Mẹ trẻ 1995 cấp cứu chỉ 10 ngày sau sinh, bị bác sĩ mắng té tát: “Cô liều thật!”
Không lượng sức mình mà bất chấp để giảm cân, mẹ sẽ dễ đẩy mình vào tình huống nguy hiểm.
Sau thời gian sống chung với bụng bầu và cơ thể tăng cân quá đà, nhiều mẹ mong ngóng sinh con xong là ngay lập tức bước vào giai đoạn ép cân để tìm lại vóc dáng. Nhưng vì sự vội vàng, những mẹ này lại quên rằng việc nghỉ ngơi rất cần thiết cho sản phụ. Kỳ ở cữ giúp mẹ hồi phục sau thời gian hao tổn sức lực vì quá trình mang thai, sinh con.
Nếu quá vội vàng, mẹ có thể nhận lấy những hậu quả nghiêm trọng. Bà mẹ trẻ sinh năm 1995 Xiaomei, sống tại Trung Quốc, là một trong số đó.
Vì chủ quan mà Xiaomei lao vào giảm cân điên cuồng, đến mức kiệt sức và ngất xỉu, phải nhập viện. Bác sĩ khi biết câu chuyện của cô cũng phải tức giận và liền mắng một câu: “Cô liều thật đấy!”.
Nếu quá vội vàng giảm cân sau sinh, mẹ có thể nhận lấy những hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
Được biết, Xiaomi là một người rất coi trọng vẻ ngoài nhưng vì có vóc dáng dễ tăng cân, thời kỳ mang thai cô bị tăng cân quá nhiều. Cơ thể cô sớm trở lại bình thường sau khi sinh con dù Xiaomi là người có tiền sử mắc bệnh tim.
Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng trước khi mang thai, bà mẹ trẻ không quan tâm quá nhiều đến sức khỏe. Chỉ 10 ngày sau sinh, Xiaomei đã bắt đầu tập luyện với cường độ cao. Người nhà nhiều lần can ngăn, cô cũng không nghe theo và dừng lại. Xiaomei khăng khăng nói: “Phụ nữ ở nước ngoài hoàn toàn không có thời gian ở cữ và họ thậm chí còn rất khỏe mạnh khi hoạt động ngay sau sinh”.
Những khi mệt và đói vì tập luyện, Xiaomei uống một ly nước lạnh để vượt qua. Để giảm cân, cô thường kiêng khem và không ăn uống gì. Xiaomei cứ thế ngoan cố với quyết tâm giảm cân bằng mọi giá, quên luôn việc mình đang ở trong thời kỳ ở cữ.
Bà mẹ trẻ đột nhiên ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện cấp cứu khi mới sinh con 10 ngày.
Tuy nhiên cách đây ít ngày, khi đang tập luyện, Xiaomei đột nhiên ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra và nghe chuyện, bác sĩ tức giận đến mức mắng Xiaomei té tát: “Cô liều thật đấy. Cô muốn chết à? Cô tập điên cuồng như vậy trong kỳ ở cữ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe!”. Xiaomei lúc này cũng cảm thấy rất yếu ớt, dường như xen lẫn cả sự hối hận.
Việc ở cữ nghỉ ngơi sau sinh là rất cần thiết:
Video đang HOT
Bởi sau khi sinh, người mẹ cần có khoảng thời gian bước đệm để cơ thể phục hồi càng sớm càng tốt và được gọi là kỳ ở cữ. Dù tục lệ này được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ trước, nhưng các chuyên gia thời nay vẫn giải thích nhiều lợi ích dưới góc nhìn khoa học.
Một số quan điểm coi ở cữ là không cần thiết, bắt đầu tập luyện cường độ cao ngay sau khi sinh. Tuy nhiên việc này cần phải dựa vào thể lực, thói quen để có sự phù hợp với mỗi người mẹ khác nhau. Nếu áp dụng mà không biết cách lựa sức, sẽ dễ gây ra những tình huống nguy hiểm như Xiaomei.
Lợi ích của thời kỳ ở cữ:
Thời gian ở cữ giúp phụ nữ mới sinh đảm bảo giúp cơ thể phục hồi các chức năng khác nhau. Nếu người mẹ nghỉ ngơi tốt trong kỳ ở cữ không chỉ giúp cho sức khỏe của mẹ mà còn rất có lợi cho em bé của mình.
Bởi dù là sinh thường hay sinh mổ, cơ thể đều phải chịu những tổn hại lớn nên cần được thư giãn nghỉ ngơi mới có thể điều chỉnh, phục hồi cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, các mẹ hãy tận dụng tốt cơ hội này. Và cũng chỉ khi các bà mẹ hồi phục sức khỏe thì mới có thể chăm sóc tốt cho con.
Sau sinh, mẹ cần chú ý đến việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể sớm phục hồi.
Những vấn đề cần lưu ý trong thời gian ở cữ:
Tránh thức ăn sống và lạnh
Sau sinh, các mẹ hãy kiêng những loại thực phẩm sống, lạnh và cứng. Do người mẹ vừa mới sinh con, sức đề kháng ngày càng yếu nên nếu ăn phải những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú. Dù mẹ không sao đi nữa thì em bé cũng dễ có biểu hiện tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ. Vậy nên vì sức khỏe của con, mẹ hãy cố gắng kiểm soát tốt thức ăn của mình.
Tăng cường vệ sinh cá nhân
Ở thời các bà các mẹ ngày xưa thường cho rằng không được gội đầu, đánh răng, đi lại ngay sau sinh. Nhưng ngày nay, việc ở cữ đã có những quan điểm khoa học hơn và không cần kiêng khắt khe như vậy.
Các mẹ vẫn có thể đánh răng, miễn là chú ý nhiệt độ nước thích hợp, nếu không sẽ dễ làm gia tăng các bệnh về răng miệng; nên gội đầu; đi lại phù hợp để cơ thể hồi phục và hãy chú ý cẩn thận để không bị nhiễm lạnh.
Chú ý kiểm soát cảm xúc
Trong thời gian sau sinh, các mẹ rất dễ bị tổn thương. Vì vậy người mẹ rất cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi này. Mẹ không nên suy nghĩ quá nhiều, hãy giữ tinh thần lạc quan và người nhà cần có sự quan tâm đúng mực để giảm bớt áp lực cho người mẹ. Các mẹ cũng phải học cách kiềm chế cảm xúc, nếu không sẽ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh và khó để vượt qua.
Mẹ hãy nhớ, ở mỗi nơi khác nhau trên thế giới sẽ có những phong tục tập quán khác nhau, thể chất của mỗi người mẹ sau sinh cũng khác nhau rất nhiều. Vì vậy quan điểm hay các phương pháp trong thời kỳ ở cữ cũng không thể giống nhau được. Các mẹ nên chú ý chăm sóc cơ thể, lựa chọn phương pháp nghỉ ngơi phù hợp, vượt qua thời kỳ ở cữ một cách tốt đẹp để tránh gây ra những nguy cơ bệnh tật sau này.
Để cơ thể phục hồi càng sớm càng tốt trong thời gian “vượt cạn”:
Ăn nhạt và ít nêm gia vị
Mẹ sau sinh ăn nhạt không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Sau sinh một tuần là cơ hội tuyệt vời để loại bỏ chứng phù nề, uống càng ít nước càng tốt, vì nếu không cẩn thận sẽ khiến quá trình trao đổi chất khó khăn và giảm cân chậm.
Chọn thực phẩm bổ sung kịp thời
Ngoài việc uống ít nước trong tuần đầu sau sinh, mẹ cũng nên chọn dầu mè và gan lợn làm thức ăn chính vì có tác dụng giúp tử cung tống sản dịch ra ngoài sớm, lợi tiểu, tiêu phù. Tuần thứ 2, nếu tiếp tục dùng dầu mè có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, chống đau lưng hiệu quả. Ngoài ra, mẹ hãy tham khảo kiến thức chuyên khoa để xây dựng thực đơn bổ sung sau sinh kịp thời.
Khi ăn, mẹ nên tuân thủ nguyên tắc nhai chậm, nhạt, ít muối và không ăn vặt để dễ phục hồi hơn.
Dùng đai nịt bụng
Việc sử dụng đai nịt bụng sau sinh không những có thể giúp cơ thể phục hồi mà còn giúp giảm mỡ bụng sau sinh, giúp thu nhỏ vùng bụng, lấy lại đường cong cho cơ thể. Tuy nhiên lưu ý đối với mẹ sinh thường cần đợi khoảng từ 15-20 ngày sau sinh mới nịt bụng. Sinh mổ cần từ 1-2 tháng hoặc đến khi vết thương lành hẳn. Và không nên nịt bụng trong nhiều giờ liên tục, đặc biệt vào ban đêm khi ngủ.
Ngoài dùng đai nịt bụng, mẹ cũng có thể chọn các môn tập luyện, vận động vừa phải như yoga.
Chuyên gia dinh dưỡng lên thực đơn chuẩn cho mẹ bỉm sữa muốn giảm cân
Mẹ bỉm sữa sau sinh muốn giảm cân nên ăn như thế nào để vừa đủ sữa cho con bú, vừa đủ sức chăm con mà lại không lo béo...
Ảnh minh họa
Theo đó, thay vì ăn các món nhiều dầu mỡ, món chiên rán, thức ăn sẵn chị em nên làm các món luộc, hấp, nướng và hạn chế tinh bột, muối, dầu, đồ ngọt. Nên ăn các món ăn nhiều nước: cháo, súp, nước ép trái cây.
Đặc biệt cần ngủ đủ giấc, giảm strees, việc ngủ đủ giấc dường như là rất khó khăn đối với các bà mẹ mới sinh. Bởi người mẹ phải cho con bú, chăm sóc con, con quấy khóc ..., điều này sẽ làm mẹ mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng cần cố gắng kiểm soát giấc ngủ và chia sẻ công việc với chồng và các thành viên trong gia đình để nghỉ ngơi nhiều hơn. Mỗi ngày nên ngủ trước 23h và thức dậy lúc 5h.
Cơ thể thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất. Khi mệt mỏi, cơ thể sản sinh ra cortisol và những hormone gây stress khác có thể gây tăng cân. Ngoài ra, khi kiệt sức vì thiếu ngủ, mẹ không đủ sức để tập thể dục và không muốn chăm sóc cho cơ thể nữa.
Đáng lưu ý, cân nặng của bạn là số cân tích lũy trong thời gian dài mang thai, vì vậy bạn không thể giảm cân một sớm một chiều được. Giảm cân quá nhiều và quá nhanh có thể gây cản trở quá trình sản sinh sữa.
Mục tiêu giảm cân của bạn không nên quá 0,25 kg mỗi tuần nếu bạn đang cho con bú. Cân nặng giảm trung bình sau khi sinh đối với phụ nữ cho con bú là 0,5 đến 1 kg mỗi tháng trong vòng bốn đến sáu tháng đầu tiên sau khi sinh.
Về nguyên tắc, mẹ bỉm sữa cần nạp ít nhất 1800 calo mỗi ngày trong khi cho con bú.
Muốn giảm cân, ngoài thực đơn cho mẹ sau sinh thì các mẹ có thể kết hợp với việc đi bộ đẩy xe cùng con, làm việc nhà nhẹ nhàng, tập gym, yoga để lấy lại vóc dáng.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên vận động mạnh, đi tập sau 1 tháng sinh con. Không sử dụng bất cứ loại thuốc giảm cân nào trong thời gian cho con bú. Không ăn kiêng, nhịn ăn. Không cai sữa con quá sớm để giảm cân...
Chế độ ăn phụ thuộc vào tình trạng mỗi người tuy nhiên bạn có thể tham khảo thực đơn sau:
Chuyên gia dinh dưỡng lên thực đơn chuẩn cho mẹ bỉm sữa muốn giảm béo
Sau sinh hai tuần mẹ trẻ lao đi tập giảm cân và cái kết không ngờ Muốn giảm cân nhanh chóng, bà mẹ bỉm sữa sau 2 tuần sinh đã lao đến phòng tập kèm chế độ ăn hà khắc. Ngày thứ 3 người mẹ trẻ này bị tụt đường huyết, ngất xỉu ngay tại phòng tập. Sau sinh hai tuần mẹ trẻ lao đi tập giảm béo và cái kết không ngờ. (Ảnh minh họa). Sốc và ngất...