Mẹ kế, em gái Osama bin Laden chết trong tai nạn máy bay ở Anh
Một chiếc máy bay tư nhân thuộc một công ty hàng không do gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden sở hữu đã gặp nạn tại Anh, khiến toàn bộ 4 người trên khoang thiệt mạng. Mẹ kế và em gái cùng cha khác mẹ của Bin Laden được cho là nằm trong số các nạn nhân của vụ tai nạn.
Báo chí Anh đưa tin, chiếc máy bay tư nhân Embraer Phenom 300 đã gặp nạn vào khoảng 3 giờ chiều ngày 31/7 giờ địa phương trong khi đang cố gắng hạ cánh xuống sân bay Blackbushe tại Hampshire, Anh.
Máy bay bốc cháy tại hiện trường
Máy bay đã đâm xuống một bãi đỗ xe và bốc cháy ngùn ngụt, khiến phi công người Jordan và 3 hành khách thiệt mạng. Các hành khách được tin đều là thành viên của gia đình Bin Laden, trong đó có mẹ kế và em gái.
Vụ tai nạn khiến máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng 20 ô tô tại bãi đậu xe cũng bị phá hủy hoặc hư hỏng nhưng không ai trên mặt đất bị thương.
Nguyên nhân của vụ tai nạn hiện đang được điều tra.
Được biết, máy bay cất cánh từ Milan (Ý). Gia đình Bin Laden có các hoạt động kinh doanh tại phía bắc nước Ý.
Nhiều ô tô bị phá hủy sau vụ tai nạn
Theo truyền thông Anh, chiếc máy bay Embraer Phenom 300 – trị giá 11 triệu USD và do Brazil chế tạo – thuộc công ty hàng không Salem Aviation của gia đình Bin Laden, có trụ sở tại Jeddah, Ả-rập Xê-út.
Salem Aviation được đặt theo tên anh trai cả cùng cha khác mẹ của Osama bin Laden, Salem bin Laden – một nhà đầu tư và kinh doanh. Salem là một phi công nghiệp dư và chết trong một vụ tai nạn máy bay năm 1988.
Video đang HOT
Một chiếc Embraer Phenom 300, tương tự chiếc gặp nạn
Số hiệu đăng ký của máy bay, HZ-IBN, từng được cha của Osama bin Laden, ông Mohammed, sử dụng. Ông Mohammed, cũng là nạn nhân của một vụ tai nạn máy bay, đã sử dụng cùng số hiệu đó khi ông thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Beechcraft năm 1967. Tuy nhiên, gia đình Bin laden được tin vẫn giữ lại số hiệu này.
Osama bin Laden (trong khoanh tròn đỏ) có rất đông anh chị em cùng cha khác mẹ
Ông Mohammed đã thành lập tập đoàn xây dựng và bất động sản nổi tiếng tại Ả-rập Xê-út mang tên Saudi Binladin Group. Đây là một tập đoàn xây dựng đa quốc gia, đặt trụ sở tại Jeddah. Hơn 12 anh chị em của Osama Bin Laden có mặt trong hội đồng quản trị của SBG và giúp điều hành các hoạt động của tập đoàn trên khắp Trung Đông.
Ông Mohammed có tổng cộng 54 với 22 người vợ.
Osama bin Laden từng cầm đầu mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Kẻ này bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt tại Pakistan năm 2011.
An Bình
Theo Dantri/DM
Chân dung thủ lĩnh một mắt quyết từ chối giao nộp bin Laden
"Tôi sẽ không giao ông ấy cho bất kỳ ai", thủ lĩnh tối cao của Taliban Mullah Omar kiên quyết nói vậy khi Mỹ đòi ông ta giao trùm khủng bố bin Laden.
Mullah Omar, thủ lĩnh của Taliban. Ảnh: Rferl
Mullah Omar, một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất thế giới, đã qua đời tại một bệnh viện ở Karachi, Pakistan hơn hai năm trước, theo các quan chức chính phủ Afghanistan. Taliban hôm 29/7 chính thức thừa nhận lãnh đạo của họ đã chết.
Omar từ một giáo sĩ làng vô danh trở thành thủ lĩnh tinh thần Taliban trong nhiều năm trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9. Ông ta là người đứng đầu Afghanistan từ năm 1996 - 2001, với chức danh chính thức là chủ tịch Hội đồng Tối cao Afghanistan. Taliban tháng 12/2001 bị lật đổ và chính quyền tổng thống Hamid Karzai được thành lập.
Mullah Omar được nhớ đến trong lịch sử là kẻ kiên quyết từ chối giao nộp chủ mưu vụ khủng bố 11/9, Osama bin Laden, cho Mỹ. Bin Laden khi đó tị nạn tại Afghanistan.
10 ngày sau vụ khủng bố, VOA phỏng vấn Mullah Omar: "Ông sẽ không giao nộp Osama bin Laden?". Omar thẳng thừng trả lời: "Không. Chúng tôi không thể làm điều đó. Nếu làm vậy thì thành ra chúng tôi không phải là tín đồ Hồi giáo. Nếu sợ bị tấn công thì chúng tôi đã giao nộp ông ta ngay từ lần đe dọa trước".
"Đạo Hồi có nói khi tín đồ Hồi giáo khẩn cầu một nơi trú ẩn thì hãy đáp ứng họ và đừng bao giờ giao người đó cho kẻ thù. Truyền thống Afghanistan cũng cho rằng kể cả khi kẻ thù cầu xin một chỗ nương náu, thì hãy tha thứ và cho hắn một chỗ ở. Osama đã hỗ trợ phong trào jihad ở Afghanistan. Ông ấy đã cùng chúng tôi đi qua những ngày tháng tồi tệ và tôi sẽ không giao ông ấy cho bất kỳ ai", Mullah Omar nói.
Theo một nhà báo hàng đầu Pakistan từng phỏng vấn Mullah Omar, thủ lĩnh Taliban rất kiên quyết về vấn đề này. "Tôi không muốn lưu danh lịch sử như một kẻ phản bội vị khách của mình. Tôi sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống, cả chính quyền của mình. Chúng tôi đã cho ông ấy tị nạn, chúng tôi không thể ném ông ấy đi ngay bây giờ", Omar trả lời phỏng vấn.
Washington đe dọa nếu Omar không giao nộp bin Laden thì ông ta sẽ phải nhận hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, Omar tin rằng đó chỉ là những lời hăm dọa suông. Mặc dù đại sứ Taliban ở Pakistan từng cảnh báo Mullah rằng "Mỹ chắc chắn sẽ tấn công Afghanistan", Omar vẫn tin Mỹ sẽ không mang quân tới nước này.
Osama bin Laden tại Afghanistan. Ảnh: AP
Thế giới quan hạn chế
Sự chủ quan của Omar về khả năng đáp trả của Mỹ sau vụ 11/9 có thể lý giải một phần bằng việc ông ta gần như không giao tiếp với bên ngoài. Omar hiếm khi gặp gỡ báo chí trước vụ khủng bố 11/9 và sau sự kiện đó thì tuyệt nhiên không. Omar cũng ít khi gặp gỡ những người mà ông ta cho là "ngoại đạo", tức là những người không theo Hồi giáo.
Dù có xuất thân bình thường, Mullah Omar năm 1996 tự phong mình là Amir al-Mu'minin, tức "Thủ lĩnh của những tín đồ sùng đạo" - một danh hiệu tôn giáo hiếm thấy từ thế kỷ thứ 7. Omar muốn thể hiện mình không chỉ là thủ lĩnh của Taliban mà còn là của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi.
Để củng cố địa vị lãnh đạo Hồi giáo tối cao, Mullah Omar đã quấn mình trong "Áo choàng của nhà tiên tri", di vật được cho là từng được nhà tiên tri Mohamed mặc. Chiếc áo được cất giữ ở thành phố Kandahar, nam Afghanistan nhiều thế kỷ và gần như chưa từng công bố với công chúng. Mullah Omar đứng trên nóc một tòa nhà, khoác chiếc áo trước sự hò reo của hàng trăm quân Taliban.
Suốt 5 năm nắm quyền kiểm soát Afghanistan, Omar thậm chí hiếm khi tới thủ đô Kabul. Theo Peter Bergen, chuyên gia an ninh của CNN, Mullah Omar gần như không có nhận thức về thế giới bên ngoài. Trong một dịp hiếm hoi khi Omar gặp gỡ một nhóm nhà ngoại giao Trung Quốc, ông ta được tặng một bức tượng thú nhỏ, nhưng thủ lĩnh Taliban đã phản ứng như thể vừa bị đặt lựu đạn vào tay.
