Mẹ Việt sống ở Nhật hướng dẫn phương pháp tối giản Marie Kondo áp dụng cho tủ lạnh vừa và nhỏ của gia đình
Chị Quỳnh Anh đã áp dụng phương pháp tối giản Marie Kondo để tối ưu không gian bên trong tủ lạnh và giúp công cuộc nấu ăn trong tuần dễ chịu hơn.
Chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị Quỳnh Anh đã sống tại Nhật được 11 năm và bắt đầu học theo lối sống tối giản từ 3 năm trước đây.
Phương pháp sống tối giản mà chị Quỳnh Anh làm theo là phương pháp tối giản của thánh nữ dọn dẹp Marie Kondo. Khi áp dụng phương pháp này, chị Quỳnh Anh nhận thấy việc làm bếp núc dễ chịu và nhãn nhã hơn rất nhiều.
Tiêu chí của chị Quỳnh Anh khi áp dụng phương pháp tối giản sẽ là:
- Gọn gàng dễ sử dụng.
- Không mất quá nhiều công sức, không cần quá đẹp. Quan trọng là phương pháp đơn giản để duy trì.
- Giảm rác thải nhựa, hạn chế túi dùng 1 lần.
Chị Quỳnh Anh sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân của mình sau khi áp dụng phương pháp tối giản này cho chiếc tủ lạnh vừa và nhỏ của gia đình. Bạn cũng có thể học theo để áp dụng cho chính chiếc tủ lạnh của nhà mình để không gian bên trong tủ và công cuộc nấu ăn trong tuần dễ chịu hơn.
Mẹ Việt ở Nhật hướng dẫn sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp. Nguồn video: Youtube Anhchankitchen.
Chiếc tủ lạnh trong căn bếp của gia đình chị Quỳnh Anh.
1. Với ngăn đông chị Quỳnh Anh sử dụng các túi zip silicon chịu nhiệt
Loại túi này có thể tái sử dụng được để đựng đồ. Túi zip silicon là loại túi được làm từ 100% silica gel có trong cát, không độc hại và thân thiện với môi trường. Những chiếc túi này được chị Quỳnh Anh mua ở trang thương mại điện tử Amazon của Nhật.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm diện tích tủ đáng kể so với khi sử dụng hộp đựng.
- Thân thiện với môi trường, mà gia đình lại dùng được lâu dài, tiết kiệm chi phí.
- Cẩn thận hơn, bà nội trợ có thể tìm mua loại túi zip silicon đáp ứng được tiêu chuẩn BPA Free (hiểu đơn giản là không chứa chất BPA nguy hiểm cho sức khỏe). Với chị Quỳnh Anh, chị không khắt khe về khoản này nên đã chọn các sản phẩm túi zip silicon có mức giá hợp lý là mua được.
Gia đình chị Quỳnh Anh thường sử dụng túi zip silicon để đựng thực phẩm tươi sống.
2. Chia thịt cá và cắt sẵn luôn theo mục đích sử dụng rồi bảo quản
Bằng cách này khi đến lúc cần nấu chị Quỳnh Anh sẽ không phải cắt thêm lần nữa.
3. Viết hoặc dán tem bên ngoài túi, hộp đựng
Chị Quỳnh Anh chọn cách viết lên túi cho nhanh, lúc dùng xong rửa xà phòng là đi hết.
Ưu điểm:
- Viết tem bên ngoài sẽ không cần mở cũng biết bên trong là gì.
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng nhanh chóng hơn.
- Cẩn thận hơn các bà nội trợ có thể ghi thêm ngày mua để biết hạn sử dụng của thực phẩm.
Chị Quỳnh Anh chọn cách viết lên túi cho nhanh, lúc dùng xong rửa xà phòng là đi hết.
Với các hộp nhựa thì sẽ dán tem cẩn thận như thế này.
4. Đồ cũ để riêng ở bên trên hoặc để ở chỗ dễ lấy, ưu tiên dùng trước
5. Sắp xếp đồ thẳng đứng, theo chiều dọc
Tuyệt đối không xếp kiểu chồng lên nhau vì lúc tìm đồ không thấy sẽ xảy ra tình trạng bới làm loạn thứ tự đã sắp xếp.
