‘Mẹ Ninja’ đợi con thi đánh giá năng lực trong trời TP.HCM nắng như đổ lửa
‘Chị ơi sao không vào chỗ mát đợi?’. ‘Thôi ở đây cho con dễ thấy’, người mẹ trùm kín như Ninja ngồi trên xe máy giữa tiết trời TP.HCM nắng như đổ lửa.
Người mẹ “ninja” đợi con trong nắng nóng – ẢNH THÚY HẰNG
Sáng nay, 28.3, thí sinh ở TP.HCM tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Tại địa điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM) hơn 1.200 thí sinh tham gia kỳ thi này.
Trong trời nắng nóng gay gắt, hàng trăm phụ huynh ngồi bên ngoài kiên nhẫn đợi con. Nhiều người tìm bóng râm của hàng cây để ngồi đợi con từ 8 giờ 30 phút sáng, cho tới 11 giờ hơn, khi thí sinh nộp bài. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thể dựng xe máy dưới bóng cây để chờ con, họ chấp nhận trùm kín như Ninja để ngồi dưới trời nắng, chờ con về.
Trang phục kín mít như Ninja của mẹ
Xe chở con thì cần phải che áo để con ngồi cho mát, còn mẹ thì chấp nhận đầu trần đứng đợi trong nắng – ẢNH THÚY HẰNG
“Sao chị không gửi xe rồi vào chỗ mát ngồi đợi con?”, chúng tôi hỏi một phụ huynh. Chị tặc lưỡi “thôi đứng ở đây cho con dễ thấy”. Chị cho hay mình trú Q.6, con trai học Trường THPT Hùng Vương, Q.5, ngày nào mẹ cũng đưa con đi học và hôm nay chủ nhật, hai mẹ con lại đồng hành trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. “Con muốn thi đậu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường đó điểm rất cao, nhưng con nói muốn và sẽ quyết tâm”, chị kể.
Chị Phương, người mẹ có con trai học Trường trung học thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM, trùm kín mít như Ninja, dựng chiếc xe Lead trước Trung tâm tin học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, nơi chị đứng không có bóng râm của hàng cây nào. “Gửi xe mất công, mình đợi con một chút, nắng không sao”, chị nói. “10 cha mẹ ở Sài Gòn thì tới 8 người ngày nào cũng chở con đi học, đi thi rồi đưa rước con. Mình không yên tâm cho con tự chạy xe. Con vào ĐH thì năm nhất năm hai cũng vậy, sau đó tính sau”, chị nói.
Tình nguyện viên hỗ trợ các thí sinh trong nắng nóng – ẢNH THÚY HẰNG
Cha mẹ luôn mong những gì tốt đẹp nhất cho con của mình – ẢNH THÚY HẰNG
Đúng 11 giờ, thí sinh ùa ra. Trời nắng nóng gay gắt. Cha mẹ trong trang phục kín mít như Ninja đưa cho con chai nước mát rồi vội vàng chở con về, có thể chiều nay – chủ nhật – vẫn còn những ca học thêm khác đang chờ.
Thí sinh nói gì về đề thi đánh giá năng lực ĐH QG TP.HCM 2021?
Phương Duy, chuyên toán, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong: “Em thấy kiến thức chủ yếu trong sách giáo khoa, từ lớp 10. Có những câu băn khoăn nhất tập trung trong môn hóa”.
Lan Nhi, Trường THPT Trần Khai Nguyên: “Khoảng 12 câu hỏi môn lý, hóa khiến em băn khoăn về đáp án. Có một số câu hỏi lý thuyết, không phải dạng tính toán nhưng mà nội dung câu hỏi thì có vẻ “đánh lừa” nếu người làm không tỉnh táo”.
Thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học tập: Phải thực chiến đề thi thật nhiều
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Trường THPT Nguyễn Du (H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng 21.3 trao đổi với các thủ khoa ôn thi như thế nào cho hiệu quả trong kỳ thi đánh giá năng lực?
