MediaTek muốn tiếp tục cung cấp chip cho Huawei
Nhà thiết kế chip Đài Loan MediaTek vẫn muốn tiếp tục cung cấp chip cho Huawei Technologies sau khi lệnh cấm của Mỹ chính thức có hiệu lực vào ngày 15.9.
Chip của MediaTek tại một gian hàng trong triển lãm máy tính Computek ở Đài Bắc, Đài Loan
MediaTek hôm 28.8 cho biết đã nộp đơn lên chính phủ Mỹ để xin giấy phép tiếp tục cung cấp chip cho Huawei sau khi lệnh cấm mới của Washington có hiệu lực vào ngày 15.9, theo South China Morning Post.
“Chúng tôi đã nộp đơn xin giấy phép và đang chờ sự chấp thuận của Mỹ. MediaTek muốn nhắc lại lập trường tôn trọng các quy tắc thương mại toàn cầu”, MediaTek nói trong một tuyên bố.
Truyền thông Trung Quốc trước đó đưa tin rằng Huawei đã đặt hàng 120 triệu đơn vị chip từ MediaTek sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh cấm bán vật liệu bán dẫn sản xuất bằng công nghệ Mỹ cho Huawei hồi tháng 5.2020. Tuy nhiên, phát ngôn viên của MediaTek từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến vấn đề này.
Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ ngày 17.8 hạn chế khả năng mua các sản phẩm công nghệ tại Mỹ và cả các sản phẩm công nghệ nước ngoài sử dụng công nghệ và phần mềm của Mỹ đối với Huawei và 38 chi nhánh của công ty. Động thái này khiến hãng viễn thông Trung Quốc không thể tìm nguồn cung cấp chip thương mại từ các nhà cung cấp bên thứ ba, bao gồm MediaTek, trừ khi được chính phủ Mỹ cấp phép.
Video đang HOT
Mặt khác, lệnh cấm mới của chính quyền Tổng thống Trump cũng làm căng thẳng thêm cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung, vốn đã mở rộng từ chất bán dẫn và mạng 5G sang các ứng dụng di động và dịch vụ đám mây trong những tuần gần đây.
Theo South China Morning Post, MediaTek không phải là trường hợp duy nhất muốn được phép tiếp tục cung cấp chip cho Huawei. Qualcomm, công ty bán dẫn toàn cầu của Mỹ, cũng đang vận động chính quyền Washington cấp giấy phép bán chip cho nhà sản xuất điện thoại di động Trung Quốc, bao gồm cả chip dành cho điện thoại thông minh 5G.
Huawei chật vật trước lệnh cấm của Mỹ
Kể từ lệnh cấm mở rộng do chính phủ Mỹ ban hành ngày 17/8 nhắm vào mảng chip bán dẫn, Huawei đang phải làm mọi cách để bảo vệ sự tồn tại của mình.
Ngày 17/8, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các nhà cung cấp chip bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ hợp tác với Huawei, trừ khi những đơn vị này nhận được giấy phép chấp thuận từ chính phủ.
Tính đến ngày 14/9, Huawei Technologies còn chưa đầy 3 tuần để tích trữ các sản phẩm chip bán dẫn từ những nhà cung cấp như MediaTek, Realtek, Novatek, RichWave cùng nhiều cái tên khác.
Tương lai của Huawei bị đe dọa
Theo các nhà phân tích, nếu cạn kiệt nguồn nguyên liệu sản xuất này, sản lượng thiết bị cầm tay của Huawei có thể sẽ giảm tới 75% trong năm 2021. Một số nhà cung cấp thậm chí đã phải đồng ý chuyển giao những đơn hàng chưa thành phẩm. Thông thường, các mạch tích hợp phức tạp phải được lắp ráp trên các tấm bán dẫn, sau đó mới được đóng gói, thử nghiệm và vận chuyển cho khách hàng.
"Không có gì đáng ngạc nhiên khi Huawei đánh thức nhiều nhà cung cấp vào 4 giờ sáng hay tổ chức các cuộc gọi hội nghị vào nửa đêm. Công ty này đang rơi vào giai đoạn sinh tồn hỗn loạn và liên tục thay đổi kế hoạch của mình", một nguồn tin trong ngành nói với Nikkei.
Công nghệ Mỹ xuất hiện trên mọi sản phẩm chip bán dẫn được cung cấp cho Huawei.
