Mẹ lo lắng vì con đỗ chuyên Sử

Theo dõi VGT trên

“Tôi luôn nghĩ, con học chuyên Sử sau này không có nhiều lựa chọn thi đại học”, chị Thanh chia sẻ tại lễ tuyên dương học sinh đoạt giải quốc gia môn Lịch sử sáng 22/4.

Sáng nay, Quỹ phát triển Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tuyên dương, khen thưởng 133 học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn Lịch sử, tại Văn miếu – Quốc tử giám, Hà Nội.

Nhìn theo con lên nhận thưởng, chị Nguyễn Thị Thanh (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa), cho biết: Khi con trai thi đỗ chuyên Sử, chị và gia đình rất “sốc”. Người mẹ này kiên quyết không cho con nhập học. Nhưng khi nghe con trai thuyết phục sẽ phấn đấu đoạt giải quốc gia để vào thẳng Học viện An ninh, chị Thanh mới ủng hộ.

“Tôi luôn nghĩ, con học chuyên Sử sau này không có nhiều lựa chọn thi đại học. Nếu học đại học, cháu biết làm nghề gì khi ra trường”, chị Thanh chia sẻ.

Nỗi lo của chị Thanh cũng là băn khoăn của nhiều phụ huynh và học sinh khác. Nhiều học sinh không chọn học và thi môn Lịch sử vì cho rằng không hấp dẫn, trong đó có cả sách giáo khoa.

Mẹ lo lắng vì con đỗ chuyên Sử - Hình 1

Lễ tuyên dương những học sinh đoạt giải quốc gia môn Lịch sử sáng 22/4 tại Hà Nội.

Nguyễn Phan Huyền Anh (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), giành giải nhất, tâm sự: Nếu học Sử mà chỉ theo sách giáo khoa thì không đủ kiến thức và chưa hấp dẫn. Kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử hiện tại nhiều nhưng chưa được tinh lọc. Nhiều sự kiện, con số, ngày tháng làm khó học sinh.

“Các cuộc chiến đấu được ghi lại trong sách giáo khoa thường chỉ nhắc tới chiến thắng của quân ta mà không nói đến tổn thất. Những tổn thất xương máu ông cha để lại, dù bi thương, cũng rất cần biết để từ đó ‘thấm’ hơn ý nghĩa của chiến thắng”, Nguyễn Phan Thảo Uyên, học sinh lớp 11 trường THPT chuyên Bắc Giang, giành giải nhất, nói.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, nhiều kiến thức mới chưa được cập nhật trong sách giáo khoa. Sự kiện mới nhất trong sách là năm 2.000. Vấn đề về chiến tranh biên giới, hải chiến Hoàng Sa, vấn đề Trường Sa cũng chưa có hoặc rất ít.

Thảo Uyên cho biết: “Khi ôn thi học sinh giỏi quốc gia, chúng em phải tự tìm hiểu trên mạng, qua tivi, các nguồn thông tin khác và hướng dẫn của giáo viên. Em nghĩ những kiến thức đó rất cần được chuẩn hóa trong sách để không chỉ học sinh giỏi Sử quan tâm tìm hiểu, mà tất cả học sinh cũng phải được biết”.

Theo nữ sinh này, đó là lịch sử, cội nguồn dân tộc, là những cuộc chiến bằng máu xương của ông cha ta bảo vệ hòa bình. Vì vậy, thế hệ trẻ rất cần được biết qua những nguồn chính thống.

Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, khối ngành khoa học xã hội nói chung, môn Sử nói riêng, rất khó xin việc. Không chỉ ở Việt Nam, các nước khác trên thế giới, môn khoa học tự nhiên, kinh tế cũng được lựa chọn nhiều hơn khoa học xã hội.

Học sinh không chọn Lịch sử để thi vì còn liên quan nghề nghiệp sau này. Các ngành thuộc khoa học xã hội thường bị đánh giá thấp, ít cơ hội việc làm, thậm chí bị coi thường nên ảnh hưởng đầu ra của người học.

