Mẹ tự mổ bụng sinh con, bác sĩ tự cắt ruột thừa
Vị bác sĩ tự mổ bụng mình để cắt ruột thừa, một bà mẹ sau khi mất một đứa con, không muốn mình lại mất con lần nữa nên đã tự mổ bụng mình.
Họ là những người đầy lòng can đảm để tự cứu chính mình và cứu con.
Người mẹ tự mổ bụng để sinh con
Chị Ines Ramirez sống tại Rio Talea, Mexico đã làm được điều kỳ diệu. Chị đã tự cứu sống mình và đứa con khi quyết định tự mổ bụng mình khi không có ai giúp chị, trong khi chị không hề được đào tạo về mổ xẻ.
Chị Ramirez và con trai.
Ngày 5/3/2000, khi ở một mình trong chiếc lều của gia đình, thì chị Ines Ramirez Perez thấy bụng đau dữ dội, dấu hiệu em bé muốn chào đời.
Vùng Rio Talea, nơi chị ở có 500 người, chỉ có một chiếc điện thoại duy nhất, nhưng nó lại ở quá xa. Trạm xá gần nhất cách nhà chị tới 80km (50 dặm), trong khi đường xá lại rất khó đi. Lúc đó, chồng chị lại đang uống rượu trong một quán rượu nhỏ.
Chị từng có 8 người con, nhưng chỉ sống có 7. Lần mang thai cuối cùng của chị trước đó 3 năm, nhưng đứa con này bị chết và chị không muốn đứa nữa ra đi. Vì vậy, chị quyết định tự mổ bụng để cứu con.
Sau 7 năm, cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh.
Video đang HOT
Sau 12 giờ đêm, cơn đau trở nên dữ dội, chị uống 3 cốc rượu nặng, rồi chị dùng con dao bếp dài để rạch một đường dài 17cm trên bụng. Sau khi tự phẫu thuật một giờ đồng hồ chị đã đưa được đứa con trai ra. Nó đã khóc và thở được.
Ramirez nhớ lại, chị mất khoảng một giờ để “giải thoát” em bé trước khi ngất đi. Khi hồi tỉnh lại, chị lấy một chiếc áo len quấn quanh chiếc bụng đang chảy máu của mình và bảo đứa con trai 6 tuổi tên là Benito, gọi người tới giúp.
Vài tiếng sau, 2 nhân viên y tế đến và tìm thấy chị nằm bên cạnh đứa con vẫn còn sống. Ramirez đã được đưa đến trạm xá địa phương và sau đó được chở đến bệnh viện mất 8 giờ đồng hồ.
Vết mổ sau 4 tuần.
16 tiếng sau, chị phải trải qua một cuộc phẫu thuật để “chỉnh sửa” chỗ tự mổ cho mình. Và chị đã phải phẫu thuật hai lần để tránh biến chứng.
Nhớ lại những gì đã qua của mình, chị Ramirez nói: “Tôi không thể chịu được nỗi đau nào nữa. Nếu con tôi chết, thì tôi cũng chết theo. Nếu nó sống thì tôi cũng sống để nhìn nó lớn từng ngày. Tôi nghĩ rằng, Chúa đã cứu cả hai mẹ con tôi”.
Vị bác sĩ tự mổ ruột thừa
Năm 1959, bác sĩ Leonid Rogozov, thuộc Liên Xô cũ tốt nghiệp đại học y khoa. Sau đó, vào năm 1960, ông tham gia đoàn thám hiểm Nam Cực lần thứ 6 của Liên Xô với vai trò là bác sĩ của đoàn.
Tự mổ ruột thừa cho mình.
Tuy nhiên, vào ngày 29/6/1961, trong hành trình cuộc thám hiểm này, chính vị bác sĩ đã bị đau ruột thừa với các triệu chứng suy nhược cơ thể, buồn nôn, sốt và đau bụng ở phía bên tay phải. Ngày 30/6/1961, thân nhiệt bác sĩ Leonid tăng mạnh.
Thời tiết tại vùng Nam cực lại không được tốt. Hôm đó, trời có bão nên máy báy cứu thương không thể vào đến trạm Novolazarevskaya, nơi đoàn thám hiểm đang dừng chân.
Sau khi chẩn đoán mình bị viêm ruột thừa cấp tính, bác sĩ Leonid quyết định tự phẫu thuật vào đêm 30/6/1961.
Với sự hỗ trợ của một kỹ sư và một nhà khí tượng học đi cùng trong đoàn thám hiểm, bác sĩ Leonid đã thực hiện cuộc phẫu thuật cho chính mình.
Để tiến hành ca mổ này, một người hỗ trợ đưa các dụng cụ mổ, người cầm gương để vị bác sĩ này có thể nhìn thấy.
Bác sĩ Leonid đã dùng thuốc và dụng cụ mổ mang theo để gây mê và tự rạch một vết dài 12cm vào bụng và cắt bỏ phần ruột thừa, rồi tự tiêm thuốc kháng sinh vào khoang bụng.
Cuộc phẫu thuật diễn ra khoảng chừng 30 hoặc 40 phút và mọi người dừng lại để nghỉ. Đã nửa đêm, cuộc phẫu thuật kéo dài 1h45 phút thì kết thúc. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, vết mổ mới được khâu lại. 5 ngày sau, thân nhiệt của bác sĩ Leonid đã trở lại bình thường.
Sau cuộc phẫu thuật này, vị bác sĩ 27 tuổi Leonid trở thành biểu tượng cho lòng dũng cảm trong lịch sử Liên Xô.
Hiện nay, tại bảo tàng về Bắc cực và Nam cực tại thành phố St. Petersburg vẫn còn lưu giữ những dụng cụ được vị bác sĩ này dùng để tự phẫu thuật cho mình.
Ông German Titov, nhà du hành vũ trụ, một anh hùng của liên bang Xô Viết từng viết trong cuốn sách của ông có tên “Hành tinh xanh của tôi”: “Chúng ta ngưỡng mộ sự dũng cảm của bác sĩ Leonid Rogozov, người đã thực hiện cuộc phẫu thuật trên chính cơ thể mình trong điều kiện vô cùng khó khăn khi tham gia thám hiểm Nam cực”.
Theo VTC
5 "lỗi" thừa của tạo hóa
Theo thuyêt tiên hoa con ngươi la đông vât tiên hoa cao nhât, nhưng không hẳn cấu tạo đã hoàn hảo đâu nhé. Đôi khi thượng đế cũng mắc một số "lỗi" đấy!
1. Răng khôn
Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường ở độ tuổi từ 17 đến 25. Hầu hết chúng ta khi gặp phải vấn đề về răng khôn đều không biết răng khôn dùng để làm gì nhưng làm cho chúng ta cảm thấy rất đau. Lý do thật đơn giản vì hàm răng của chúng ta không đủ chỗ cho chúng. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.
Răng khôn chỉ có tác dụng trong thời cổ đại khi nó giúp tổ tiên chúng ta nhai tất cả các thức ăn sống chưa qua chế biến. Nhưng hiện nay, tác dụng chính của nó không còn nữa, không những thế nó còn gây ra những cơn đau cho con người.
2. Ruột thừa
Mặc dù theo nghiên cứu mới đây ruột thừa cũng có một số tác dụng như tăng khả năng đối phó với các chứng bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh tả, bệnh lỵ (do khi chúng ta bị tiêu chảy ruột thừa sẽ cung cấp các vi khuẩn giúp khôi phục lại chức năng của đường ruột).
Tuy nhiên, đó chỉ là một tác dụng nhỏ của ruột thừa mà tới nay người ta mới phát hiện được còn trên thực tế hiện nay ngay cả khi đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ ràng chức năng chính của ruột thừa là gì. Còn điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là tác hại mà nó gây ra với cơ thể khi bị viêm nhiễm là rất nghiêm trọng, nếu không phẫu thuật kịp thời ruột thừa có thể vỡ, gây bệnh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khoảng 5-10% người trên thế giới đã từng bị viêm ruột thừa cấp tính trong đời. Trong trường hợp này, ruột thừa sẽ được phẫu thuật loại bỏ. Một điều thú vị khác là hầu hết các động vật có vú dường như có cấu trúc ruột thừa tương tự như con người, nhưng nó lại được sử dụng cho các loại tiêu hóa. Điều này có thể cho thấy rằng ruột thừa được thừa hưởng từ tổ tiên xa xôi của chúng ta
Ngoài ra theo nghiên cứu mới đây cho biết loại bỏ ruột thừa có thể làm giảm nguy cơ bị viêm loét đại tràng. Và một thực tế là không có tác dụng phụ gây ra khi phẫu thuật cắt ruột thừa.
3. Điểm mù trên võng mạc
Đôi mắt của chúng ta không phải là tốt nhất trong giới động vật nhưng "thiết kế" đặc biệt làm cho đôi mắt của chúng ta trở nên dễ quan sát hơn. Tuy nhiên vẫn có một lỗi nhỏ của đôi mắt mà chúng ta gặp phải
Võng mạc là nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác và não. Vì điểm này của võng mạc không có dây thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù và do đó thường sinh ra ảo giác. Liên kết giữa võng mạc và dây thần kinh thị giác rất mỏng manh, khiến cho võng mạc dễ bị bong ra.
4. "Dùng chung" ống dẫn khí và ống dẫn thức ăn
Một vấn đề nữa trong "thiết kế" cơ thể con người là không khí và thức ăn cùng chia sẻ một ống dẫn. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta có thể bị nghẹt thở khi ăn.
Các nhà khoa học cho rằng, có thể có một "thiết kế" hoàn hảo hơn, nếu như không khí và thức ăn được đi qua 2 ống tách biệt. Một van nhỏ, hay nắp được gọi là nắp thanh quản, giúp đóng khí quản khi nuốt thực phẩm. Nhưng van này không giải quyết được triệt để các rắc rối, đặc biệt là ở trẻ em. Do nắp thanh quản có thể trở thành "thủ phạm" gây ra các viêm nhiễm. Mặc dù dễ điều trị nhưng nó có thể gây nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời.
5. Tĩnh mạch gần hậu môn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tĩnh mạch gần hậu môn không có tác dụng nhiều mà nó còn chứa nguy cơ tiềm ẩn của bệnh trĩ.
Trĩ đề cập đến tình trạng tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn bị viêm. Nó có thể gây ngứa và đau đớn, thường có dấu hiệu nghi ngờ khi đi ngoài ra máu. Nguyên nhân có thể bao gồm yếu tố di truyền, áp lực gia tăng trong trực tràng trong khi mang thai và táo bón kéo dài.