Nhiều nhà cung cấp chip nhớ như Samsung, SK Hynix hay các đối tác ống kính camera Largan Precision, Sunny Optical Technology đang ráo riết chuyển giao sản phẩm mà Huawei đặt hàng trước ngày 14/9.
"Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ các quy định của chính phủ Mỹ, đồng thời cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi chỉ còn 3 tuần để vận chuyển sản phẩm cho Huawei, đơn hàng sẽ bao gồm cả sản phẩm hoàn thiện lẫn chưa hoàn thiện. Huawei đang phải chiến đấu để tồn tại", một nguồn tin khác chia sẻ.
Một nhà cung cấp của Huawei cho hay kể từ lần đầu tiên ông Trump ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào mảng chip bán dẫn của công ty vào tháng 5/2020, gã khổng lồ này cùng những nhà cung ứng đều không có đủ thời gian ứng phó. Sau ngày 15/9, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại khi không còn đơn đặt hàng cũng như khách hàng thay thế nữa.
Hiện tại, công nghệ Mỹ đang có mặt trên mọi sản phẩm được cung cấp cho Huawei, từ phần mềm cho đến thiết bị bán dẫn. Chính với lý do đó, sắc lệnh trừng phạt mở rộng của chính quyền ông Trump sẽ là mối đe dọa lên tương lai của công ty này.
"Thứ mà Huawei mong muốn có được nhất lúc này là những đơn hàng chip xử lý của điện thoại thông minh 5G hoặc của dòng smartphone cao cấp. Nếu Mỹ không dỡ lệnh cấm, hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ gặp thất bại. Rất khó để thiết kế các sản phẩm mới với số lượng chip còn lại trong kho", một nguồn tin khác nhận định.
Liệu Huawei còn "sống" được bao lâu?
Theo Nikkei Asian Review, Huawei đang có đủ chip phục vụ mảng viễn thông trong vòng 2 năm, nhưng họ cần tập trung tích trữ chip xử lý cho lĩnh vực sản xuất smartphone. Cuối tháng 5/2020, Huawei Technologies xác nhận đã chi 23,45 tỷ USD cho công tác dự trữ chip, linh kiện và vật tư trong năm 2019, tăng 73% so với năm 2018.
Nhiều đối tác gia công chip bán dẫn sử dụng công nghệ Mỹ như TSMC, SMIC, hay thậm chí HiSilicon (công ty con của Huawei) đã bị cấm hợp tác với Huawei kể từ lệnh cấm hồi tháng 5. Ngay cả khi Huawei cố gắng tìm đến sự trợ giúp của MediaTek để duy trì hoạt động mảng kinh doanh smartphone, lệnh cấm mới nhất của ông Trump đã chặn lối thoát này.
Tương lai của Huawei đang bị đe dọa bởi lệnh cấm của ông Trump. Ảnh: Tomsguide.
Tuy công ty đã vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong quý II/2020, chính Richard Yu - Giám đốc Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei - đã phải lên tiếng xác nhận những biện pháp trừng phạt mà chính quyền ông Trump ban hành đã khiến dòng chip xử lý Kirin của hãng "tuyệt chủng".
"Huawei không thể loại bỏ công nghệ Mỹ ra khỏi chuỗi cung ứng. Công ty này vẫn đủ khả năng xuất xưởng 195 triệu chiếc smartphone trong năm 2020 nhờ lượng chip xử lý đang tích trữ. Nếu chính phủ Mỹ không thay đổi lệnh cấm, sản lượng của Huawei sẽ giảm xuống còn 50 triệu chiếc trong năm 2021", Jeff Pu, nhà phân tích công nghệ của GF Securities ước tính.
Cả Huawei, Samsung, Sk Hynix và nhiều nhà cung ứng khác đều không bình luận về vấn đề này. Một số công ty như MediaTek, NovaTek cho biết họ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được chính phủ Mỹ ban hành.
Huawei đang thu mua chip bằng mọi giá, nhận cả chip chưa hoàn thiện lẫn chip chưa được kiểm tra Huawei buộc phải nhận cả những sản phẩm này để kịp tích trữ chip trước khi lệnh cấm hoàn toàn của chính phủ Mỹ giáng xuống vào ngày 14 tháng Chín tới đây. Khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến hạn chót của việc xuất xưởng chip cho Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc này cùng các đối tác...