Mẹ đảm nấu cháo chim câu đậu xanh cà rốt cho bé ăn dặm, ngửi mùi là muốn ăn ngay
Thịt chim câu thơm ngon ngọt nước, giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho bé khi bước vào độ tuổi ăn dặm.
Nguyên liệu nấu cháo bồ câu đậu xanh cà rốt
Chim bồ câu làm sạch: 1 con
Gạo tẻ: 1/2 lon
Đậu xanh: 50g
Cà rốt: 1/2 củ
Nấm hương khô 3 – 4 cái
Hành tím băm, hành lá, tỏi băm, gừng thái sợi
Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu xay, nước mắm
Cách nấu cháo chim câu đậu xanh cà rốt
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy ra chợ mua một con chim câu được làm sạch rồi nhờ người ta thui sạch lông mổ sạch về nhà bạn chỉ việc cho vào nấu. Khi bạn nấu chim bồ câu nấu cho bé, bạn nên tách riêng phần thịt, bằm nhỏ. Phần xương chim giữ lại để ninh nước dùng.
Bước 2: Tiếp đó, bạn hãy ướp phần thịt chimbồ câuvới chút hạt tiêu, hạt nêm, chút nước mắm và hành tím bằm trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Với phần đậu xanh vo sạch, rồi ngâm trong nước cho đến khi nở mềm thì vớt ra đãi vỏ, rửa lần nữa rồi để ráo. Tiếp đến, bạn rang gạo với lửa nhỏ, tránh để gạo bị biến màu. Với phần cà rốt bào vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Với nấm hương tươi rửa sơ nước muối, thái sợi. Nếu là nấm khô thì bạn ngâm nở trước. Gia vị như hành tươi bạn rửa sạch để khô nước.
Bước 3: Bạn hãy cho gạo nếp gao tẻ và xương chim bồ câu vào ninh nhừ thành cháo. Khi bạn thấy gạo đã được nấu nhuyễn thành cháo bạn hãy xào cà rốt, nấm hương và phần thịt chim bồ câu bên một chảo khác, nêm xíu bột nêm cho đậm đà. Bạn hãy nấu cho tới khi cháo đã chín mềm thì cho phần hỗn hợp thịt, nấm, cà rốt vào cháo.
Món cháo chim câu đạu xanh cà rốt ngon
Bước 4: Sau đó, bạn hãy đun chao thêm khoảng 15 phút nữa, nêm nếm lại gia vị vừa ăn thì tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành món cháo bồ câu cho bé. Ngoài nấm hương, cà rốt, đậu xanh, đối với món cháo chim bồ câu, bạn có thể nấu cùng với các loại rau như: rau ngót, hạt sen, mộc nhĩ, đậu cove, bí đỏ… để làm tăng thêm hương vị và bổ sung chất dinh dưỡng cho món ăn giúp bé bổ sung thêm dinh dưỡng.
Lẩu là chân ái của mùa đông nhưng liệu bạn đã biết cháo cũng có thể biến tấu thành món lẩu ngon xuất sắc chưa?
Thử lần 1 là sẽ có lần 2, thậm chí là lần thứ... n! Vì lẩu cháo "gây nghiện" cũng chẳng kém gì các loại lẩu khác.
Mùa đông ăn gì cho ấm?
Video đang HOT
Khi nghe câu hỏi này, chắc hẳn một tiếng "lẩu" sẽ bật ngay ra trong tâm trí của những người có tâm hồn ăn uống. Lẩu Thái, lẩu cua, lẩu bò,... miễn sao là lẩu thì đều hợp với tiết trời đang se se lạnh thế này.
Tuy nhiên, nếu bạn đã ăn chán các loại lẩu trên rồi, vậy hãy thử vào bếp và thao tác món lẩu cháo! Đây là món lẩu đặc biệt phù hợp với những gia đình có con nhỏ hoặc người già. Bố mẹ vẫn có thể thỏa sức vùng vẫy trong đam mê "nhúng thịt, chần rau", còn các em bé thì được thưởng thức món cháo không giống ngày thường.
Nói chung, có một nồi lẩu cháo trên bàn ăn là cả nhà cùng vui.
