Mẹ phát khóc vì không mua nổi SGK cho con
Năm học mới đã chính thức bắt đầu được gần một tuần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, không ít phụ huynh ở TP.HCM hay Đồng Nai vẫn đang lo lắng tìm mua sách giáo khoa cho con.
Chị Nguyễn Minh Nguyệt (Quận 2, TP.HCM) kể lại tình cảnh tìm sách giáo khoa (SGK) lớp 9 cho con trong trạng thái dở cười, dở khóc.
“Hôm nay, tôi phải chạy vòng vòng thành phố, chắc phải tới 50 cây số, để mua 1 bộ sách lớp 9 cho con. Tôi vào nhiều nhà sách nhưng đều hết, chỉ còn SGK lớp 10 và các loại sách bài tập. Tôi sốc quá vì cứ chủ quan, nghĩ rằng bây giờ làm gì có chuyện hiếm SGK như thời bao cấp. Thế nhưng không ngờ SGK thật sự hết sạch, từ nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, Văn Lang, Thăng Long, tới Nguyễn Văn Cừ hay tiệm sách lớn ở Quận 2 cũng không còn.
SGK vẫn đang là mối bận tâm của nhiều phụ huynh dù năm học mới đã diễn ra được gần 1 tuần
Sợ con không có sách học, chị Nguyệt đã có lúc bật khóc. “Lúc đấy, tôi vừa thất vọng vừa lo con học mà không có sách”.
Cuối cùng, sau khi đã chạy 3h đồng hồ cả dưới nắng lẫn mưa thì chị Nguyệt được một người chỉ đến nhà sách trên đường Nguyễn Tri Phương, Quận 5. Tức tốc chạy tới, chị Nguyệt mua được một bộ SGK lớp 9 cuối cùng ở đây. “Cảm giác giống như trúng xổ số vậy” – chị nhẹ nhõm chia sẻ.
Nháo nhác tìm SGK lớp 1
Chị Bùi Ngọc Ánh ở Đồng Nai có hai con sinh đôi vào lớp 1 năm nay. Hai con của chị học Trường TH-THCS-THPT ABC và dùng bộ sách Cùng học để phát triển năng lực. Từ một tháng trước, nhà trường đã giới thiệu các SGK phải mua. Để đủ sách cho con, chị mất vài buổi chạy đôn chạy đáo tìm kiếm.
“Lần đầu tiên nhận thông báo của trường, tôi đi tìm ở nhà sách lớn nhất Biên Hòa nhưng không nơi nào bán. Ở đây toàn sách của chương trình năm ngoái. Đến khi trường thông báo chỗ bán thì cũng phải đi đến lần thứ 3 tôi mới mua được đủ 2 bộ sách cho các con” – chị Ánh kể.
Theo ghi nhận của VietNamNet, dù đã nhập học được vài hôm, chiều qua (10/9), sau khi đưa con đi học về, vẫn có nhiều phụ huynh ghé nhà sách Nguyễn Văn Cừ trên đường Tô Ngọc Vân (Quận Thủ Đức) mua sách. Loại SGK được nhiều phụ huynh hỏi mua là lớp 6 và một số đầu SGK lớp 1.
Một nhân viên ở đây cho hay, cả tháng nay nhà sách khi nào cũng đông đúc. Nhà sách liên tục nhập các đầu SGK về nhưng mỗi đợt chỉ vài ngày là hết sạch vì lượng phụ huynh đến mua đông. Có lúc khách mua SGK nhiều, nhân viên thu ngân làm việc không kịp, nhà sách phải căng dây để tạo lối xếp hàng vào thanh toán.
6h chiều, chị Phạm Thủy (Quận 1, TP.HCM) vẫn đang rong ruổi trên đường tìm mua thêm SGK cho con. Tại 3 nhà sách trên đường Đinh Tiên Hoàng, chị đều nhận được những cái lắc đầu khi hỏi mua sách Tiếng Việt và Toán lớp 1, bộ Chân trời sáng tạo.
Chị Thủy bảo đã mua đủ SGK cho con ngay từ hôm đến làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, bộ sách này được để lại trường nên… không hiểu con học gì. Mấy hôm vừa rồi, buổi tối về nhà, con chị chỉ chơi, xem tivi rồi đi ngủ. Nhưng hôm nay đón con, thấy con tỏ ra sợ sệt vì viết chậm hơn các bạn thì chị mới lo lắng. Hỏi thăm một vài phụ huynh khác, chị được biết rất nhiều người đã mua thêm một bộ sách nữa để kèm con học ở nhà.
“Tôi hỏi một vài người bạn có con học ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ngọc Hân, Wellspring thì hóa ra ai cũng đã “găm” thêm một bộ nữa. Họ đều bảo chương trình năm nay khác lắm, không kèm thêm ở nhà thì con không theo kịp bạn trên lớp, nên tôi mới lao đi mua sách. Mà bây giờ cũng không biết mua ở đâu nữa” – chị Thủy lo ngại nói.
Video đang HOT
Học sinh lớp 1 trên cả nước năm nay sẽ được học theo 5 bộ SGK
Tại TP.HCM, đa số các trường tiểu học trên địa bàn chọn bộ ‘Chân trời sáng tạo’ (bộ sách do Sở GD-ĐT phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện).
Bộ sách “Chân trời sáng tạo” bao gồm 10 cuốn với 8 môn học (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh). Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, trước đó các trường tiểu học đã đặt mua từ 86.942-121.195 cuốn tùy môn.
Bộ sách đứng thứ hai trong danh sách được nhiều trường lựa chọn là bộ “Cánh diều”, được các trường tiểu học đặt mua từ 3.135-40.308 cuốn/môn học.
Các bộ sách còn lại là “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”, “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cùng học để phát triển năng lực” cũng được một số trường lựa chọn với số lượng đặt mua từ vài cuốn đến hơn 6.000 cuốn/môn.
Không nên quá lo lắng
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp, cho hay các trường trong quận đều chọn bộ sách Chân trời sáng tạo.
“Ngay từ đầu, chúng tôi đã tuyên tuyền về việc chọn lựa, công khai giá SGK để phụ huynh biết. Các trường cũng giới thiệu cho phụ huynh tự mua ở các nhà sách và chủ động mua sách của mình. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về việc thiếu SGK hay không mua được sách trên địa bàn quận” – ông Thủy nói.
Quận Bình Tân có tới 4 bộ sách cùng được các trường chọn lựa. Theo ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT, vì quận có đặc thù là tăng dân số cơ học rất cao nên ở thời điểm đăng ký SGK không thể dự báo chính xác số lượng học sinh vào lớp 1. Do đó, quận đăng ký SGK dựa theo số học sinh lớp 5 ra trường.
Vì vậy, ông Tuyên nhận định sẽ có những trường thiếu SGK cục bộ do số học sinh lớp 1 đông hơn dự kiến, nhưng cũng sẽ có những trường thừa. Do đó, các trường và NXB sẽ trực tiếp làm việc với nhau để điều chỉnh và phân phối lại cho đầy đủ.
Còn tại Quận 12, năm nay trên địa bàn có hàng nghìn học sinh không đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 1 (KT3 dưới 1 năm). Vì vậy, tới sát ngày nhập học, các trường học ở Quận 12 phải điều chỉnh tăng sĩ số, chấp nhận vượt chuẩn, giảm tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày để có chỗ tiếp nhận các em.
Tuy nhiên, theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT, thì dù học sinh đông nhưng SGK sẽ không thiếu.
Ông Hùng cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng khi chưa mua được SGK, học sinh chưa có sách học trong một vài buổi đầu.
“Vừa rồi có một số trường nhận thêm học sinh, nếu phụ huynh nhờ trường mua SGK thì cứ tăng bao nhiêu học sinh, trường sẽ đăng ký thêm với NXB ngần đấy bộ sách, NXB sẽ cung ứng đầy đủ.
Còn nếu phụ huynh mua ở ngoài thì phụ thuộc vào nguồn cung của các nhà sách, như vậy có thể khó khăn hơn, đôi khi còn phải mua sách in lại, chất lượng không đảm bảo” – ông Hùng lưu ý.
Đôi điều về 2 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới thu hút sự quan tâm của dư luận
Theo kế hoạch, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) bắt đầu được triển khai từ lớp 1 năm học 2020-2021. Hiện đã có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được phê duyệt và sẽ được các địa phương lựa chọn cho năm học tới.
Đây là thời điểm nước rút để các địa phương quyết định học sinh của mình sử dụng bộ sách giáo khoa nào trong số các bộ SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Dưới góc độ người có nhiều năm làm công tác giáo dục, tôi xin nêu lên một số nhận xét xung quanh 2 bộ SGK đang thu hút nhiều chú ý của dư luận.
Sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều
Các nhà biên soạn sách Tiếng Việt lớp 1 mang tên Cánh Diều tập hợp các nhà giáo có kinh nghiệm lâu năm trong soạn sách giáo khoa Tiếng Việt ở cấp tiểu học. Tổng chủ biên bộ sách là giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - tổng chỉ huy về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đây là Bộ sách được đầu tư công phu về mặt hình thức. Sách được in nhiều màu với nhiều hình ảnh minh họa sinh động gắn với việc dạy và học Tiếng Việt. Hầu như ở trang nào, bài nào cũng có hình minh họa phù hợp với việc học mặt chữ và âm vần. Những hình ảnh được in trong sách tập trung giới thiệu về các loài vật, đồ vật, các loài cây hoa rất gần gũi với cuộc sống thường ngày ở lứa tuổi đầu đời phù hợp với nhận thức của học sinh lớp một như con gà, con vịt, con thỏ, con dê, con cá, cái ca, cái bàn, căn nhà, quả cà, quả chuối, quà dừa, quả táo... Điều mà khi dạy và học là các hình ảnh đó gắn chặt chẽ với quá trình học của học sinh được thiết kế từ thấp lên cao, từ dễ đến khó; được thiết kế theo chủ đề phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.
Bộ SGK của nhóm Cánh Diều
Sách trình bày đẹp, công phu nhiều màu, nhiều hình ảnh có chọn lọc hấp dẫn lôi cuốn được các em học sinh lớp 1. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 là trẻ mới đến lớp, đến trường còn rất bỡ ngỡ nhưng lại rất thích cái mới lạ. Chính vì thế mà những đặc điểm trên se dễ được các em tiếp nhận, thích thú, ghi nhớ so với mục đích yêu cầu của chương trình Tiếng Việt lớp 1 là đạt được yêu cầu tốt.
Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hành theo chương trình Tiếng Việt lớp 1 đạt được yêu cầu đi từ dễ đến khó từ thấp đến cao; giáo viên được hướng dẫn về các bước giảng dạy ngay trong sách giáo khoa; như thế sẽ không cần có thêm sách hướng dẫn cho giáo viên chỉ cần có sách giáo khoa là giáo viên có thể hình dung ra được các bước lên lớp của mình. Đây có thể coi như một thành công của nhóm Cánh Diều trong việc soạn sách giáo khoa. Sự đổi mới này góp phần giúp cho cả giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh trong việc giúp cho học sinh học ở lớp, học ở nhà đạt hiệu quả tốt.
"Tôi đã thống kê về các văn bản có tính văn học được sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều thì thấy nhóm biên soạn đã sử dụng tới gần 200 văn bản từ các tác phẩm Việt Nam đến các tác phẩm trên Thế giới, chủ yếu là các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng viết cho tuổi thơ như A. Tônxtôi, An Đec xen, Perôn, Grim, Laphông Ten...".
Ông Trần Bá giao, nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều rất chú ý đến các văn bản được sử dụng trong sách. Các truyện kể, các bài văn, bài thơ đều có nguồn gốc xuất xứ; nội dung có chọn lọc phù hợp với quá trình dạy chữ, phát âm, đọc vần. Đặc biệt là đều có tính giáo dục cao, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Giáo viên dễ lồng vào đó dạy những vấn đề về cách ứng xử, kỹ năng sống theo chuẩn mực đạo đức của dân tộc ta.
Lượng thông tin nhiều được lồng vào trong các giờ học sẽ hấp dẫn học sinh khi các em được nghe kể chuyện được nghe và đọc thơ vừa giúp các em nhớ kiến thức về Tiếng Việt vừa tiếp thu được những giá trị đạo đức phù hợp với nhận thức của các em.
Để đạt được mục đích yêu cầu trên, giáo viên cần phải đầu tư công sức để tiếp cận với văn bản được trích dẫn vừa tìm tòi sáng tạo để làm sao cho các câu chuyện, các bài văn bài thơ ấy đến với học sinh một cách tự nhiên giúp các em tự khám phá, tiếp thu. Có như vậy giờ giảng của giáo viên và việc học của học sinh mới có hiệu quả.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều nếu được các nhà giáo gồm các cán bộ quản lý đến các giáo viên nghiên cứu, thực hiện một cách chủ động, sáng tạo với tình cảm tất cả vì học sinh thân yêu chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy và học; học sinh sẽ có nền tảng về Tiếng Việt tốt, với một âm hồn trong sáng, đẹp đẽ của tuổi thơ Việt Nam.
Bộ SGK của nhóm Vì sự bình đẳng và dân chủ trong trường học.
SGK của nhóm Vì sự bình đẳng và dân chủ trong trường học
Bộ sách của nhóm tác giả: Đỗ Việt Hùng (Tổng Chủ biên), Lê Phước Nga (Chủ biên), Thạch Thị Lan Anh và Lương Thu Hiền (biên soạn).
Đây cũng là một bộ SGK mới được in ấn công phu, nhiều màu sắc, hình ảnh chọn lọc. Mặt được đầu tiên của bộ sách là về hình thức. Các soạn giả đã rất có ý thức khi sử dụng những ký hiệu để sử dụng cho việc dạy và học nhằm gây ấn tượng và tạo được thói quen khi tiếp nhận. Có tới 9 ký hiệu để nhắc nhở giáo viên và học sinh ghi nhớ. Các hình ảnh về con người, đồ vật, loài vật... được in rõ ràng, sinh động, hấp dẫn. Những tranh ảnh minh họa phù hợp với mục tiêu dạy và học.
Về nội dung, ngay từ đầu, bộ sách đã giới thiệu bảng chữ cái Tiếng Việt cùng với các kiểu chữ: viết thường, viết hoa, in hoa. Đây có thể là dụng ý của các giả muốn giới thiệu khái quát về bảng chữ cái Tiếng Việt. Có thể đối với học sinh là giới thiệu để các em biết, không bắt các em phải nhớ. Tuy nhiên, cách thức này phù hợp với người lớn theo học hoặc dành cho người nước ngoài hơn là trẻ em.
Một nội dung nữa là việc sử dụng ký hiệu trong các bài học. Ở bộ SGK lớp 1 này, các tác giả sử dụng ký hiệu để hướng dẫn cách dạy và học (25 bài đầu có 8 ký hiệu và bài 26 thêm 1 ký hiệu nữa). Nhìn ký hiệu để yêu cầu học sinh thao tác, đó là sự đổi mới. Tuy nhiên, với số ký hiệu nhiều như vậy thì chỉ giáo viên mới nắm chắc còn những đối tượng khác như học sinh, phụ huynh khó nhớ được.
Trong bộ sách này có một cách hướng dẫn đánh vần mới, đó là thao tác hóa việc ghép vần. Ví dụ như như hướng dẫn ghép vần AN:
Đây có thể coi là một hướng dẫn đánh vần hay.
Ngoài ra, bộ SGK này cũng đưa ra yêu cầu học sinh viết theo nét (sổ thẳng, ngang chéo từ trái sang phải, từ phải sang trái) ngay từ bài đầu tiên.
Có một khác biệt giữa 2 bộ SGK này là việc ghi xuất xứ trích dẫn. Bộ SGK của nhóm "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" thường rất ít ghi nguồn trích dẫn trong khi bộ sách của nhóm Cánh Diều gần như đều có ghi xuất xứ trích dẫn. Thực tế, số lượng các truyện kể, các bài văn, bài thơ được sử dụng trong bộ SKG có tới gần 200 tác phẩm.
Theo tôi, ở từng Bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình đổi mới giáo dục, ở cuối bộ sách nên có phần giới thiệu về ý tưởng của tác giả khi tiến hành xây dựng nội dung và phương pháp dạy để hướng dẫn cho người sử dụng sách nắm được, qua đó đối chiếu giữa mục tiêu của bộ sách với hiệu quả thực tế của quá trình dạy và học.
Tôi không có ý định so sánh các bộ sách để kết luận ngay là bộ sách nào hay hơn sách nào. Thiết nghĩ, các tỉnh thành sau 1 năm lựa chọn sách cần có ý kiến và sau đó là sự kiểm tra đánh giá khách quan của Bộ GD&ĐT đối với từng bộ SGK mới.
Điều chưa biết về tác giả bài tập đọc "Buổi sáng mùa hè trong thung lũng" Thông thường học sinh chỉ thuộc lòng bài thơ còn thuộc lòng bài văn thì rất hiếm. Và bài văn "Buổi sáng mùa hè trong thung lũng" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 là trường hợp khác thường... Bài văn hay, chuẩn về câu từ Nhiều học sinh, giáo viên dạy lớp 5 ngày đó nhận xét: Những câu văn nằm...