Mẹ đơn thân 41 tuổi xinh đẹp trẻ trung gây sốt với quan điểm: Có tiền cũng không cho con đi du học sớm!
Chẳng phải vì tiếc tiền, khó tính hay sợ con hư hỏng, mà lý do chị Hồng Hạnh đưa ra khiến các ông bố bà mẹ khác cảm thấy rất đáng học hỏi và suy ngẫm. Đâu phải cứ gửi con ra nước ngoài càng sớm sẽ càng tốt?
Làm mẹ đơn thân đã nhiều năm, chị Điền Kiều Hồng Hạnh (41 tuổi, Hà Nội) luôn ưu tiên dành thời gian quan tâm chăm sóc cho 2 con nhiều hơn là công việc. Mặc dù đang là chủ của một chuỗi spa nổi tiếng, vô cùng bận rộn, nhưng chị luôn dạy 2 bé Chíp – Tún rất nề nếp, ngoan ngoãn, chăm chỉ và tự giác, khiến nhiều bà mẹ khác ngưỡng mộ.
Có đủ điều kiện kinh tế để lo cho 2 con, tuy nhiên, chị Hạnh lại có suy nghĩ ngược chiều với số đông phụ huynh về chuyện học hành, tương lai của 2 bé. Nhiều gia đình giàu có luôn muốn gửi con đi du học nước ngoài để mở mang tầm mắt, cho con tự lập sớm, tiếp nhận thêm nhiều điều hay về thế giới rộng lớn ngoài kia. Chị Hạnh cũng có mong muốn đó, song quan điểm của bà mẹ cá tính lại khác biệt hoàn toàn với số đông.
“Chíp năm nay lớp 8, sang năm sẽ lên lớp 10 (cấp 3), bỏ qua lớp 9 do học hệ quốc tế, vì vậy đang phải chọn một môn chuyên ngành cho sang năm: lịch sử, nghệ thuật, ICT (máy tính công nghệ).
Chíp hỏi ý kiến mình là chọn gì? Mình bảo tùy con chọn môn nào con thấy thích nhất hoặc có khả năng nhất, thì nó bảo mỹ thuật nó còn biết vẽ vời một chút nhưng lại phải thức đêm (mà điều này rất hại sức khỏe và nhan sắc – không ổn). Loay hoay mãi không biết chọn gì nó bảo hay là con kiếm học bổng đi sớm đỡ phải chọn, mình gào lên: Không bao giờ!
Mình sẽ không bao giờ cho con đi du học sớm hoặc tách con ra khỏi cuộc sống của mình sớm, ít nhất phải hết cấp 3 mình mới cho đi, lý do là:
(1) Mình phải luyện Chíp thành công tối ngủ trước 11h, ngày dành ra 30 phút tập thể thao, tự lo ăn uống đủ chất. Bắt buộc phải có 3 thói quen này, phải làm được mình mới cho tách.
Khi nào ý thức được sức khỏe là quan trọng nhất thì mới cho đi, không thì cứ ở nhà!!!
Mình chứng kiến giới trẻ bây giờ thấy lo nên chỉ sợ Chíp cũng như vậy, ôm điện thoại tới 1 – 2h sáng, không tập tành thể thao, ăn uống linh tinh, người yếu ớt xanh xao nên nhất định Chíp không được phép sống như vậy khi xa nhà!
(2) Trước sau gì con cái cũng sẽ có cuộc sống riêng và tách ra khỏi cuộc sống của mẹ, quãng thời gian ba mẹ con sống với nhau nếu so ra, thì cũng chỉ được 18 – 20 năm, nên phải tranh thủ giữ nó lại bên mình càng lâu càng tốt.
Đi ra ngoài, chắc chắn sẽ không bao giờ được yêu thương và chăm sóc như khi ở với mẹ.
(3) Kiến thức học cả đời, đi lúc nào chả được, sớm muộn vài năm chả có nghĩa lý gì nhưng bên mẹ thêm vài năm thì vô cùng ý nghĩa.
Nếu hết cấp 3 đi thì cũng chỉ còn có 3 năm nữa, con chưa đi mẹ đã thấy hụt hẫng”.
Video đang HOT
Ban đầu, nhiều người cảm thấy băn khoăn tò mò khi nghe chị Hạnh quả quyết sẽ không bao giờ để các con ra nước ngoài du học quá sớm. Tuy nhiên, những lý do bà mẹ kỹ tính đưa ra khiến ai cũng cảm thấy vô cùng thuyết phục, rất khoa học và hợp lý, lại chạm đến trái tim của tất cả những bậc phụ huynh khác.