Bằng cách này sẽ tránh được cảnh lúc tìm đồ không thấy phải bới làm loạn thứ tự đã sắp xếp.
6. Tận dụng các túi giấy để đựng rau củ, chia ngăn.
Hiện tại, vợ chồng chị Quỳnh Anh đang sống trong một căn hộ khoảng 50 mét vuông. Nhà ở Nhật tuy nhỏ nhưng thiết kế rất tận dụng không gian nên hai vợ chồng vẫn thấy thoải mái trong sinh hoạt.
Căn bếp của gia đình chỉ tầm 4-5 mét vuông nên tất nhiên đồ bếp và tủ lạnh cũng nhỏ tỉ lệ thuận với không gian. Chị Quỳnh Anh cũng muốn đổi một chủ tủ lạnh lớn hơn nhưng điều kiện chưa cho phép, hoặc khi nào không gian sống lớn hơn sẽ suy nghĩ đến việc này.
” Trước đây mình cũng hay nấu sẵn đồ ăn để làm bento mà trong bối cảnh ít ra khỏi nhà như bây giờ thì mình không nấu sẵn nữa, trừ một số đồ muối chua.
Đối với siêu thị ở Nhật thì họ vẫn bán hàng bình thường nên chúng mình may mắn không phải dự trữ rau củ, trái cây nhiều.
Khi mua hàng ở siêu thị Nhật họ hay nhét cho túi nilon nhỏ để đựng thịt cá vào. Mình không thích kiểu này lắm nhưng vẫn tận dụng các túi này để chia thức ăn, xong dùng tiếp để đựng rác nhà bếp. Một tuần chúng mình chỉ có 1 ngày vứt loại rác này.
Khi đi chợ hay siêu thị mình đều có mang túi chuyên dụng hay giỏ xách. Hôm nào quên thì sẽ lấy luôn thùng carton của siêu thị để đựng” , chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Ảnh và video: NVCC
Những thiết bị gia đình không nên dùng chung ổ điện kẻo hư hỏng sớm
Một số các thiết bị điện bạn nên sử dụng ổ cắm riêng, nhất là đối với những thiết bị có công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng.
1. Máy sưởi và máy điều hòa
Máy sưởi và máy điều hòa đều là thiết bị tiêu thụ điện năng lớn nên mỗi lần bật chúng sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng. Khi sử dụng chung ổ điện với các thiết bị khác có thể làm quá tải dây nối và bị chập hoặc quá nhiệt. Vì lý do này, nên bạn luôn cần nhớ là hai thiết bị này phải luôn được có một ổ cắm cố định riêng biệt nhau.
2. Tủ lạnh
Tủ lạnh là một thiết bị tiêu thụ điện năng khá lớn và hầu như gia đình nào cũng có. Do đó, nếu như bạn cắm nhiều thiết bị vào chung ổ cắm tủ lạnh có thể gây ra cháy hoặc chập mạch điện vì khi đó dây điện bị quá tải, điều này có thể gây mất an toàn điện hoặc thậm chí xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Cho nên, bạn hãy nhớ là không cắm chung các thiết bị khác chung ổ cắm với tủ lạnh.
3. Lò vi sóng
Theo như thông tin của nhà sản xuất, lò vi sóng có công suất nướng cao hơn so với công suất của máy giặt. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là cắm lò vi sóng vào một ổ cắm riêng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
4. Lò nướng bánh
Lò nướng bánh tiêu thụ rất nhiều điện năng, giống như lò vi sóng. Do đó, nó cũng phải có ổ cắm riêng để đảm bảo an toàn. Bên trong chiếc máy nướng đó có một bó dây được đốt nóng để nướng bánh, khi dòng điện vào máy nướng quá tải sẽ làm các dây nối quá nóng dễ gây cháy nổ, nên phải sử dụng ổ cắm riêng.
5. Máy sấy tóc và máy uốn tóc
Theo như thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất các thiết bị máy sấy và uốn tóc có ghi rõ bạn phải cắm thiết bị trực tiếp vào ổ cắm, tránh cắm bằng dây nối. Máy sấy tóc và máy uốn tóc cần một lượng điện rất lớn để hoạt động nên phải được cắm từng ổ điện riêng biệt.
6. Nồi đa năng hoặc nồi áp suất
Các thiết bị nồi đa năng và nồi áp suất tiêu thụ điện năng rất lớn lên đến 1500W. Vì vậy cần đảm bảo rằng nó được cắm chắc chắn vào ổ cắm, không cắm vào dây nối cùng với ấm đun nước, máy nướng bánh và các thiết bị khác.
7. Máy giặt
Bạn không nên cắm chung ổ điện máy giặt với các thiết bị khác. Vì có thể dẫn đến tình trạng điện áp quá tải diễn ra trong ổ điện, gây nóng nhiệt, giảm tuổi thọ sản phẩm và thậm chí nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ.
Mẹo sử dụng ổ điện, phích cắm an toàn, bền lâu
1. Sử dụng loại phích cắm phù hợp với ổ điện
- Không sử dụng phích cắm có chấu quá lớn, bởi khi cắm phích vào ổ điện, các chấu quá lớn tiếp xúc với lỗ tiếp điểm trên ổ điện sẽ dễ làm vát các lá đồng, về lâu dài sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng và không đảm bảo an toàn.
- Bạn cũng không sử dụng các phích cắm có chấu quá nhỏ, bởi các chấu sẽ không tiếp xúc tốt với mặt lá đồng trong lỗ tiếp điểm của ổ điện, phích không cắm vào ổ điện chắc chắn, dễ tạo ra tia lửa điện, làm hỏng cách điện, gây nguy hiểm cho người dùng.
Cho nên, sử dụng loại phích cắm phù hợp với ổ điện là lựa chọn tốt nhất, giúp đảm bảo an toàn cho người dùng, kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị dùng điện và bảo vệ hệ thống lưới điện của gia đình bạn.
2. Tắt thiết bị sử dụng điện trước khi cắm, rút phích của thiết bị đó vào hay ra khỏi ổ điện
- Trước khi cắm, bạn nên rút phích cắm của thiết bị sử dụng điện vào hay ra khỏi ổ điện rồi tắt nguồn của thiết bị đó.
- Nếu thiết bị không có nút nguồn, chỉ có nút điều khiển công suất như nhiệt độ như bàn ủi, lò nướng, lò vi sóng... Bạn nên điều chỉnh công suất về mức 0 rồi mới cắm/rút phích.
Việc làm này giúp đảm bảo không làm phát sinh các tia lửa điện trong khi cắm/rút phích điện vào/ra ổ cắm, bảo vệ an toàn cho người dùng khi sử dụng các thiết bị dùng điện.
3. Ổ điện nên lắp đặt ở vị trí xa tầm với của trẻ em, xa nguồn nước
Trẻ nhỏ hiếu động thường tò mò với mọi thứ xung quanh mình, nếu cha mẹ lắp đặt ổ điện ở vị trí quá thấp, trong tầm với của trẻ, các bé có thể sẽ chạm tay vào ổ điện, nếu ổ điện bị rò rỉ sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, ổ điện lắp đặt ở gần nguồn nước cũng tăng nguy cơ cháy nổ, rò rỉ điện.
Do đó, bạn nên lắp đặt ổ điện ở vị trí cách xa tầm với của trẻ em, xa nguồn nước. Trường hợp, do mục đích sử dụng, thiết kế ngôi nhà, văn phòng cần lắp ổ điện ở vị trí thấp, gần nguồn nước, bạn nên dùng thêm nắp đậy ổ điện, chọn dùng loại ổ điện chống thấm nước.
Mua nhiều nấm, muốn giữ tươi cả tuần chị em nhanh tay làm ngay cách này! Nếu không biết cách bảo quản, nấm sẽ nhanh hỏng hoặc biến chất, vừa lãng phí lại gây hại sức khoẻ. Nấm là một trong những loại nguyên liệu được nhiều người yêu thích vì có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. Nấm ngon nhưng khó bảo quản. Nếu không biết cách giữ nấm tươi lâu, rất có thể nấm...