Mẹ đóng chuồng nhốt hai con thích khoả thân
Hai con trai của bà đều bỗng thích khoả thân chạy vào rừng. Bà phải đóng chuồng nhốt con.
Thích khoả thân chạy vào rừng
Khe Chà Hạ (bản Hào, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) lở lói, đục ngầu. Người đàn bà khoác chiếc áo có màu như nước khe chẳng để ý khi tôi nhắc tên bà Lương Thị Châu. Nhưng nhắc chuyện có hai đứa con thích lột quần áo chạy vào rừng thì chị nhanh nhảu: “Hết mấy nóc nhà ni (này – PV) là đến thôi. Bà ấy khổ lắm”.
Vào nhà, bà Châu đang ngồi bên chiếc chuồng gỗ được ghép bởi những thanh gỗ, mét (cây luồng), bên trên được lợp mái bằng lá. Loáng thoáng có bóng gì đó trong chuồng. Lại gần nhận ra đó là một người đàn ông ở trần, nước da màu đất loang lổ. Vân vân miếng xôi, bà Châu nhúi vào cho con.
Anh Xánh cưới vợ được 1 ngày thì bỗng dưng lột hết đồ chạy vào rừng sâu
Nhanh như cắt, người trong chuồng vứt nắm xôi ra ngoài. Bà Châu lê bước, cúi nhặt nắm xôi, rồi tỉ mẩn nhặt từng hạt đất, cất vào trong giỏ. Bà tâm sự: “Gần 10 năm ni bị nhốt, hắn lúc nào cũng thế mà. Có hôm nhịn đói cả ngày có chịu ăn chi (gì) mô (đâu)”.
Bà Châu đau xót nhốt anh Xánh
Câu chuyện với tôi bị ngắt quãng bởi chốc chốc lại nghe tiếng kêu re ré, quằn quại của con trai bà, anh Lô Văn Xánh (36 tuổi) – trong chuồng gỗ phát ra.
Bà Châu kể năm 2001, Xánh cưới vợ được một ngày thì bỗng biến mất. Bà đi dò hỏi cả ngày thì có người bảo con bà lột hết đồ chạy vào sâu trong rừng rồi.
Thương bà Châu, người dân trong bản đã tập hợp nhau lại, chuẩn bị lương thực để tìm Xánh. Mọi người đi bộ mấy ngày trời. Tưởng thất bại thì bất ngờ nghe thấy tiếng người ở trên cao.
Nhìn lên ngọn cây cổ thụ cao vút thì thấy có người ở trần, đôi mắt sáng quắc nhìn chăm chăm về phía họ. Rồi cười. Tiếng cười rờn rợn.
Video đang HOT
Chốc lát, người dân xác định đấy là Xánh.
Sau nhiều tiếng đồng hồ, mọi người đã đưa được Xánh về nhà. Nhưng vừa đến đầu ngõ, Xánh đã chạy thẳng vào bếp lấy con dao nhọn ra chửi bới rồi đuổi người chém.
Dân bản đã phải đi bộ mấy ngày trời mới tìm được anh Xánh trong rừng sâu
Nhốt con chuồng gỗ, mời thầy “đuổi ma”
Theo bà Châu vào nhà, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy người đàn ông nửa ở trần, chỉ độc mặc chiếc quần đùi nằm trên giường, đôi mắt man dại.
Bà tiến lại gần cầm chiếc quạt quạt cho con, bảo: “Hắn là Lô Văn Kèo, năm ni 45 tuổi rồi. Nhưng cứ như đứa trẻ, chẳng biết làm chi. Hắn nằm im như thế là tui hết khổ rồi”.
Vậy là không chỉ anh Xánh, mà cứ theo lời kể thì bà Châu có đến hai người con thích “nuy”. Anh Kèo là anh của Xánh, lúc sinh ra cũng bình thường như bao trai bản khác. Cũng khỏe mạnh, lanh lợi, lọt vào mắt của nhiều sơn nữ cùng trang lứa.