Không ít chị em phụ nữ đã gật đầu đồng ý, thay đổi suy nghĩ định hướng tương lai cho con sau khi đọc những dòng chia sẻ thật lòng của Hồng Hạnh. Bà mẹ 2 con còn có quan điểm rất thú vị về thứ tự ưu tiên những điều tốt nhất dành cho con. Chắc chắn mỗi người sẽ có đáp án riêng khác nhau khi lựa chọn các thứ tốt cho con mình, và chị Hạnh có kinh nghiệm khá hay ho, đáng để những ông bố bà mẹ khác tham khảo.
“Khi mình không có nhà, mỗi lần liên lạc về câu đầu tiên bao giờ cũng hỏi: Hôm nay con đã tập chưa Chíp?
Chưa bao giờ mình hỏi câu gì liên quan tới bài vở! Tại sao mình xem trọng sức khỏe và tập tành tới như vậy? Vì một người, người ta tự ý thức được việc tập luyện kham khổ và làm được nó thì hầu như việc gì họ cũng có thể làm được, bởi tập luyện không hề sung sướng như ngồi ăn món mình thích, nằm khểnh xem một bộ phim hay cầm điện thoại tán gẫu…
Và không hiểu sao mình luôn tin, những người có ý thức rèn luyện sức khỏe tốt thì tỷ lệ trở thành người tử tế cũng cao. Sức khỏe và ý thức là phần trách nhiệm của mình, còn tri thức học hành là trách nhiệm của chúng nó, mình chỉ cho tiền để đi học chứ không thể giúp nó học được”.
Các mẹ nghĩ sao về những chia sẻ của chị Hồng Hạnh?
Theo Helino
Đắk Nông: Cô giáo vùng cao xin cơm, xây nhà bán trú cho học trò nghèo
Gần hai năm sau ngày Dân trí đăng tải bài viết "Cô giáo vùng cao nấu cơm cho hàng trăm học trò nghèo", bữa ăn cho học trò nghèo của cô Huỳnh Thị Thùy Dung được nhiều người biết đến hơn. Cũng trong gần hai năm ấy, cô Thùy Dung còn đi kêu gọi mọi người để có một bếp ăn "chuẩn" và nhà bán trú học sinh, giúp các em có chỗ ăn, chỗ ngủ mỗi khi đến trường.
"Món quà để các em yên tâm đến lớp"
Tháng 3 Tây Nguyên nóng phỏng rát. Trên những con đường đất bụi mù đất đỏ, những đứa trẻ lầm lũi bước vội đến tập trung tại một quán ăn cách trường học không xa. Đã thành thông lệ, cứ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, gần 200 học sinh (HS) của trường Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) lại tập trung lại đây để "ăn cơm cô Dung"- tức cô Huỳnh Thị Thùy Dung
Cô Dung cùng một số người dân chuẩn bị nấu cơm trưa cho học sinh
Quá 15 phút kể từ lúc kết thúc buổi học, nhiều bàn ăn vẫn chưa có HS đến ngồi, cô Dung lại cất tiếng gọi học trò. Dường như công việc ấy đã quá quen với nữ giáo viên, nên cứ thấy học trò nào, cô Dung lại gọi đích danh, thúc giục em nhanh chân vào ăn cơm.
Cô Dung phân trần: "Hôm nay nghe tin có người đến chụp ảnh, các em xấu hổ nên chưa dám vào ăn, chứ mọi hôm các em tự giác lắm, tan học là chạy đến bàn ăn luôn".
Sau khi tan học, học sinh tập trung về một quán ăn cạnh trường để ăn cơm
Ba năm, từng ấy thời gian cô Dung quen với việc gọi HS về ăn cơm bất kể nắng gió hay mưa bão. Có những em mới học lớp 1, nhưng cũng có những em đã chuyển cấp, cô đều nhớ hết mặt, hết tên. Chính vì thế, khi được hỏi, tất cả những đứa trẻ ấy đều dành cho cô Dung- người mẹ thứ hai - một tình cảm, sự biết ơn đặc biệt nhất.
Ngồi lặng lẽ nhìn học trò ăn trưa, cô Dung vẫn không thể quên những ngày đầu hoạt động, khi mà bếp ăn chưa nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và sự tin tưởng của các mạnh thường quân. Thế nhưng, sau gần 3 năm nỗ lực, cô đã thay đổi được tất cả.
Đã có lúc bữa ăn bị gián đoạn do sự ủng hộ bị cắt
"Thời gian đầu, các bữa ăn bị đứt quãng do không có kinh phí để hoạt động, nguồn tài trợ cũng bị cắt mất do họ thấy không khả quan. Ngày ấy mỗi tuần các em chỉ được phát thức ăn vào 1, 2 buổi trong tuần, còn tự phải mang cơm đi học. Thế nhưng thông qua bài viết trên báo Dân trí, rất nhiều người biết đến bếp ăn, cùng chung sức để bếp ăn tiếp tục hoạt động và nâng lên 4, 5 bữa một tuần, bao gồm cả cơm và thức ăn", nữ giáo viên tâm sự.