“Đây là một sự lãng phí. Học Sử rất khó xin việc, nếu có toàn việc lương thấp. Là giáo viên nói chung, lương đã thấp, giáo viên dạy Sử càng thấp hơn. Nếu không khá về kinh tế, làm giáo viên môn Sử khó yên tâm dạy học, khi chính sách tiền lương thấp”, PGS Nghiêm Đình Vỳ nêu quan điểm.

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ, Lịch sử không phải ngành khoa học tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà là ngành khoa học hình thành phẩm chất, tính cách của mỗi công dân. Vì vậy, học sinh THPT thi Sử nhưng có thể lựa chọn nhiều ngành khác nhau để sau này lập nghiệp, không nhất thiết chỉ theo môn này.

“Trong bối cảnh môn Lịch sử hiện nay, tôi cho rằng, việc các em thi học sinh giỏi Sử rồi chọn ngành nào đó để học là hoàn toàn hợp lý. Vì thực tế, đầu ra của ngành Sử không nhiều”, ông Dương Trung Quốc nói.

Trao thưởng 133 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia Lịch sử

Ngày 22/4, 133 học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn Lịch sử được Quỹ phát triển Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tuyên dương, khen thưởng. Trong đó, 6 giải nhất, 59 giải nhì, 68 giải ba.

Giải Nhất thuộc về các trường THPT chuyên Bắc Giang, chuyên Tuyên Quang, chuyên Phan Bội Châu, chuyên Võ Nguyên Giáp.

Từ năm 2012 đến nay, Quỹ Phát triển sử học Việt Nam trao phần thưởng cho 897 em, trong đó có 29 giải nhất, 228 giải nhì, 380 giải ba và 260 giải khuyến khích.

Theo Zing

Trả lại "tên" cho môn Lịch sử

Đó là khẳng định của GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam với báo Dân Việt ngày 8.12, sau buổi tọa đàm trực tiếp với lãnh đạo Bộ GD ĐT về "số phận" của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

Thưa GS, sau khi nghị quyết Quốc hội đã thông qua và nhấn mạnh việc giữ lại môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông, tại sao Hội vẫn tiếp tục đề xuất những buổi trao đổi trực tiếp như vậy?

GS. Phan Huy Lê: Suốt từ tháng 10 đến nay, dư luận rất ồn ào về số phận môn Lịch sử. Thực ra, Hội Khoa học Lịch sử có mong muốn và đã kiến nghị tổ chức một buổi tranh luận công khai giữa Bộ GD-ĐT và Hội về những vấn đề liên quan đến môn Sử để xã hội hiểu rõ, nhìn nhận 1 cách khách quan, tránh những tranh cãi kéo dài không cần thiết trên báo chí như những ngày qua. Tuy nhiên, tôi không vui vì sau đó Ban Tuyên giáo kiến nghị tổ chức tọa đàm quy mô nhỏ, lại không cho báo chí tham gia đưa tin rộng rãi. Tọa đàm thực chất là cuộc tranh luận nhằm ngã ngũ các vấn đề: Giữ lại môn sử không? Giữ lại như thế nào?

Các chuyên gia đều nhận thức được rằng, môn Sử phải là môn bắt buộc và độc lập. Không phải muốn tách ra là tách ra, muốn xé lẻ là xé lẻ. Phải dành cho nó một vị trí xứng đáng trong giáo dục phổ thông, phải được đặt ngang hàng với môn Ngữ văn, Tiếng Việt và Toán. Bộ GD-ĐT cuối cùng cũng đồng tình với quan điểm này và đưa ra quyết định môn này được giữ lại trong hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học trở lên và là môn học bắt buộc.

Trả lại tên cho môn Lịch sử - Hình 1

Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Vậy ở các cấp học, môn Lịch sử sẽ được giảng dạy như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi thống nhất quan điểm, ở cấp tiểu học được tích hợp trong môn Cuộc sống quanh ta và một số môn học khác. Nhưng cần làm rõ, việc tích hợp không phải là cắt ghép cơ học, cũng không đơn giản nằm ở cái tên gọi của môn học. Bộ GD-ĐT cần có những nghiên cứu cụ thể về nội dung để đưa vào môn học cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

Lên cấp THCS, Hội kiến nghị bỏ tên gọi môn Khoa học xã hội vì gọi như thế là chưa hợp lý. Khoa học xã hội bao gồm nhiều môn khác chứ không chỉ có Sử - Địa. Bộ thống nhất sẽ gọi là hai môn Sử và Địa riêng và có thêm phần tích hợp liên môn những nội dung về chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa...Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT còn băn khoăn về việc sẽ ra 3 cuốn sách khác nhau cho hai môn học này như thế nào? Cái này tôi nghĩ không hề khó.

Ở cấp THPT, sau những lập luận của các nhà khoa học, rất mừng vì cuối cùng chính TS. Đỗ Ngọc Thống - người chủ động đề xuất môn học Công dân với tổ quốc trước đó đưa ra đề nghị bỏ hoàn toàn môn học này. Theo ý Bộ GD-ĐT, Sử sẽ được đứng độc lập và chia thành 3 loại: Sử 1 cho chuyên ngành KHXH, Sử 2 chuyên ngành KHTN và Sử chuyên sâu.

Như vậy, môn Lịch sử đã được "trả lại tên" đứng độc lập ở cấp THCS và THPT, vấn đề tiếp theo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ làm gì để môn sử có vị trí thực sự đối với người học?

Thực tế, môn Sử hiện nay chưa sa sút đến mức độ trở thành một môn học vô bổ, bắt trẻ em trở thành nô dịch cho những kiến thức lịch sử khô khan, nhàm chán. Bài sử nào cũng bắt đầu bằng diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, kết quả, bài học... lặp đi lặp lại trở thành "gông cùm" đối với người học. Trong đổi mới giáo dục lần này, chúng tôi đề nghị Bộ GD-ĐT thay đổi hoàn toàn, giống như một cuộc cải tổ thực sự để vực lại môn Sử. Trước hết là thay đổi nhận thức, viết lại sách giáo khoa, đào tạo lại giáo viên... Coi Lịch sử là 1 môn khoa học thực sự trong trường học. Để làm được điều này, Bộ GD-ĐT cần thay đổi phương thức làm việc là chỉ thu nhỏ ban cải cách vào một số chuyên gia. Cần mở rộng, nghiên cứu đến đâu, đưa ra phản biện tranh luận đến đấy sau đó mới có kết luận đề xuất lên Bộ trưởng.

Hội Khoa học Lịch sử sẽ tham gia trực tiếp vào những cải cách này chứ, thưa ông?

Chúng tôi đã có những sự phối hợp với Bộ GD-ĐT như: ký biên bản ghi nhớ về việc đánh giá lại môn Sử trong chương trình phổ thông, đưa ra giải pháp kiến nghị; tổ chức vinh danh học sinh giỏi quốc gia môn sử; tổ chức các cuộc thi em yêu lịch sử cấp quốc gia.... Chúng tôi sẵn sàng tham gia mọi hoạt động cải cách của Bộ GD-ĐT liên quan đến môn học này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ vừa hợp tác, vừa phản biện, cái nào sai sẽ phản biện thẳng thừng, phản biện đến cùng để tiến tới những gì hợp lý nhất.

Cảm ơn giáo sư!

Theo danviet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
22:37:37 18/02/2025
Cuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổiCuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổi
22:52:09 18/02/2025
Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11
00:15:54 19/02/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thởThảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thở
23:32:28 18/02/2025
Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?
21:32:18 18/02/2025
Nữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hòNữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hò
22:20:47 18/02/2025
Bắt tạm giam người đàn ông trêu ghẹo cô gái, đập phá quán ăn ở TP.HCMBắt tạm giam người đàn ông trêu ghẹo cô gái, đập phá quán ăn ở TP.HCM
21:29:34 18/02/2025
Siêu phẩm ngôn tình vừa chiếu đã phá kỷ lục 21 năm mới có 1 lần, nam chính nghe tên ai cũng ghét nhưng đẹp trai xuất chúngSiêu phẩm ngôn tình vừa chiếu đã phá kỷ lục 21 năm mới có 1 lần, nam chính nghe tên ai cũng ghét nhưng đẹp trai xuất chúng
23:26:13 18/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc điều tra DeepSeek vì chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba

Hàn Quốc điều tra DeepSeek vì chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba

Thế giới

07:11:50 19/02/2025
DeepSeek vốn là công ty con của quỹ đầu tư High-Flyer và đã tạo được danh tiếng với các mô hình AI hiệu quả về chi phí nhưng có hiệu suất cao, như DeepSeek-V3 và DeepSeek-R1.
GAM đại thắng nhưng đây mới nhân tố khiến khán giả VCS ngỡ ngàng

GAM đại thắng nhưng đây mới nhân tố khiến khán giả VCS ngỡ ngàng

Mọt game

07:06:23 19/02/2025
GAM bật nội tại đường cùng nhưng khán giả VCS vẫn chưa vừa lòng. GAM tiếp tục chứng tỏ họ mạnh nhất khi vào thế chân tường nhưng không làm hài lòng khán giả VCS
Dạy con học lớp 1, ông bố đọc méo mồm mãi không được một vần: "Thôi học lại cùng con đi!"

Dạy con học lớp 1, ông bố đọc méo mồm mãi không được một vần: "Thôi học lại cùng con đi!"

Netizen

07:02:28 19/02/2025
Đối với nhiều phụ huynh, trong 7749 cái khó, thì cái khó nhất chắc chắn là... dạy con học bài. Ngày xưa đi học đã đau đầu , giờ con đi học lại thêm một vòng đau đầu mới.
Không thời gian - Tập 44: Hạnh đau khổ, nói hỗn với mẹ sau khi chia tay Hùng

Không thời gian - Tập 44: Hạnh đau khổ, nói hỗn với mẹ sau khi chia tay Hùng

Phim việt

06:59:25 19/02/2025
Hạnh không nghe điện thoại và không muốn nói chuyện với mẹ. Đến khi buộc phải nghe điện thoại, Hạnh không giấu được sự phẫn nộ trong lòng mình.
Sao nữ Vbiz hé lộ thông tin về chồng giấu mặt, đã lên kế hoạch có con thứ 2

Sao nữ Vbiz hé lộ thông tin về chồng giấu mặt, đã lên kế hoạch có con thứ 2

Sao việt

06:54:28 19/02/2025
Thanh Trúc cho biết nửa kia rất yêu thương, chăm sóc con gái. Cô còn tiết lộ kế hoạch chuẩn bị có thêm nhóc tỳ thứ 2 vào năm sau.
9 năm 9 vụ tự tử, không ai chịu lắng nghe cho đến khi 1 nghệ sĩ ra đi

9 năm 9 vụ tự tử, không ai chịu lắng nghe cho đến khi 1 nghệ sĩ ra đi

Sao châu á

06:33:31 19/02/2025
Kim Sae Ron, Jonghyun (SHINee), ảnh đế Lee Sun Kyun... lần lượt nhiều nghệ sĩ ra đi bằng quyết định tàn nhẫn nhất và vấn nạn này hiện đã rơi vào tình trạng báo động đỏ .
Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Ẩm thực

06:17:08 19/02/2025
Nếu bạn ghé qua vùng đất này, hãy để tâm hồn mình lắng đọng và cùng khám phá những trải nghiệm ẩm thực độc đáo nhé.
Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim châu á

06:05:18 19/02/2025
Có lẽ, không quá khi nói riêng về kỹ xảo, tác phẩm này xứng đáng nằm ở mức tốt so với mặt bằng chung những bộ phim tiên hiệp ngôn tình lên sóng trong 5 năm gần đây.
Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Phim âu mỹ

05:57:15 19/02/2025
Với nhiều khán giả, đội quân tí hon xanh lè Xì Trum đã trở thành một phần tuổi thơ và cũng đã khá lâu kể từ lần cuối biệt đội nhí nhố này xuất hiện tại rạp chiếu.
Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Pháp luật

00:13:36 19/02/2025
Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên tàu lưu giữ 6 thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá khác. Tổ công tác đã dẫn giải tàu BV 4053 TS về Cảng Hải đội 301 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 để tiến hành kiểm tra, x...
Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Trắc nghiệm

23:58:45 18/02/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe