“Mê muội thần tượng” vẫn được điểm?
Ngay sau khi buổi thi văn kết thúc, đề thi văn khối D: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hoá, mê muội thần tượng là một thảm hoạ” được nhiều người lan truyền. Cuộc tranh luận nhiều chiều trở nên “ nóng bỏng” từ các diễn đàn xã hội, bàn trà đá đến… họp báo.
Nhiều ý kiến được cho rằng đề thi văn khối D năm nay làm khó cho những thí sinh đến từ thành phần miền núi và nông thôn. “Văn hoá thần tượng” vốn chỉ nằm trong tầm hiểu biết của giới trẻ thành phố, các thí sinh nông thôn chỉ biết đến đồng ruộng, đến con suối, núi rừng. Thỉnh thoảng lắm mới được nghe một vài ca sỹ Việt Nam biểu diễn trên tivi thì làm sao thần tượng được”.
Và thực tế, trong buổi thi văn khối D (9/7), các thí sinh hoàn thành sớm, phấn khởi cho biết làm được bài thì đều là thí sinh ở… Hà Nội.
Bộ Giáo dục khuyến khích những bài làm sáng tạo, đưa ra được ý kiến riêng
Cũng có ý kiến cho rằng thần tượng ở đây không nhất thiết cứ phải là ca sỹ, diễn viên nào đó nổi tiếng. Nếu thần tượng là những doanh nhân thành đạt như Bill Gate hay chính là bố mẹ mình thì liệu có trở thành “thảm hoạ” như đề văn nêu?
Vấn đề này đã được đem vào trao đổi trong cuộc tiếp xúc giữa ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh ĐH- CĐ 2012 với báo chí. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (thuộc Bộ GD&ĐT) cho biết: “Đề mở là hướng đi tích cực và mới hiện nay. Điều này tránh tình trạng học sinh học vẹt, hay như có ý kiến cho rằng học thuộc lòng bài giảng của giáo viên. Đề đưa ra các vấn đề xã hội đang được quan tâm, thí sinh bằng hiểu biết và suy nghĩ của mình bình luận về vấn đề đấy”.
Nhiều ý kiến cho rằng đề thi Văn khối D năm nay có lợi cho thí sinh thành thị
Giải thích băn khoăn của phóng viên trong việc chấm thi đề mở, ông Nghĩa khẳng định: “Đề mở thì đáp án cũng mở. Thí sinh có thể đưa ra những bình luận nhiều chiều khác nhau, miễn là có lý lẽ chặt chẽ và hợp lý. Nếu có ý kiến nào khác với đáp án, vẫn được cho điểm. Bộ Giáo dục khuyến khích những bài làm sáng tạo, đưa ra được ý kiến riêng. Tuy nhiên điều này phải dựa trên chuẩn kỹ năng, phù hợp với chương trình học và lý lẽ, dẫn chứng đủ sức thuyết phục”.
Video đang HOT
Trước câu hỏi của phóng viên về việc môn Địa lý năm nay liên quan đến biển và hải đảo, phải chăng có sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, ông Nghĩa khẳng định: “Bộ không chỉ đạo cụ thể về biển đảo. Đây là việc ngẫu nhiên của Ban đề thi. Ban đề thi ra theo quy chế, bám sát chương trình, nhưng đặc tính của các môn Văn, Địa là bám sát các vấn đề xã hội.
Kỳ thi năm nay có một điểm mới là được mang các thiết bị công nghệ cao vào phòng thi. Điều này cũng gây tranh cãi giữa “được” và “mất” nếu cho thí sinh sử dụng các thiết bị này. Thí sinh có thể lợi dụng máy chụp hình để đánh dấu bài hay phát tán đề sau 2/3 thời gian nếu ra sớm.
Ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng: “Để chống tiêu cực, Bộ GD-ĐT cho phép bên cạnh giám sát của cơ quan Nhà nước có giám sát của xã hội. Tôi không đồng tình với ý kiến triển khai quy chế này mất nhiều hơn được. Đây là việc mà Bộ GD-ĐT tăng cường công tác xã hội hóa trong giám sát sự trung thực của kỳ thi. Nếu phát hiện bất cứ tín hiệu tiêu cực nào, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công an điều tra và xử lý”.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết cuối tháng 7 các trường phải công bố điểm thi
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh: “Thiết bị công nghệ cao giúp chống tiêu cực trong kỳ thi, thực tế điều này đã chứng minh rồi. Sau cánh cổng trường thi, xã hội không biết điều gì đang diễn ra. Với quy định bổ sung cho phép mang thiết bị công nghệ cao vào trường thi làm minh bạch hoá công tác tuyển sinh. Bất cứ ai cũng có quyền phản ánh tiêu cực và sử dụng bằng chứng để cung cấp cho cơ quan chức năng”.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết cuối tháng 7 các trường phải công bố điểm thi và trước 10/8, Bộ sẽ họp quyết định điểm sàn. Với biểu hiện thí sinh phấn khởi, làm bài tốt hơn, khả năng điểm sàn năm nay tốt hơn năm trước. Mức điểm 5-6 trở lên sẽ nhiều và các trường dễ dàng lựa chọn học sinh hơn. Tuy nhiên, mức điểm này dựa trên nhiều yếu tố như nhu cầu nguồn nhân lực từng ngành, từng địa phương nên rất khó phán đoán trước.
Theo VNN
Vẫn chấm điểm bài thi phản bác đề Văn 'mê muội thần tượng'
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, câu hỏi đúng sai không quan trọng, nếu thí sinh lập luận ngược lại đề thi với lý lẽ chặt chẽ thì vẫn có điểm.
Thí sinh tranh luận sau khi kết thúc môn Văn của kỳ thi ĐH 2012. Ảnh Lê Hiếu.
Đề mở thì chấm thi cũng mở
Chiều 10/7, ngay sau khi thí sinh kết thúc môn thi cuối cùng của đợt 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc họp báo tổng kết kỳ thi.
Trong cuộc họp, bên cạnh những thông tin tổng kết về kỳ thi như số lượng kỷ luật, công tác tình nguyện, có tiêu cực hay không.... đề thi đại học năm nay cũng được trao đổi nhiều.
Theo ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Quản lý và Đo lường Chất lượng Giáo dục (thuộc Bộ GD&ĐT), thì quan điểm chung ra đề của Bộ, thứ nhất là bám sát chương trình THPT. Thứ hai là việc ra đề có sự phân hóa, nhưng cũng đảm bảo thí sinh trung bình làm được điểm (ở 4-5 điểm). Qua phản ánh ban đầu thì có lẽ đề thi năm nay đã đạt được yêu cầu này.
Riêng đề thi môn Văn, lý giải cho việc câu nghị luận gắn với những vấn đề nóng trong xã hội, Phó cục trưởng cho biết: "Đó là xu hướng ra đề của những năm nay, và sẽ tiếp tục trong các năm tới. Mục đích của việc ra đề theo xu hướng này là nhằm giúp học sinh tránh học vẹt".
Riêng đề thi môn Văn khối D, yêu cầu phụ huynh phát biểu ý kiến của mình về, ông Trần Văn Nghĩa cho biết: "Đúng hay sai của câu nói ấy không quan trọng. Bởi Bộ đưa ra một vấn đề để bình luận, và học sinh có thể lập luận ngược lại đối với đề ra. Nếu học sinh có ý nào khác với đáp án mà đúng thì vẫn cho điểm. Bộ khuyến khích sự sáng tạo, nhưng phải đủ lý lẽ và lập luận".
Về việc chấm thi, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết: "Đề mở thì đáp án chấm thi cũng mở".
Đối với thông tin cho rằng, đề thi các môn khối C, Sử - Địa tương đối khó với thí sinh, ông Nghĩa chia sẻ: "Đề thi tự luận có điểm yếu là không dàn trải được (trong khi trắc nghiệp phổ được kiến thức rộng). Riêng đề vấn đề biển đảo trong môn Địa lý, Bộ không có chỉ đạo cụ thể. Bởi vì có rất nhiều bộ với các chủ đề nóng và bám sát chương trình học, năm nay chọn ngẫu nhiên về đề tài đó".
Bị "động chạm", sĩ tử vẫn đưa Bigbang, Suju vào bài Văn
Dù đề Văn có phần "chĩa mũi" vào tín đồ Kpop (nhạc Hàn Quốc), nhưng có một điều khá bất ngờ, đó là bên cạnh những thần tượng rất chuẩn mực như giáo sư Ngô Bảo Châu, ca sĩ Mỹ Tâm.... thì không ít thí sinh cho biết các em vẫn chọn Bigbang, Suju, SNSD.... trong phần liên hệ cá nhân của câu hỏi nghị luận.
Hôm 9/7, sau khi kết thúc môn Ngữ văn, tại hội đồng thi ĐH KHXH&NV (TP.HCM), khá nhiều thí sinh cũng cho biết rằng thần tượng của các em là các nhóm nhạc xứ Hàn. Chỉ một trong số hơn 10 em được hỏi chia sẻ rằng, em chọn chính thầy giáo của mình là người đáng ngưỡng mộ. Thầy đã cho em kiến thức, niềm yêu thích học hỏi cũng như sự sẻ chia trong cuộc sống.
Còn lại, tình yêu của các thí sinh vẫn là những cô gái chân dài, các mỹ nam đến từ xứ sở kim chi. Tại những hội đồng thi khác, không ít sĩ tử cũng cùng chung quan điểm đó.
Một thí sinh thi vào ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) chia sẻ rằng, cô bé lựa chọn phần liên hệ bản thân với thần tượng là Big Bang. Theo cô, không chỉ em mà khá nhiều anh chị 8X cũng đam mê nhóm nhạc số 1 Hàn Quốc này, và cô bé không ngần ngại khẳng định tình yêu của mình trong bài Văn thi đại học. Big Bang là những chàng trai tài năng, cá tính và hoàn toàn xứng đáng là thần tượng.
Một thí sinh thi khác cũng thi vào ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội (thi tại cụm ĐH Vinh) cho biết: "Em thấy thích thú với đề Văn này, em rất thích nhạc Hàn, nhưng rất không đồng tình với việc các bạn "hôn ghế thần tượng" hay chửi cha mẹ. Dù vậy, trong phần liên hệ với bản thân, em vẫn khẳng định rằng thần tượng của em là Suju. Em thể hiện sự hâm mộ của mình bằng cách sưu tập tranh ảnh, các clip hay học cách nhảy của Suju".
Cô bé cho biết, cô thấy rằng không cần phải "ấm ức" vì đề Văn dường như có động chạm đến thần tượng của mình, cũng không nên vì thế mà phải "cố nhịn", chọn lấy một nhân vật khác làm thần tượng. Đây là một cuộc thi quan trọng, và việc thể hiện quan điểm, sự yêu thích có chừng mực là điều cần làm.
Dân mạng sốt với "ông hàng xóm dạy con" Câu chuyện xuất hiện trong cuộc chiến vô tiền khoáng hậu giữa các tín đồ nhạc Hàn với những người khác. Ngay sau khi kết thúc môn đầu tiên của khối D, đề Văn về "thảm họa mê muội thần tượng" đã lập tức trở thành vấn đề nóng trong giới trẻ. Giữa các cuộc tranh cãi kịch liệt, có lập luận, có lí lẽ lẫn văng tục..., xuất hiện câu chuyện về một "ông hàng xóm" dạy con - một cô gái xem thần tượng hơn gia đình. Câu chuyện nhanh chóng được nhiều người yêu thích, bởi thái độ quyết đoán của người bố, đồng thời cũng là bài học cho niềm đam mê thái quá của các bạn trẻ. Chuyện kể về một bậc phụ huynh đã cho con gái "bay" ra khỏi nhà cùng quần áo, vì tình yêu thần tượng hơn gia đình của cô con gái. Dù "thề không bao giờ quay trở lại", nhưng sau 2 tuần "dạt vòm", cô bé về nhà quỳ trước cửa, khóc lóc thảm thiết. Dù vậy, phụ huynh vẫn không cho vào nhà, chỉ bảo vợ mang cơm ra cửa cho con gái cưng ăn. Sau đó, ông bắt cô con gái nhuộm lại tóc đen, cấm sử dụng máy tính, cơm 3 bữa một ngày, không một xu dính túi, tự đi bộ đến trường... Khi chia sẻ lại với hàng xóm, người bố đã vừa khóc vừa chia sẻ là hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập cũng không nghe nên mới phải làm như vậy". Điều khiến dư luận quan tâm nữa là người bố này dù đuổi con ra khỏi nhà nhưng vẫn âm thầm đi theo để bảo vệ con gái. Ông đã xin nghỉ việc một tuần để theo dõi con, tránh cho cô bé rơi vào những cạm bẫy ngoài xã hội.
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
"Sốt" đề thi văn hóa thần tượng Đề thi đại học môn văn khối C và D năm nay được giới chuyên môn đánh giá hay hơn năm trước. Đặc biệt là câu nghị luận xã hội đều là những câu hỏi thú vị, đề cập đến vấn đề đang "nóng" trong giới trẻ. Theo cô Cao Thị Đan Thanh - nguyên tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Thượng...