“Mẹ ơi, con muốn dùng điện thoại”, câu trả lời của 2 bà mẹ quyết định tính cách tương lai của 2 đứa trẻ
Hai người mẹ có câu trả lời, hành động khác nhau khi con đòi xem điện thoại và điều đó ảnh hưởng tới tính cách tương lai của trẻ.
Trong xã hội công nghệ bùng nổ như ngày nay, việc trẻ sớm được tiếp xúc điện thoại, máy tính, ipad… là điều dễ hiểu. Đặc biệt, cha mẹ lại thường xuyên bận rộn với chuyện cơm áo gạo tiền nên không có nhiều thời gian dành cho con cái. Đó là lý do rất nhiều phụ huynh lựa chọn quẳng cho con chiếc điện thoại hàng giờ liền, miễn sao đứa trẻ ngoan ngoãn, chịu ngồi im một chỗ.
Chị Thu Linh là một ví dụ điển hình. Chị có một cô con gái tên thân mật ở nhà là Na. Do công việc khá bận rộn và áp lực, vì thế mỗi tối trở về Thu Linh đều mệt mỏi, uể oải. Và chị đã dùng điện thoại để dỗ mỗi khi con gái quấy khóc. Càng về sau, Thu Linh cảm thấy bé Na càng “nghiện” điện thoại, nhưng phần vì mệt, phần vì chiều con, chị luôn đáp ứng yêu cầu của cô bé.
Ngay cả khi bé Na ăn cơm, bà ngoại cũng phải mở điện thoại trên bàn cho xem phim hoạt hình (Ảnh minh họa).
Thêm vào đó, ban ngày ở nhà với bà ngoại, bé Na cũng thường xuyên được xem TV, điện thoại. Và mỗi ngày, hoạt động thường xuyên nhất của cô bé chính là xem các thiết bị điện tử. Ngay cả khi bé ăn cơm, bà ngoại cũng phải mở điện thoại trên bàn cho cháu xem phim hoạt hình. Hiện giờ Na 3 tuổi, cô bé rất ngoan dù chơi 1 mình, miễn sao có điện thoại thông minh ở bên.
Chị Thu Linh tin rằng tới khi cho con gái đi học thì sẽ sớm ổn thôi. Và việc chiều chuộng bé 1 chút chẳng hề hấn gì. Vậy nên cứ mỗi lúc con gái đòi điện thoại, chị chỉ khẽ nhíu mày, bảo: “Chỉ một lát thôi nhé!”. Nhưng mỗi lần “một lát” như thế thường kéo dài cả vài giờ đồng hồ.
Rồi bé Na đi học mẫu giáo. Điều mà chị Thu Linh không thể ngờ đó là con gái gặp rất nhiều khó khăn khi phải học cả ngày mà không được sử dụng điện thoại. Thậm chí, giáo viên nhiều lần phàn nàn rằng cô bé không quan tâm đến hoạt động của trường lớp, khả năng tập trung cũng có vấn đề khiến Thu Linh cảm thấy rất hoang mang.
Bé Na chỉ quan tâm đến điện thoại, không quan tâm đến hoạt động của lớp (Ảnh minh họa).
So với gia đình của Thu Linh, em bé Leo của gia đình An Minh lại được nuôi dạy 1 cách hoàn toàn khác biệt. Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, máy tính, ipad của cậu bé bị giới hạn. Mỗi khi cậu đòi xem điện thoại, chị An Minh sẽ trả lời: “Mẹ đưa con ra ngoài chơi và xem các con vật nhé!”.
Video đang HOT
Thế là cậu bé Leo lập tức bị chú ý bởi lời đề nghị hấp dẫn của mẹ và quên béng đi việc mình đang đòi xem điện thoại.
Hai phản ứng khác nhau của cha mẹ đối với đứa trẻ sẽ dẫn đến hai đứa trẻ có tính cách khác biệt.
“Con muốn xem điện thoại”, về cơ bản là nhu cầu dễ hiểu của con trẻ, chắc chắn sẽ xuất hiện trong mọi ngôi nhà hiện đại. Nhưng cách đối xử của cha mẹ quyết định tính cách tương lai của trẻ. Vậy làm thế nào để giảm bớt ham muốn sử dụng điện thoại của trẻ em?
1. Chuyển sự chú ý của con bạn và cho chúng biết rằng thế giới bên ngoài thú vị hơn
Chơi đùa bên ngoài vừa lành mạnh, vừa giúp trẻ thật sự quên đi điện thoại. Cha mẹ có thể đạp xe cùng con trong công viên, cho trẻ đi thăm sở thú, tới khu vui chơi… Trẻ em thường xuyên được tiếp xúc với thiên nhiên không chỉ phát triển về thể chất mà còn hoàn thiện nhiều khả năng như giao tiếp, sáng tạo…
Hãy cố gắng dành thời gian đưa trẻ ra ngoài, các bé sẽ sẽ tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống và có thể tương tác với thế giới bên ngoài nhiều hơn thay vì chỉ chăm chăm vào màn hình điện thoại.
2. Phát triển mối quan tâm khác của trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Khi cha mẹ không có thời gian để đưa con ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, hãy phát triển cho trẻ 1 mối quan tâm khác bổ ích, ví dụ vẽ, tô màu, đọc sách… Đó là những trò chơi dễ truyền cảm hứng cho trẻ.
Các sở thích như câu cá, câu đố, ghép hình, xây dựng, hộp nhạc, khai quật hóa thạch khủng long, xe hơi điều khiển từ xa hoặc mô hình đều là những lựa chọn tuyệt vời.
3. Biết cách từ chối trẻ
Thông thường, các bé hai hoặc ba tuổi đã có những phán đoán và hiểu biết cơ bản. Cha mẹ có thể từ chối và đưa ra 1 lý do hợp lý với trẻ, ví dụ xem điện thoại di động trong một thời gian dài sẽ làm tổn thương mắt và phải đeo kính sẽ rất khó chịu.
Hoặc khi muốn “hoãn binh”, bạn sẽ đề nghị con hoàn thành 1 mục tiêu nho nhỏ thì sẽ được sử dụng điện thoại trong khoảng thời gian cố định 10 phút, 15 phút… Bằng cách này, hãy để trẻ hiểu rằng xem điện thoại không phải là lựa chọn đầu tiên.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Nguồn Sina
Theo Helino
Mẹ chồng siêu hiện đại
Mẹ chồng thuê dịch vụ, nhưng họ chỉ đến xông hơ, còn lại em tôi phải tự bế ẵm chăm con. Đến giờ cơm, mẹ chồng gọi ship đồ ăn tới bởi bà bận tập yoga, uống cà phê tán gẫu với bạn bè...
Vừa tan tầm, tôi nhận được điện thoại của mẹ bảo sang nhà chồng em gái xem có chuyện gì mà nó gọi điện về khóc thút thít mà chẳng nói năng gì. Tôi lo lắng bởi em gái mới sinh con đầu lòng chưa đầy tháng, chắc tâm trạng không ổn. Tôi ghé nhà chỉ thấy em đang bồng con một mình còn nhà cửa vắng tanh. Thấy tôi, em gái òa khóc nức nở: "Chị ơi, em muốn về nhà"
Em gái tôi bật khóc khi phải một mình chăm con. Ảnh minh họa
Em gái lấy chồng được hơn một năm khi mới tốt nghiệp đại học. Tôi khuyên em nên xin việc ổn định rồi lập gia đình nhưng em nhất quyết cưới vì nhà trai hối thúc. Nhà chồng em thuộc diện giàu có, nhà ở ngay trung tâm thành phố. Bố mẹ chồng đều làm cán bộ về hưu.
Theo lời em, mẹ chồng là người trẻ đẹp và có lối sống hiện đại. Cưới nhau xong, em về làm dâu sống trong ngôi nhà khang trang rộng rãi, sân vườn mát mẻ, phòng ốc đầy đủ tiện nghi cá nhân. Dù ở chung với bố mẹ chồng nhưng em thấy thoải mái, được thương yêu chiều chuộng nhất là khi em mang thai.
Bởi vậy, sắp đến ngày sinh nở, em cứ băn khoăn nên ở cữ nhà chồng hay về nhà mẹ. Do nhà ba mẹ tôi cách thành phố tầm một giờ đi xe máy, ở nông thôn nằm ngay giữa khu chợ. Nhà cửa khá chật chội vì mẹ mở cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà.
Em thật thà tâm sự với mẹ chồng thì nhận được lời khuyên: "Con thích ở đâu và bao lâu thì tùy con quyết định. Nếu con ở lại nhà mẹ sẽ thuê dịch vụ chăm lo xông hơ cho con vì mẹ không rành mấy việc đó. Mẹ sẽ phụ nấu ăn, giặt đồ, bế em cho con. Chứ về quê, mẹ con bận bán hàng vậy có lo được cho con không?".
Nghe mẹ chồng nói thế, em lại càng muốn ở lại nhà chồng sinh nở. Em hỏi ý kiến, tôi khuyên em nên về nhà ngoại mà sinh, không đâu bằng nhà mình cả. Vả lại thời gian ở cữ kinh khủng lắm phải ở nhà mình mới thoải mái chứ ở nhà chồng khó chịu cũng không nói được. Mẹ chồng dù dễ tính và thương con dâu đến mấy cũng đâu có thể chăm sóc cảm thông bằng mẹ ruột.
Sau đó, em thấy mẹ tôi tất tưởi tìm lá xông hơ, dọn dẹp nhà cửa để đón em về sinh nên em quyết định về quê ở cữ. Nhưng mới ở bệnh viện về được ba ngày, em đã nằng nặc đòi mang con về nhà chồng.
Em khó chịu khi thời tiết mùa hè nóng nực mà nhà mẹ không có điều hòa, phòng nào cũng nóng. Mỗi lần đi vệ sinh như cực hình vì ở xa, nhà lúc nào cũng ồn ào do khách đến mua hàng khiến em bé quấy khóc. Em xin mẹ ra nhà chồng ở để thuê dịch vụ cho tiện, mẹ buồn lắm.
Tôi rất bực bội khi biết chuyện, đã mắng em không biết suy nghĩ thấu đáo. Em từng sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này mười mấy năm trời có sao đâu mà giờ chê lên chê xuống. Mới về sinh được mấy ngày đã đòi đi, hàng xóm dị nghị mẹ không chăm con chăm cháu được nên mới bỏ đi, nhà sui gia nói không lo nỗi cho con gái.
Em không nghe lời còn giận dỗi im lặng. Ngay ngày hôm sau, em thuê taxi thu dọn đồ đạc đưa con về nhà chồng mặc cho mẹ năn nỉ ở hết tháng rồi đi. Nhưng về chưa được hai tuần, nhiều lần em gọi điện khóc lóc. Mẹ chồng có thuê dịch vụ nhưng họ chỉ đến xông hơ còn lại em tự bế ẵm chăm con. Đến giờ cơm, mẹ chồng gọi ship đồ ăn tới bởi bà bận tập yoga, uống cà phê tán gẫu với bạn bè.
Em hối hận khi không chịu ở cữ nhà ngoại mà bỏ về nhà chồng. Ảnh minh họa
Về nhà chồng đúng là mát mẻ hơn thật nhưng không ai phụ giúp được chút gì trong khi em mới làm mẹ lần đầu. Hàng đêm con quấy khóc em chỉ có một mình xoay xở dù vết mổ còn đau nhói. Mẹ tôi thương em nhưng chẳng làm được gì, không lẽ khăn gói lên nhà thông gia ở để nuôi em trong khi em mới rời nhà mẹ đi.
Sáng nay, mẹ chồng đi du lịch hè cùng cơ quan cũ mặc cho chồng em năn nỉ ở nhà chăm cháu. Hai mẹ con lời qua tiếng lại, mẹ chồng buông một câu: "Mẹ đã nói trước rồi, mẹ không rành nuôi đẻ. Cái gì thuê được thì mẹ thuê hết rồi. Mà vợ con khó tính vậy, mẹ ruột còn không phục vụ được chứ nói gì đến mẹ chồng". Nghe câu đó, em thấy tủi thân mới nức nở gọi cho mẹ.
Tôi vừa thương vừa trách em trẻ người non dạ, người ta không có nhà mẹ ruột mà về đằng này lại quày quả bỏ đi. Nhà mẹ nóng thì tự lắp thêm cái điều hòa cho mát chứ có khó khăn gì. Em chẳng nghĩ được sâu xa mẹ thức khuya dậy sớm vừa chăm cháu vừa bán hàng vất vả như thế nào.
Em làm vậy, nhà chồng không nói ra nhưng chắc chắn sẽ mất thiện cảm về con dâu ít nhiều. Em có khóc lóc hối hận cũng đã muộn vì không thể về lại nhà mẹ đẻ nữa, chỉ còn cách phải tự mình cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Lan Anh
Theo Báo Phụ nữ
Cô giáo gửi ảnh con gái 4 tuổi trong nhà vệ sinh, người mẹ vô cùng tức giận cùng ban phụ huynh gặp ngay hiệu trưởng Người mẹ không vui chút nào khi nhìn thấy bức ảnh cô chụp con gái trong toilet và một lúc sau đồng loạt các phụ huynh lên tiếng. Mẫu giáo là môi trường giáo dục đầu tiên giúp trẻ bước vào xã hội và học cách hòa nhập với mọi người. Khi con mới chập chững đi mẫu giáo, hầu như bà mẹ...