tủ lạnh sẽ dễ khiến các chất dinh dưỡng bên trong thực phẩm bị biến đổi, biến chất.
Một số khác lại nghĩ rằng, thực phẩm kể cả đang nóng cũng nên được đặt trực tiếp vào tủ lạnh sớm. Bởi nếu chờ cho thức ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tạo điều kiện về thời gian và môi trường để vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ gây độc cho thực phẩm.
Bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm, không bị mất dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Trên thực tế, quan điểm thức ăn nóng nên được đặt trực tiếp vào tủ lạnh cũng không phải là hoàn toàn sai. Sau khi được nấu chín, nhiệt độ của món ăn sẽ giảm dần, khi xuống đến 60 độ C, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển và xâm nhập ngược lại vào thực phẩm. Các nghiên cứu quốc tế cũng đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ phòng, các loại vi khuẩn có thể gây bệnh trong thực phẩm như salmonella, E. coli và botulinum cứ sau 20 phút sẽ nhân lên gấp bội. Do đó, nếu đợi thức ăn nguội rồi mới mang đi bảo quản trong tủ lạnh thì cũng chẳng còn tác dụng gì nữa bởi lúc này vi khuẩn đã kịp phát triển hàng loạt rồi.
Vậy nên, cách bảo quản tốt nhất đó là khi nhiệt độ thức ăn xuống ở mức 70-80 độ C, chúng ta nên nhanh chóng cho vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ giúp thực phẩm giữ lại được các chất dinh dưỡng và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
Cách sắp xếp và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý
Nhiều người thường việc sắp xếp thức ăn vào tủ lạnh một cách tùy ý. Trên thực tế, mỗi ngăn của tủ lạnh đều có mức nhiệt độ khác nhau. Việc bảo quản thực phẩm đúng ngăn phù hợp không chỉ giữ được độ tươi ngon của thực phẩm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn giúp tiết kiệm điện. Dưới đây sẽ là một số gợi ý nên làm để việc sắp xếp đồ ăn trong tủ lạnh trở nên khoa học hơn, giúp giữ thực phẩm luôn tươi ngon, tròn vị trong một thời gian lâu nhất:
1. Ngăn mát tủ lạnh
Ngăn trên cùng
Vì hơi lạnh có xu hướng tỏa theo chiều đi xuống nên nhiệt độ ngăn trên cùng của tủ lạnh thường sẽ ở mức vừa phải từ 5 đến 8 độ C, thích hợp để đặt một số thực phẩm như thức ăn thừa, thực phẩm ăn liền, đồ muối chua, pho mát và các loại đồ uống khác nhau.
Những ngăn giữa tủ lạnh
Khu vực ngăn giữa có nhiệt độ từ 2 đến 5 độ C, là nơi lý tưởng để bảo quản trứng, sữa, các loại thịt, hải sản hay thực phẩm muốn dùng ngay mà không cần phải rã đông. Tuy nhiên, đối với thịt và hải sản chúng ta nên bọc kỹ hoặc cho vào hộp đậy kín để tránh bị rỉ nước và bốc mùi, làm bẩn tủ và các loại thực phẩm khác.
Ngoài ra, bạn nên đặt thực phẩm một cách vừa phải, không nên chất quá nhiều thức ăn trong những ngăn này để tránh không khí trong tủ không được lưu thông đều.
Ngăn hộc tủ dưới cùng
Bảo quản rau củ trong tủ lạnh đúng cách. Ảnh: Internet
Ngăn kéo được đặt ở phía dưới cũng có nhiệt độ thấp từ 2 đến 5 độ C. Đây là vị trí phù hợp nhất để bảo quản rau, củ, quả luôn được tươi ngon vì hộc tủ có thiết kế giúp duy trì độ ẩm thích hợp cho các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, bạn nên phân loại rau, củ và trái cây thành từng phần riêng vì ở một số loại trái cây như táo, chuối, đu đủ... có thể sinh ra khí ethylene làm gây hư hỏng các loại rau củ khác.
Ngăn cửa tủ lạnh
Tại vị trí cửa của tủ mát, nhiệt độ thường duy trì ở khoảng từ 5 đến 10 độ C. Do diện tích ngăn chứa hẹp nên sẽ phù hợp với các loại thực phẩm khô, các loại đóng chai, rượu hay tương, sốt...
2. Ngăn đông tủ lạnh
Khu vực này có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh khoảng từ -16 đến -18 độ C nên ngoài khay làm đá và các hộp kem, ngăn này nên dùng để các thực phẩm tươi sống muốn bảo quản trong thời gian dài như thịt, cá, hải sản. Ngoài ra, nên chia thực phẩm thành từng phần, đủ cho một lần ăn của gia đình và đóng bao gói kín hoặc để trong hộp đậy nắp kín.
Cần lưu ý rằng sau khi thực phẩm trong ngăn đá đã được lấy ra và rã đông thì nên chế biến hết, không nên cho vào tủ lạnh để cấp đông trở lại vì như vậy sẽ dễ sinh vi khuẩn và khiến thực phẩm nhanh hỏng.
Ba loại thực phẩm không cần cho vào tủ lạnh để bảo quản
1. Sữa bột trẻ em và một số món ăn vặt
Sữa bột thường có công thức được thiết kế đặc biệt, nếu để trong môi trường quá nóng hay quá lạnh đều sẽ có thể làm giảm thành phần dinh dưỡng của nó. Chính vì vậy, sữa bột chỉ nên để ở những nơi khô ráo, tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh dù bao bì là hộp thiếc hay hộp giấy.
Đối với một số món ăn vặt như bánh quy, mứt, và thực phẩm sấy khô thường có hoạt độ nước và độ pH rất thấp nên dù để ở môi trường bên ngoài thì vi khuẩn cũng sẽ không có đủ độ ẩm sinh sôi phát triển. Việc bảo quản những loại thực phẩm này trong tủ lạnh ngược lại còn khiến chúng trở nên khô và cứng hơn. Chính vì vậy, chúng ta chỉ cần đóng gói cẩn thận, bảo quản ở nhiệt độ phòng và cố gắng ăn hết trong thời hạn sử dụng.
2. Một số loại rau củ và trái cây
Các loại rau củ như khoai tây, tỏi, hành tây, ớt xanh, dưa chuột rất dễ bị mốc, mọc mầm hay bị thay đổi kết cấu, mùi vị khi để ở môi trường nhiệt độ cao, vì vậy tốt nhất chỉ nên bảo quản ở những nơi thoáng mát trong phòng.
Một số loại trái cây nhiệt đới như thanh long, chuối, xoài, vải, ... không thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0C bởi nếu để ở nhiệt độ thấp, vỏ của chúng sẽ rất dễ bị thâm đen và nhanh hỏng, do đó với những loại trái cây này chúng ta nên ăn tươi càng sớm càng tốt.
3. Mật ong
Mật ong là nguyên liệu rất dễ bị thay đổi hương vị khi ở nhiệt độ cao, đồng thời cũng dễ bị kết tinh và đông đặc ở nhiệt độ thấp. Do vậy, việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh chỉ làm tăng tốc độ kết tinh khiến chúng ta khó lấy ra để sử dụng. Bảo quản ở trong lọ thủy tinh đậy kín, ở nơi tối, nhiệt độ phòng là cách tốt nhất để giữ mật ong luôn được như mới và mang hương vị tự nhiên.
Mật ong không cần bảo quản trong tủ lạnh/ Ảnh: Internet
Trữ rau củ ngăn đá nhất định phải biết điều này để tránh mất sạch dinh dưỡng, vị ngon Việc bảo quản rau, củ trong tủ lạnh là xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên cũng cần phải có những lưu ý nhất định để đảm bảo được dinh dưỡng có trong rau củ. Rau củ có nên bảo quản trong ngăn đá TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho...