Mẹ tự ý cho con trai uống thuốc đau họng khiến bé trai 11 tuổi sốc phản vệ rối loạn nhịp tim nặng, phải nhập viện cấp cứu
Sau khi được mẹ cho uống thuốc rồi chở đến lớp học, bé trai 11 tuổi than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại, sau đó được đưa đến BV Nhi đồng TP.HCM cấp cứu.
Ngày 25/6, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết trong tuần qua, bệnh viện tiếp nhận bé Ph. (11 tuổi, ngụ ở Bình Chánh, TP.HCM) trong tình trạng sốc nặng. Bệnh sử ghi nhận trưa cùng ngày nhập viện, trẻ than đau họng, được mẹ cho uống thuốc đau họng (thuốc của mẹ uống còn) tự mua ngoài tiệm thuốc tây (cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B – Complex C 500mg) rồi được mẹ chở đến trường học khoảng 15 phút.
Sau 10-15 phút vào lớp, trẻ than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại,vì trẻ bứt rứt nên báo gia đình đến, chuyển trẻ gấp tới bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong 15 phút.
Tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, trẻ biểu hiện tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40 – 50 lần/phút, mạch khó bắt, huyết áp khó đo, điện tâm đồ biểu hiện nhịp thất, ngoại tâm thu thất, trẻ được đặt nội khí quản giúp thở và tiến hành đặt máy tạo nhịp.
Video đang HOT
Bé trai được cứu chữa kịp thời, không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Diễn tiến trẻ nặng phức tạp suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, được tiếp tục chống sốc truyền dịch, truyền thuốc adrenalin, dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và áp lực tĩnh mạch trung tâm, điều chỉnh toan chuyển hóa và điện giải. Sau 48 giờ tình trạng trẻ cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Đây là trường hợp sốc phản vệ do thuốc kèm rối loạn nhịp nặng được bệnh viện cứu sống.
Qua trường hợp này, BS CKII Nguyễn Minh Tiến – BV Nhi đồng TP.HCM lưu ý quí phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ bệnh mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Khi biết trẻ có dị ứng thuốc, phụ huynh phải khai báo với bác sĩ để tránh gây phản ứng thuốc nặng xảy ra cho trẻ.
Đẩy lùi căn bệnh đáng sợ nhờ uống... cà phê!
Thói quen uống cà phê hằng ngày có thể giúp giảm rõ ràng nguy cơ rối loạn nhịp tim - một tình trạng có thể khởi nguồn cho nhiều vấn đề tim mạch nguy hiểm.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Nhịp tim - HRS 2020 - cho thấy càng uống nhiều tách mỗi ngày thì lợi ích càng gia tăng.
Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Eun-Jeong Kim từ Đại học California ở San Francisco (Mỹ) đã khảo sát hơn 357.000 người về sức khỏe tim mạch và mức độ tiêu thụ caffein.
Cà phê có thể giúp đẩy lùi chứng rối loạn nhịp tim - ảnh minh hoạt từ Internet
Kết quả này hoàn toàn ngược lại với mối lo ngại của nhiều người rằng cà phê sẽ kích thích khiến nhịp tim bị nhanh và bất ốn. Vì vậy, những người gặp vấn đề về nhịp tim không những không cần tránh né loại thức uống ngon lành này, mà còn có thể tiêu thụ khá nhiều - vì khảo sát cho thấy lợi ích phát huy tốt nhất ở nhóm uống 5 ly/ngày trở lên.
Đây không phải lần đầu tiên cà phê được chứng minh là thức uống tốt cho sức khỏe. Từng có các công trình cho thấy thức uống này có lợi cho hệ tim mạch, gan, thận, hệ thống chuyển hóa, chức năng tình dục... với mức khuyến cáo phổ biến là từ 1-6 ly/ngày.
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng phổ biến như dễ hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hoặc cũng có trường hợp không rõ triệu chứng. Nếu không được điều trị, kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng nặng, đe dọa sức khỏe và thậm chí gây tư vong, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
2 ngày nín thở lấy mảnh gương vỡ khỏi bụng bé trai 10 tháng tuổi Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) vừa cứu sống một bé trai 10 tháng tuổi nuốt mảnh gương vỡ khá to dẫn đến ói ra máu liên tục. Ngày 20-6, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chia sẻ về ca bệnh đáng chú ý vừa mới được xuất viện....