Sau bài viết của báo Dân trí, bếp ăn được biết đến hơn, học sinh tiếp tục được ăn cơm cô Dung
Em Hờ A Dờ (dân tộc Mông) cho biết, hai anh em ở tận bản Mông, xa trường gần 10km, đường đi lại toàn là đồi núi, đường đất nên rất vất vả. Hai năm nay, được ăn cơm của cô Dung nên bố mẹ mới đồng ý cho đi học tiếp. "Cơm rất ngon, có cả thịt, cá nên bữa nào em cũng đến ăn. Hôm nào ăn không hết, cô còn cho bọn em lấy về nhà nữa", nam sinh thật thà chia sẻ.
"Sau bữa cơm, sẽ là giấc ngủ"
Cô Dung tâm sự: "Các em được ăn no bụng đã là may mắn lắm rồi. Thế nhưng thực tế của địa phương, nhà các em rất xa, trong khi trường không có chỗ nghỉ ngơi cho HS, nên buổi trưa nhiều em thường hay ra sông, ra suối tắm rất nguy hiểm. Nhiều khi lên lớp buổi chiều, các em thường hay ngủ gật vì buổi trưa đi lang thang mà không ngủ. Chính vì vậy, tôi lại quyết tâm đi xin mọi người một căn nhà bán trú cho các em nghỉ trưa".
Cô Dung đã kêu gọi để xây dựng một khu bán trú ngay sau trường
Chia sẻ nguyện vọng của mình lên trang Facebook cá nhân, cô Dung không ngờ nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người. Mỗi người một ít, đến cuối tháng 3/2019, kế hoạch xây nhà bán trú, nhà ăn cho HS Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đã được hiện thực hóa.
"Vì quỹ đất của nhà trường không có nên các mạnh thường quân đã góp tiền mua một miếng đất ngay cạnh trường để xây dựng bếp ăn và nhà bán trú. Miếng đất rộng hơn 1 sào, được nhà trường đứng tên quản lý. Hiện tại, nhà trường cũng đang làm việc với đơn vị thiết kế, thi công để tính toán cụ thể chi phí thực hiện, sau đó sẽ bắt tay vào xây dựng để kịp hoàn thành trước mùa mưa năm nay", cô Dung cho biết thêm.
khu bán trú sẽ gồm bếp ăn tập thể và hai phòng nghỉ trưa cho học sinh
Theo cô Dung, khu bán trú cho HS sẽ gồm bếp ăn tập thể và hai phòng nghỉ trưa cho HS nam và nữ. Khi đi vào hoạt động, cô Dung sẽ cùng một số đồng nghiệp khác chăm sóc HS. Riêng bếp ăn sẽ thuê một đơn vị có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để nấu cho các cháu.
Cô Đoàn Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường Võ Thị Sáu cho biết , Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Đắk Nang hiện có hơn 60% là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu người Mông, Sán Chỉ có hoàn cảnh khó khăn, nguy cơ phải bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên, từ những việc làm của cô giáo Dung đã góp phần tích cực cùng nhà trường trong việc giảm thiểu HS bỏ học giữa chừng..
Học sinh được rèn luyện tính tự giác khi ăn ở bếp ăn cô Dung
"Từ ngày cô Dung nấu cơm trưa cho HS, tỷ lệ nghỉ học giữa chừng giảm hẳn, sĩ số lớp các năm được duy trì. Nếu năm 2013, nhà trường có tỷ lệ HS bỏ học chiếm trên 4% thì đến nay chỉ còn 0,5%. Cũng nhờ sự kêu gọi của côDung cùng sự giúp đỡ của mọi người mà chúng tôi đã có nước sạch cho HS uống, có thư viện đọc sách cho HS...", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nhận xét.
Cô giáo Thùy Dung từng chia sẻ: "Dù chỉ có điều kiện nấu cho các em hai bữa cơm trưa trong tuần, nhưng chúng tôi hy vọng, đó là món quà thiết thực nhất để các em yên tâm đến lớp. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ xin xây dựng một bếp ăn bán trú để bữa ăn của các em đầy đủ, tươm tất hơn". Đến thời điểm hiện tại, gần 200 học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số đều được ăn 4-5 bữa cơm trưa tại bếp ăn của cô Dung.
Bên cạnh nấu cơm, xây nhà bán trú, cô Dung cũng là người khởi sướng chương trình "áo ấm mùa đông", xe đạp cho những trò nghèo nhà xa.
Trong năm học 2017-2018, cô Huỳnh Thị Thùy Dung được Chủ tịch UBND huyện Krông Nô tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" vì có thành tích xuất sắc trong năm học. Cũng trong năm học, cô Dung được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo dạy và học".
Dương Phong
Theo Dân trí
Đi du học có được hoãn nghĩa vụ quân sự? Hiện có nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài thì nhận được giấy gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của ban chỉ huy quân sự nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Ảnh minh họa Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết điểm g, khoản 1, điều 41 của Luật nghĩa...