Sự cai trị hà khắc của Taliban
Trong những năm đầu, dưới sự lãnh đạo của Mullah Omar, Taliban khá được người dân ủng hộ vì họ đã giành lại trật tự và hòa bình cho đất nước vừa trải qua hơn một thập kỷ nội chiến. Ban đầu, chính quyền được cho là liêm khiết và ít tập trung củng cố quyền lực. Tuy nhiên, Taliban sau đó ngày càng đưa ra nhiều luật lệ hà khắc.
Đá bóng, thả diều, âm nhạc, truyền hình đều bị cấm. Phụ nữ bị cấm đến trường và đi làm. Đàn ông không được cắt tỉa râu. Phụ nữ phải đeo khăn che mặt và không được ra ngoài nếu không có người thân là nam đi cùng. Hình thức trừng phạt của họ giống như thời Trung Cổ. Các học giả tôn giáo Taliban đã tranh luận về cách trừng phạt những người đồng tính. Một số cho rằng nên chôn sống, số khác nghĩ rằng nên ném những người đồng tính xuống từ các tòa nhà.
Cảnh sát của Taliban đi khắp nơi trong xe bán tải, bắt người vi phạm và đánh họ bằng gậy hoặc tống vào tù. Vahid Mojdeh, một cựu quan chức Taliban cho biết: "Chính quyền Taliban là những kẻ tra tấn tàn bạo, hình thức trừng phạt họ hay sử dụng nhất là đánh người bằng dây cáp điện".
Hình mẫu cho IS
Việc IS phá hủy hàng loạt các di sản văn hóa quan trọng ở Iraq và Syria trong vài tháng qua tương tự như Mullah Omar phá hủy hai tượng Phật khổng lồ hơn 1500 tuổi ở Bamiyan, trung Afghanistan. Tháng 5/2001, Taliban dùng chất nổ, phá nát nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Afghanistan.
Nhiều nước đã yêu cầu Taliban dừng việc hủy hoại di sản văn hóa, tuy nhiên, Mullah Omar lại càng kiên quyết tàn phá các bức tượng hơn. Omar cho rằng những hố lớn do mưa tạo thành gần chân các bức tượng là lời nhắn nhủ của Thượng Đế rằng "đây là nơi các con nên đặt thuốc nổ", để phá hủy chúng.
Sau vụ khủng bố 11/9, chính quyền Mỹ nhanh chóng xác định bin Laden là kẻ chủ mưu và đang ở Afghanistan. Ngày 7/10/2001, Mỹ bắt đầu tiến hành thả bom vào Taliban. Lúc này, Mullah Omar vẫn cho rằng Bin Laden không có liên quan đến vụ khủng bố và tuyên bố vẫn kiểm soát được tình hình ở Afghanistan. Cuộc đổ bộ của Mỹ đã đánh tan Taliban chỉ trong vài tuần. Ngày 7/12/2001, Mullah Omar buộc phải rời bỏ Kandahar, nơi ông ta cai trị trong suốt 7 năm.
Lần cuối cùng Mullah Omar xuất hiện là qua một đoạn băng ghi âm ngày 25/7/2005. Từ đó, Omar vắng bóng trước công chúng và hàng năm chỉ đưa ra các tuyên bố bằng văn bản vào cuối tháng lễ Ramadan.
Sau khi Taliban xác nhận Omar đã chết từ hai năm trước, nhóm này đã bầu ra thủ lĩnh mới là Mullah Akhtar Mohammad Mansour, phụ tá lâu năm của Omar. Tuy nhiên, Hassan Abbas, chuyên gia hàng đầu về Taliban tại Đại học Quốc phòng ở Washington, cho rằng "hàng ngũ Taliban ở Afghanistan không có ai có đủ uy tín hoặc địa vị" để thay thế Mullah Omar.
Hàn Hạnh
Theo CNN
Người nhà Bin Laden chết thảm trong vụ tai nạn máy bay ở Anh Ngày 31.7 xảy ra một vụ rơi máy bay thảm khốc ở ngoại ô London, Anh làm 4 người thiệt mạng, trong đó có người của gia đình Osma Bin Laden, báo chí Anh cho hay. Máy bay gia đình Bin Laden đâm xuống bãi đỗ xe - Ảnh: Reuters Trong số 4 người thiệt mạng có 2 người trong gia đình của...