Vậy nhưng năm lên 17 tuổi (năm 1984), anh Kèo cũng bỗng dưng mất tích. Bà Châu và dân bản đi tìm phát hiện Kèo trong rừng sâu, không mảnh vải che thân.
Mọi người đưa về nhà nhưng sau đó Kèo lại dùng dao chém người nên bà Châu nhờ người đóng chuồng gỗ nhốt anh Kèo vào đó.
“Thằng Kèo giờ cũng đỡ rồi. Không phải nhốt chuồng nữa. Nhưng giờ thằng Xánh lại như anh trai hắn”, nước mắt bà Châu trào ra.
Cũng như anh Xánh, anh Kèo chưa một lần được đưa đến bệnh viện để khám
Khi xảy ra chuyện, bà Châu đã đi mời thầy cúng về để bắt “con ma” cho các con của mình. Bệnh tình không giảm mà hiện đã qua 5 thầy cúng và có hàng chục con lợn đã bị làm thịt. Nhiều tài sản của vợ chồng bà Châu cũng đã “đội nón” ra đi.
Thậm chí, bà cũng đã phải bán căn nhà gỗ để trả nợ số tiền đã vay để nhờ thầy cúng. Không có nhà, vợ chồng con cái được người dân giúp dựng mái nhà xộc xệch ở tạm.
Tôi hỏi bà Châu các con bị bệnh gì. Bà lắc đầu không biết. “Tui chưa đưa con đi bệnh viện. Xuống đó tiền nhiều lắm mà gia đình không có đâu. Hơn nữa dân làng bảo chúng nó (hai con bà Châu-PV) bị ma ám đấy”, người mẹ này nói trong tiếng nấc khi nhìn hai đứa con của mình.
Ông Lô Văn Môn – Bí thư chi bộ bản Hào cho biết: Vợ chồng bà Châu có 6 người con nhưng chỉ có hai người bị bệnh. Các con khác của bà có muốn giúp đỡ mẹ cũng không được vì cuộc sống cũng khó khăn. Chồng bà đau yếu nên cũng không cáng đáng được nhiều. Để giúp gia đình bà, dân bản đã đóng chuồng gỗ để nhốt các con bà khi bị bệnh. Ngoài ra còn gom gạo, ngô cho gia đình bà. Mới đây, gia đình bà Châu được Nhà nước hỗ trợ tiền và được người dân giúp đỡ nên đã dựng được chỗ ở gọi là nhà
Theo GDVN
Trò lừa đảo bất lương nhằm vào số phận bi đát
Chỉ vì nhẹ dạ, cả tin mà anh Tuất bị các đối tượng lừa đảo bằng "chiêu" nộp thẻ cào may mắn. Gia cảnh anh đã khốn khó nay lại càng khó khăn gấp bội khi bị lừa sạch số tiền mà bạn đọc ủng hộ.
Ngay sau khi Dân trí đăng tải bài viết: "Nỗi lòng người mẹ sinh 3 bất lực nhìn con thơ khát sữa" ngày 12/7, rất nhiều độc giả quan tâm đã trực tiếp về gia đình, hoặc gửi quà về qua đường bưu điện kịp thời giúp đỡ các cháu nhỏ cũng như hoàn cảnh gia đình anh Vũ Văn Tuất (xóm Thọ Thắng, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Tuy nhiên cũng có những kẻ bất nhân lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo lời kể của anh Vũ Văn Tuất: Vào khoảng 2h30 phút, ngày 12/7 anh Tuất nhận được một cuộc điện thoại từ số máy 01666.918.135 thông báo gia đình anh đã trúng thưởng trong chương trình quay số đặc biệt giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn của Viettel với số tiền trúng thưởng là 12.000.000đ. Và bảo anh ngay lập tức mang theo chứng minh thư nhân dân vào Kho bạc nhà nước ở TP Vinh trực tiếp để làm thủ tục nhận thưởng nếu không sẽ hết hạn trao thưởng. Không quên mục đích của mình các đối tượng còn dặn dò anh phải mang theo 3.500.000đ tiền mặt để làm lệ phí nhận thưởng.
