Mẹ tật nguyền, con trai quyết học giỏi để đền ơn sinh thành
Vượt qua khó khăn, mặc cảm về gia đình và bản thân, Nguyễn Anh Tú đã vươn lên học giỏi để đền đáp công ơn của thầy cô và người mẹ tật nguyền.
Người mẹ tảo tần
Trong căn nhà tranh vách đất nằm sâu trên ngọn đồi ở Khu 6, xã Tứ Hiệp ( huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) cuộc sống hàng ngày của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Sáng (51 tuổi) phải đối mặt với đủ thứ khó khăn, vất vả.
Khi mới sinh ra, chị Sáng không được may mắn như những đứa trẻ khác mà đã bị khuyết tật. Lớn lên, sức khỏe yếu lại tự ti về bệnh tật và hoàn cảnh của bản thân nên suốt mấy chục năm trời, chị sống lầm lũi, ít có niềm vui.
Bị khuyết tật từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Sáng một thân một mình nỗ lực để nuôi con ăn học nên người.
Năm 35 tuổi, chị mang bầu rồi con trai ra đời như mang đến cho chị động lực để chị tiếp tục đối diện với những khó khăn của cuộc sống.
Người bình thường chăm sóc con mọn đã vất vả nói gì đến người khuyết tật. Nhưng rồi trời thương chị, cậu bé Nguyễn Anh Tú khỏe mạnh cứ thế lớn lên trong vòng tay và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ tật nguyền.
Rau cháo nuôi nhau nhưng nhiều bữa cũng không đủ no. Khó khăn vất vả là thế nhưng khi Tú đến tuổi đi học, chị Sáng vẫn cố gắng cho con đến trường để bằng bạn bè cùng trang lứa.
Căn nhà tranh vách đất của hai mẹ con chị Sáng nằm tách biệt trên một ngọn đồi nhỏ tại xã Tứ Hiệp (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ)
Video đang HOT
Thu nhập chính của hai mẹ con chỉ trông chờ vào phí trợ cấp xã hội 600 nghìn đồng/tháng dành cho người tàn tật và 1 sào ruộng.
“Sức khỏe yếu nên tôi chỉ quanh quẩn làm nương và 1 sào lúa, thế nhưng đợt vừa rồi mất mùa, gạo cũng không đủ cho hai mẹ con ăn”, chị Sáng tâm sự.
Kể từ lúc cho con đi học, điều khiến chị Sáng trăn trở nhất hàng ngày không phải là cái đói, cái nghèo mà là làm thế nào để trang trải đủ chi phí cho con tiếp tục học tập.
Vượt khó học giỏi để đền ơn mẹ
Năm nay, Nguyễn Anh Tú đang là học sinh lớp 10A1, Trường THPT Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ). Với cậu học trò này, quyết định tiếp tục học lên cấp 3 là một lựa chọn rất khó khăn do hoàn cảnh gia đình.
“Lúc học hết cấp 2, em từng có dự định sẽ nghỉ học để kiếm một việc gì đó làm đỡ đần mẹ. Nhưng sau đó, em được thầy cô động viên, hỗ trợ nên em cũng thuyết phục mẹ vài lần để có thể tiếp tục theo học cấp 3″, Nguyễn Anh Tú chia sẻ.
Tú kể, khi còn nhỏ do chưa thấu hiểu hết về hoàn cảnh gia đình cũng như nỗi lòng của mẹ nên em không ít lần giận dỗi, trách móc. Khi đến trường, không ít lần Tú bị bạn bè trêu chọc vì hoàn cảnh gia đình. “Những lúc như vậy em suy nghĩ nhiều chỉ thấy buồn và khóc”, Tú nói.
Nguyễn Anh Tú rơi nước mắt khi nói về người mẹ tảo tần của mình.
Khi trưởng thành hơn một chút, Tú bắt đầu thấu hiểu, thấy thương mẹ nhiều hơn và luôn cố gắng, nỗ lực để học tập không phụ công sức và sự kỳ vọng của mẹ.
Sự nỗ lực ấy của Tú đã giúp em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật Lý năm lớp 9 và thành tích học tập tốt trong nhiều năm liền. “Mẹ đã sinh ra và nuôi em trưởng thành, dù khó khăn, vất vả thế nào em cũng cố gắng học tập để cho mẹ có được một cuộc sống tốt hơn”, Nguyễn Anh Tú tâm sự.
Nói về ước mơ của mình, Tú cho biết em mong muốn được học lên đại học, trở thành một kiến trúc sư tài năng để xây nên những ngôi nhà đẹp.
Vượt qua khó khăn, nhiều năm liền Nguyễn Anh Tú vươn lên học tốt.
Thầy Vũ Hồng Điệp – Phó hiệu trưởng Trường THPT Hạ Hoà cho biết, từ khi biết được hoàn cảnh của em Nguyễn Anh Tú nhà trường đã có một số giải pháp để giúp đỡ em vượt qua khó khăn như thường xuyên thăm hỏi, tặng quà động viên gia đình.
“Mới đây nhà trường cũng đã triển khai kế hoạch nhận đỡ đầu em Tú, hỗ trợ học phí cho em trong những năm học tiếp theo. Kế hoạch cũng đã được chấp thuận trong cuộc họp hội đồng và sẽ được thực hiện trong thời gian tới”, thầy Vũ Hồng Điệp nói.
Gian nan đường đến trường kiếm 'vốn chữ' lận lưng
Ngày Nguyệt được tuyển thẳng vào đại học cũng là ngày bà Hằng xuống Hà Nội mổ ung thư tuyến giáp. Mổ xong, ngày ngày mẹ vẫn cần mẫn mang hàng xuống chợ bán, còn Nguyệt tranh thủ nhận việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí.
Bản thân bị khuyết tật vận động nhưng chưa lần nào Ánh Nguyệt từ bỏ ước mơ học tập của mình - Ảnh: HÀ THANH
Thế nhưng dịch COVID-19 xảy đến, mọi thứ ngưng lại...
Quyết tâm học giỏi
"Mẹ luôn nói với tôi: Nhà mình không có vốn liếng gì, mẹ chỉ lo cho con được vốn chữ để sau này con có một công việc ổn định, để không phải buôn gánh bán bưng như mẹ" - Nguyễn Ánh Nguyệt, 19 tuổi, khoa kinh tế Học viện Tài chính Hà Nội, nhớ như in lời mẹ dặn.
Bị khuyết tật vận động, tay trái teo lại, đôi chân cũng không chịu được vận động mạnh, có những ngày đôi vai oằn xuống nhưng cô gái nhỏ nhắn vẫn gắng sức bước tiếp để học lấy con chữ.
Bố mất năm Nguyệt lên 9 tuổi, toàn bộ kinh tế trong nhà phụ thuộc vào người mẹ. Bà Hằng - mẹ của Nguyệt - cũng bị khuyết tật dạng vận động, hằng tháng hai mẹ con phải nhờ đến trợ cấp xã hội. Tuổi cao, mang trong mình nhiều bệnh tật nhưng ngày ngày bà Hằng vẫn buôn thúng bán bưng ở cổng chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) để kiếm tiền nuôi con ăn học.
Trước lúc bố mất, gia đình chạy vạy khắp nơi để chữa trị cho bố, mãi đến ba năm sau mới trả hết nợ. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô gái nhỏ nhắn quyết tâm học tập thật tốt để lấy con chữ "làm vốn lận lưng" như lời mẹ dặn. Suốt ba năm liền cấp III Nguyễn Ánh Nguyệt đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, năm lớp 12 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn vật lý rồi được tuyển thẳng vào đại học.
Cô nhớ ngày được tuyển thẳng vào Học viện Tài chính, bước vào cổng trường đại học cũng là lúc mẹ khăn gói xuống Hà Nội chữa trị ung thư tuyến giáp. Mẹ phải nghỉ bán hàng để nhập viện, gia đình đã khó lại càng khó khăn hơn.
"Ngày biết tin mẹ bị ung thư, tôi rất sốc bởi từ nhỏ đã quen với việc được mẹ chăm sóc, mình ốm mẹ chăm. Các bác các cô động viên: Giờ muốn mẹ khỏe phải tập trung học, để mẹ không suy nghĩ nhiều" - Nguyệt chia sẻ.
Xoay xở mùa dịch
Đợt dịch COVID-19 vừa qua bà Hằng xuống Hà Nội xạ trị, lúc về đúng đợt phải cách ly xã hội. Có những hôm mẹ đi chợ từ sáng đến tối mà không bán được hàng, còn cô sinh viên cũng chẳng thể xuống trường đi làm thêm được. Gánh nặng kinh tế một lần nữa đè nặng lên đôi vai của hai mẹ con.
Để đỡ đần mẹ, cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn nhận thêm chiếu trúc về đan lát. Đôi tay dù nhỏ xíu nhưng bù lại khéo léo, tỉ mẩn hợp với đan lát, đây cũng là công việc cô gắn bó suốt những năm tháng học cấp III, mỗi chiếc chiếu hoàn thành nhận tiền công 70.000 đồng.
"Mẹ gần 60 tuổi, mắc nhiều bệnh tật, ngày nào cũng phải vất vả bán hàng từ sáng đến tối. Dịch ở nhà chỉ học online, không xuống trường đi làm thêm được, mẹ cũng không bán được hàng nên tôi tranh thủ làm được thứ gì hay thứ đó. May bữa đó hai mẹ con được hỗ trợ 1 triệu đồng, 20kg gạo, thùng mì gói, nước mắm và gia vị" - Nguyệt bộc bạch.
Mới từ quê Lạng Sơn xuống Hà Nội thi cuối kỳ, cô sinh viên chia sẻ phải tập trung vào ôn luyện nên chẳng thể xin việc làm ngay được. May thay được Đoàn trường gọi điện giới thiệu về quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường mùa COVID-19", Nguyệt tức tốc gửi đơn đề đạt nguyện vọng.
"Đối với tôi, quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường" có ý nghĩa rất lớn, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, là niềm động lực và niềm tin giúp tôi và mẹ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, giúp tôi luôn vững bước trên con đường mình đã chọn" - Nguyễn Ánh Nguyệt bộc bạch.
Những ngày mẹ nhập viện, sáng đi học, chiều từ 14h cô nhận đóng hàng thuê. Mỗi giờ thử việc được nhận 10.000 đồng, về sau người ta trả công 15.000 đồng/giờ. Làm đến tối, Nguyệt lại đón hai tuyến xe buýt vào viện chăm mẹ. Có lần mệt quá ngất đi, nhưng Nguyệt ráng gượng dậy vì nghĩ đến mẹ.
"Không dám nói với mẹ đâu vì sợ mẹ nghĩ nhiều, sau này mới dám nói thật với mẹ là con đi làm thêm, thật ra là vì mẹ phát hiện ra lâu lắm không thấy tôi xin tiền đóng học phí. Mệt nhưng phải cố gắng làm thêm đỡ đần cho mẹ bởi hằng tháng thu nhập của mẹ không đáng là bao" - cô sinh viên trải lòng.
Luyện 'chuyên nhân' Cô giáo chủ nhiệm hồi cấp II của tôi từ 40 năm về trước vừa nhắn, rằng trường cũ sắp đập bỏ xây mới rồi. Thầy cô cũ mời một số cựu học sinh chúng tôi cùng về thăm lại trường xưa, để tranh thủ "níu giữ" kỷ niệm. Ảnh minh họa Vậy là dãy phòng xưa của những lứa lớp chuyên cấp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?
Tin nổi bật
21:11:22 01/04/2025
ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới
Thế giới
21:06:52 01/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối
Tv show
21:02:17 01/04/2025
'Aquaman' Jason Momoa công khai tình tứ với người tình sau ly hôn
Sao âu mỹ
20:59:26 01/04/2025
Bữa cơm cuối cùng trước khi ly hôn vợ khiến tôi khóc cạn nước mắt
Góc tâm tình
20:57:01 01/04/2025
Bạn đời, khán giả bồi hồi nhớ Trương Quốc Vinh
Sao châu á
20:55:51 01/04/2025
Sát hại đồng nghiệp bảo vệ, người đàn ông ở TPHCM lĩnh án
Pháp luật
20:53:21 01/04/2025
Một sao Việt huỷ show tại nước ngoài, lý do làm fan lo lắng
Nhạc việt
19:51:57 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
Hậu trường phim
19:48:39 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025