Thủ khoa giao lưu với học sinh tại H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Về vấn đề này, Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2019, cho rằng kỳ thi đánh giá năng lực kiến thức rất rộng, phân bổ ở rất nhiều mảng kiến thức. Không phải thí sinh nào cũng giỏi toàn diện các môn. Vì thế, trong giai đoạn nước rút này, nếu muốn ôn thi hiệu quả, thay vì học theo sách giáo khoa từ đầu để có kiến thức, các bạn nên vào làm đề luôn, nếu câu nào chưa biết thì quay lại để xem kiến thức ở phần đó.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nguyễn Thị Trân, học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, hỏi: "Làm thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT?". Trả lời cho câu hỏi này, Võ Lập Phúc, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cho rằng môn văn là tư duy ngôn ngữ, làm thế nào để mỗi bài văn phải có điệu hồn riêng của mình. Chính vì thế, trong bài làm văn phải thể hiện được phong cách, giá trị sống, tầm nhìn, lý tưởng của chính các bạn vào bài văn và vấn đề này phải được tích lũy từ chính quá trình đọc, luyện tập mỗi ngày.
Đối với môn lịch sử, Phúc khẳng định không phải học thuộc lòng, không tư duy theo kiểu học thuộc lòng. "Phần thi trắc nghiệm của môn sử là phản ánh của logic sự kiện và khi học, các bạn phải làm sao liên kết được các sự kiện lại với nhau, các sự kiện này ảnh hưởng và là tiền đề để dẫn đến các sự kiện khác. Cách để học tốt môn lịch sử, đầu tiên là phải đọc hết toàn bộ sách giáo khoa và thứ hai là học cách trả lời thật nhanh sự kiện này có những ảnh hưởng gì đến các sự kiện sau", Phúc chia sẻ.
Trần Ngọc Đoan, thủ khoa đầu vào khối A Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm 2020, cho biết tính chất môn hóa và lý không đơn thuần giải bài tập như môn toán. Ở đề thi của 2 môn này, phần đầu có rất nhiều câu lý thuyết nên đầu tiên, để học tốt 2 môn này, phải nắm vững kiến thức, hiểu sâu và hiểu đúng, từ đó mới phát triển lên những bài tập khó. Đoan khuyên học sinh phải thực chiến đề thi càng nhiều càng tốt, vì việc chúng ta học và đề thi ra thế nào không phải lúc nào cũng giống nhau.
Trong giai đoạn nước rút, Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào khối A1 Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM năm 2019, khuyên với môn toán, học sinh nên tiếp cận đề theo tư duy mở, không nên tiếp cận kiến thức chỉ theo sách giáo khoa mà từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các thầy cô trẻ sẽ có những cách thức giải rất mới. Không những thế, Lương cũng khuyên nên ôn và giải đề vào cùng giờ sẽ thi chính thức môn đó ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm quen với thời gian làm bài thi.
Khi học sinh băn khoăn về việc chọn ngành nghề, Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mở TP.HCM, đưa ra lời khuyên từ chính câu chuyện của mình. "Mình từng thi 2 lần không đậu vào trường đại học lớn với chuyên ngành mình yêu thích nên sau 2 năm vẫn quyết thi lại. Mình biết năng lực của mình đến đâu nên chọn ngành gần giống, có liên quan với ngành mình yêu thích, ở một trường lấy mức điểm thấp hơn. Nhưng mình nhận ra rằng nếu vào trường lớn, chưa chắc mình đã cố gắng và có được những thành tích nổi trội như bây giờ", Minh kể.
Thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM: Học sinh TP.HCM thi nhiều nhất với hơn 50.000 người ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố danh sách các điểm thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm nay, vào ngày 28.3 tới. Trong đó, thí sinh TP.HCM dự thi nhiều nhất. Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2020 - HÀ ÁNH Chiều nay 19.3, Hội đồng thi đánh giá năng lực ĐH...