Tin lời các đối tượng, anh Tuất đi vay nóng thêm 1.000.000đ làm lộ phí và 3.500.000đ (số tiền bạn đọc ủng hộ) thuê xe ôm vào TP Vinh "nhận thưởng". Trên đường đi các đối tượng liên tục liên lạc với anh, chỉ tỉ mỉ đường đi nước bước.
Anh Tuất vẫn còn bàng hoàng sau sự việc vừa trải qua
Để tạo niềm tin với anh chúng còn bảo là có quen với ông Trần Xuân Vinh, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu và đã từng về đây nhiều lần tặng quà nhân ái cho những gia đình khó khăn gia đình anh. Một mặt thường xuyên giữ liên lạc với anh Tuất, mặt khác chúng gọi điện liên lạc với chị Huyền vợ anh ở nhà. Chị Huyền cho biết: "Lúc đó tôi nghe giọng của một người đàn ông còn khá trẻ dặn dò tôi là về gần đến nhà tôi và bảo tôi ở nhà rồi họ đến trao tiền trúng thưởng cho".
Về phần anh Tuất ngay sau khi anh vào tới TP Vinh, chưa kịp tới Kho bạc nhà nước thì các đối tượng lại liên lạc, thay đổi địa điểm gặp mặt ở Bến xe Vinh. Sau một hồi lòng vòng quanh bến xe, chúng lại gọi điện bảo anh cứ bắt xe ôm đi rồi chúng chỉ đường cho.
Anh Tuất bức xúc: "Cứ như thể là chúng đi ngay sau em ấy, cứ tới ngã tư là chúng lại gọi bảo rẽ về bên trái hay bên phải liền. Chúng cứ bảo em đi lòng vòng qua không biết bao nhiêu là cái ngã tư nữa, rồi đến một tiệm thuốc đông y gia truyền chúng bảo em dừng lại đợi. Sau đó chúng lại bảo em bắt xe ôm đi tiếp đi, tới một quán nước ven đường không có khách chúng bảo em dừng lại đợi ở đấy".
Tại đây các đối tượng yêu cầu anh Tuất bỏ 3.500.000đ xuống gầm bàn nước và đi ra khỏi đó. "Lúc đó em đang lưỡng lự thì chúng nói: Có thương ba đứa con ở nhà không? Em bảo là con dứt ruột đẻ ra sao lại không thương. Chúng lại nói tiếp: Nếu thương các con thì để tiền vào đó rồi về đi, có gì sẽ liên lạc lại sau", anh Tuất nhớ lại. Thương con anh lập tức bỏ tiền vào nơi chúng yêu cầu và tức tốc bắt xe quay về nhà. Chạy vội vào với các con, nhìn thấy chúng bình yên anh mới an lòng. Chị Huyền vợ anh vẫn đinh ninh rằng chồng mình đi nhận thưởng thành công về, có thêm ít tiền mua sữa cho con.
"Sáng sớm hôm sau chúng lại gọi điện, bảo tiền đã về bên UBND xã rồi và bảo tôi đi mua 5 cái thẻ cào Viettel mệnh giá 100.000 đ/cái mang lên UBND xã rồi nhận tiền", anh Tuất kể.
Bàn bạc với vợ, anh Tuất lại ngậm ngùi sang hàng xóm vay 500.000đ đi mua thẻ cào với lời hứa chắc nịch là trưa nay sẽ hoàn trả ngay lập tức. Sau khi mua thẻ cào anh liên lạc lại với các đối tượng và được chúng hướng dẫn cào các thẻ đã mua rồi đọc mã số cho chúng. Anh Tuất đọc thẻ cào xong chúng bảo anh đốt những cái thẻ đã mua rồi lên UBND xã gặp nhau rồi nhận tiền.
Chưa kịp mua cho con hộp sữa, số tiền bạn đọc ủng hộ đã bị chúng lừa sạch
Nhưng vẫn chưa thỏa mãn lòng tham, ngay sau đó chúng lại liên lạc và bảo anh mua thêm 5 cái thẻ như vậy nữa rồi lên nhận tiền cho chắc. Không còn một xu dính túi, anh bảo lên UBND xã gặp nhận được tiền rồi mới có để mua, chúng liền tắt máy.
Cứ nghĩ tiền trúng thưởng đã về tới UBND xã, anh liền ngay UBND xã để nhận thưởng như lời hứa của những "người tốt bụng". Thế nhưng khi gặp ông Vinh để hỏi tiền thì ông Vinh bảo là không có, và cũng không quen ai như anh Tuất bảo. Biết mình đang bị lừa anh ra bưu điện xã để hỏi về chương trình khuyến mãi của Viettel thì được trả lời là không có. Tá hỏa anh Tuất liền gọi lại theo số cũ của các đối tượng thì không liên lạc được.
Như chưa tin vào sự thật, cả buổi sáng hôm đó anh ngồi gọi lại cho chúng thì đều bặt vô âm tín, nghĩ đến số tiền đã mất anh không thể nào ngờ người ta lại nhẫn tâm lừa những người khó khăn như gia đình anh chị. "Số tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ, chưa kịp mua cho con hộp sữa thì đã bị lừa sạch, tôi thật có lỗi với các con, có lỗi với các nhà hảo tâm. Chỉ vì sự thiếu hiểu biết, quê mùa của bản thân mà tôi...", anh Tuất nói trong nước mắt.
Như Dân trí đã thông tin gia đình chị Trần Thị Huyền và anh Vũ Văn Tuất thuộc diện khó khăn của xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị Huyền vừa "vượt cạn" ca sinh 3 khó nhọc, 3 đứa trẻ mới sinh luôn ốm yếu bởi vì thiếu sữa mẹ. Hiện tại gia đình anh Tuất rất khó khăn khi đang phải vay nợ ngân hàng trên 45 triệu đồng làm nhà chưa trả được và 15 triệu đồng vay nóng để có chi phí đưa vợ đi sinh.
Điều đáng nói là anh Tuất không phải là "Nhân vật tấm lòng nhân ái" đầu tiên bị kẻ xấu lừa đảo bằng chiêu lừa này. Cách đây không lâu, anh Nguyễn Văn Hiền, (ở xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)-nhân vật trong bài viết: "Người cha gánh bỏ trấu kiếm tiền ghép hộp sọ cho con gái" đăng tải ngày 17/6 cũng suýt bị kẻ xấu lừa đảo ngay sau khi Dân trí đăng tải bài báo. Trước đó, nữa là trường hợp anh Bùi Văn Nhiệm-nhân vật trong bài viết "Cha bán thận cứu vợ, cả gia đình nguy nan" cũng bị kẻ gian lừa mất mấy triệu đồng. Cuộc sống và số phận các gia đình này vốn đã khốn khổ, đáng thương nhưng những kẻ xấu bất lương vẫn đang tâm lừa đảo. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn, xử lý nạn lừa đảo qua điện thoại đang ngày càng phổ biến hiện nay
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tủi nhục mẹ già nuôi con 37 tuổi trong cũi sắt "Có lần nó phá cũi ra trèo lên tầng 2 nhà bác Anh rồi giằng lấy cháu Linh ném xuống sân, may sao mà có giàn cây đỡ lại..." - bà ĐàoThị Ái nói trong nước mắt. Bà Ái bé nhỏ bên cũi sắt nhốt con trai 37 tuổi Năm 20 tuổi, bà Ái (SN 1939, thôn Nhuệ, xã Chí Hòa, huyện Hưng...