Mẹo ăn uống lành mạnh cho bà bầu
Việc bạn ăn uống đầy đủ cũng có thể giúp con giảm các nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường sau khi sinh ra.
Ăn uống lành mạnh trong thời gian bầu bí quan trọng gấp đôi bởi vì não bộ và các cơ quan của bé đang phát triển và cần rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày.
Việc bạn ăn uống đầy đủ cũng có thể giúp con giảm các nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường sau khi sinh ra. Còn với bạn, cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh con.
Việc ăn uống những thành phần nào và cách ăn uống ra sao trong thời gian này rất quan trọng với phụ nữ mang thai.
Việc ăn uống những thành phần nào và cách ăn uống ra sao trong thời gian này rất quan trọng với phụ nữ mang thai.
Không bỏ bữa
Bỏ bữa ăn khi mang thai có nghĩa cả bạn và con đã bỏ lỡ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bạn bị ốm nghén buổi sáng, hãy ăn ít một và thường xuyên thay đổi món ăn.
Lập kế hoạch
Lên thực đơn cho bữa ăn có thể là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang ăn đúng và đủ lượng chất cần thiết, cũng như giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc nữa.
Lựa chọn đồ ăn vặt
Khi có bầu, bạn thường thấy đói bụng. Tuy nhiên, khoai tây chiên, bánh kẹo, sô cô la và bánh ngọt thường có nhiều chất béo và đường nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Bạn nên cố gắng lựa chọn những đồ ăn nhẹ lành mạnh để bé yêu trong bụng không bị ảnh
Cháo, soup: Bạn có thể ăn cháo, soup ngoài hàng cho bữa phụ hay thay thế cho bữa trưa khi bạn đã chán cơm. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nêm nhiều muối vào cháo.
Video đang HOT
Sandwich: Bạn có thể kẹp thêm một số loại rau đã luộc chín như rau cải xanh, cải bắp hoặc thử với carrot hay đậu Hà Lan nấu chín, nghiền kỹ. Nếu bạn mua sandwich làm sẵn, hãy chú ý tới yếu tố vệ sinh và chất béo.
Salad hoa quả: Rất dễ chuẩn bị, chỉ cần trộn một số loại quả bạn thích như dưa hấu, xoài, nho… với sữa chua là bạn đã có món ăn nhẹ ngon miệng, nhiều năng lượng và đa dạng chất dinh dưỡng.
Ăn ở ngoài?
Đi ăn uống ở ngoài đồng nghĩa với những bữa ăn chứa nhiều chất béo và muối, không tốt cho sức khỏe của bạn và em bé trong bụng. Vì thế bạn nên hạn chế đi ăn bên ngoài, cũng như tìm hiểu kỹ nhà hàng hay quán ăn mình sẽ đến nhé.
Ăn uống đầy đủ cũng có thể giúp con giảm các nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường sau khi sinh ra.
Ăn nhẹ vào buổi chiều
Nếu bạn cảm thấy quá mệt và đói sau một ngày làm việc thì bạn có thể thử:
- Mỳ ống với nước sốt thơm ngon.
- Ăn một bát cháo gà, với súp lơ xanh.
Theo Khỏe & Đẹp
'Thuốc độc' và 'thuốc bổ' cho mẹ bầu
Thực phẩm tái sống, rượu, bia, đều được coi là thuốc độc cho bà bầu.
Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, sự phát triển của bé là gần như hoàn toàn về cân nặng cũng như các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ có nếp sống và ăn uống không hợp lý vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ vẫn phải hết sức chú ý bổ sung thực phẩm tốt cho bà bầu hàng ngày.
Thực phẩm nên bổ sung
Thực phẩm giàu sắt: Cá, thịt gà, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, rau bina, hoa quả, đậu nành và hoa quả khô như mận, nho khô... tuy nhiên không nên lạm dụng quá 3 bữa trong ngày.
Giàu canxi: Đây là giai đoạn phải liên tục duy trì lượng canxi cho bé, vì vậy mẹ phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu can xi: Các loại rau cải, sữa và các chế phẩm, bột yến mạch, hạnh nhân và hạt vừng...
Giàu vitamin C: Vitamin C trong giai đoạn này cũng quan trọng như canxi vậy. Mẹ nên ăn nhiều trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh..
Giàu Vitamin A: Là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người, đặc biệt là thai nhi. Trong khẩu phần ăn của mẹ cần có các loại rau củ quả như: Rau bina, cà rốt, khoai lang, dưa hấu...
Axit folic: Trong suốt quá trình của thai kỳ, axit folic có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành hoàn thiện cơ thể cho bé. Nếu mẹ không muốn bé bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống cổ thì phải luôn cung cấp đủ lượng axit thiết yếu này. Các loại rau lá xanh, các loại đỗ xanh, đỗ đen là rất tốt.
Thực phẩm nên tránh
Bên cạnh rau xanh, khoai, cà rốt, sữa, có rất nhiều thực phẩm không có hại cho bà bầu.
Các loại thực phẩm mà mẹ có thể tránh được trong suốt thai kỳ cũng giống như những gì mẹ nên bỏ qua từ chế độ ăn uống của mẹ trong tháng thứ chín của thai kỳ. Dưới đây là các loại thực phẩm mà bạn chắc chắn nên tránh xa trong thời gian này:
Caffeine: Nên tránh. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn dùng thì nên giới hạn dưới 200mg /ngày. Sô cô la cũng chứa cafein, mẹ nên hạn chế sẽ tốt hơn.
Rượu: Ai cũng biết rượu là chất nguy hiẻm cho thai nhi. Nó là nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần kinh cho trẻ, gây sinh non, và một số dị tật bẩm sinh.
Đường tinh: Đây là loại đồ ăn nên tránh dùng trực tiếp trong thai kỳ. Mẹ có thể lựa chọn các khác để cung cấp lượng đường cho cơ thể bằng cách bổ sung trái cây tự nhiên...
Pho mát mềm: Cần nói không ngay với "hắn". "Hắn" không giống như pho mất thường nên chưa được tiệt trùng và rất dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Thực phẩm tái, sống: Có thể kể đến sushi, hải sản tưoi sống như hàu hoặc các món gỏi vì chúng chứa nhiều nguy cơ về nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh và bùng phát nhanh rất dễ truyền sang thai nhi.
Thuốc lá: Được xếp loại cùng rượu là gây nguy hiểm cho thai kỳ. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng dưới tác động của thuốc lá. Cần phải kể đến việc hút thuốc lá thụ động, trong trường hợp này không chỉ có mẹ mà bố cũng sẽ góp phần "gây hại"cho con khi hút thuốc cạnh mẹ bầu.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Nếu mẹ chưa biết cách bổ sung dinh dưỡng nào cho phù hợp với từng giai đoạn đặc biệt thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mẹ nhớ cần đảm bảo cho bé đầy đủ về canxi, các vitamin-khoáng chất, axit folic, sắt. Bên cạnh đó lượng protein, nước uống cũng cần đảm bảo.
Một chế độ đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con là rất quan trọng, bởi việc bà bầu ăn gì sẽ quyết định tới sự phát triển và trí thông minh của bé sau này.
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin nếu ăn uống không đủ chất.
Nếu mẹ không nhận được đủ chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung sau đây để đáp ứng nhu cầu:
Canxi: Nếu không nhận được đủ canxi từ chế độ ăn uống hàng ngày, nên sử dụng thêm viên canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, phương pháp không áp dụng với những người không dung nạp lactose.
Multi-Vitamin và khoáng chất: Bổ sung này sẽ giúp cung cấp cho bạn với tất cả các vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần trong giai đoạn này của thai kỳ.
Axit folic: Axit folic là rất quan trọng để sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh và cũng để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Nếu mẹ không nhận được đủ axit folic từ các loại thực phẩm, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung này.
Bổ sung sắt: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung sắt có chứa 27 mg sắt cho tất cả phụ nữ mang thai khi đang ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Theo Khám Phá
Ăn gì để đẻ con học giỏi? Cá, trứng, cà chua, cải xoăn... đều rất có lợi cho sự phát triển trí não của bé. Dinh dưỡng tốt đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Những gì mẹ ăn sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của đứa trẻ sau này. Đặc biệt, bổ sung những thực phẩm tốt cho trí não sẽ giúp tăng...