Và đây là hành trình từ bếp ra tới bàn ăn của món lẩu cháo!
Lẩu cháo thập cẩm
Bạn cần chuẩn bị những gì?
Xương ống sẽ giúp cháo có vị ngọt
Nguyên liệu làm nước dùng nấu cháo
1 bát gạo nếp, 2 bát gạo tẻ (tùy vào số lượng thành viên trong gia đình mà bạn có thể thay đổi số lượng gạo cho phù hợp)
1.5kg xương ống
Vỏ cam/vỏ quýt
Hành khô
Cà rốt, đậu xanh
Chú ý: Với gạo tẻ, bạn nên chọn gạo tám mới hoặc những loại gạo không quá dẻo để tránh làm hạt gạo bị nát. Gạo nếp sẽ giúp cháo có độ sánh.
Bắp bò cũng là loại thịt phù hợp để kết đôi với lẩu cháo
Thịt nhúng lẩu
Tùy vào nhu cầu và sở thích của gia đình mà bạn có thể mua các loại hải sản, thịt phù hợp. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi:
- Chim bồ câu
- Bắp bò
- Thịt gà
- Cá chép
- Gan lợn, lòng non
Rau nhúng lẩu
Những loại rau, củ quả nhúng được vào lẩu nước thì cũng dùng được cho lẩu cháo. Bạn có thể tùy chọn các loại rau, nhưng bắt buộc không được thiếu rau tía tô và hành lá nhé!
- Nấm kim châm, nấm đùi gà...
- Nấm hương khô
- Rau cải cúc, ngải cứu,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm váng đậu và quẩy. Cháo mà thiếu quẩy cũng chẳng khác nào trà sữa thiếu trân châu. Còn váng đậu thì là thứ đồ nhúng quá quen thuộc rồi.
Cách làm lẩu cháo
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Gạo: Vo gạo thật sạch, nhặt bỏ những vỏ trấu còn sót lại và ngâm trong 2-3 tiếng.
Xương ống: Rửa sạch và luộc sôi trong khoảng 2 phút để loại bỏ mùi hôi.
Thịt gà, thịt chim câu, cá chép: Chúng tôi khuyến khích chị em nên mua các loại thịt, cá đã được sơ chế sẵn trong siêu thị để tiết kiệm thời gian chế biến! Thịt/cá mua về, rửa sạch và chặt thành miếng vừa ăn là xong!
Gan: Rửa sạch, thái thành miếng và ngâm với sữa tươi không đường trong khoảng 30 phút để loại bỏ độc tố. Sau đó, đừng quên rửa lại với nước nhé!
Sữa tươi có tác dụng loại bỏ các chất độc có trong gan
Bắp bò: Rửa sạch, ngâm với rượu trắng trong khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa lại với nước 1 lần nữa và thái thành miếng vừa ăn.
Cà rốt, đậu xanh: Rửa sạch, cà rốt thái thành dạng hạt lựu.
Các loại rau: Ngâm nấm hương khô với nước trong khoảng 20 phút cho nấm nở và mềm. Các loại rau khác rửa sạch và cắt nhỏ.
- Bước 2: Nấu cháo
Đầu tiên, bạn phi thơm 3 củ hành khô. Đổ nước vào nồi và ninh xương ống trong khoảng 30 phút. Sau đó, cho gạo vào nồi. Tỷ lệ gạo - nước phù hợp cho món lẩu cháo là 1-4 (1 gạo, 4 nước).
Để gạo sôi trong khoảng 20-30 phút và đừng quên vặn nhỏ lửa và chú ý theo dõi độ sôi của nồi để tránh việc cháo bị tràn ra nhé!
Khi nồi cháo đã sôi, bỏ thêm một ít vỏ cam/quýt vào nồi để tạo mùi thơm. Và đương nhiên, bạn cần nêm các gia vị như muối, mắm để cháo có vị vừa ăn.
Thêm cà rốt, đậu xanh và lượng thịt chim bồ câu vào và tiếp tục ninh trong khoảng 5-7 phút.
Chú ý: Lẩu cháo không cần quá đặc như cháo thông thường. Chính vì thế, bạn cần thêm nước nếu thấy lượng nước ninh xương ống chưa đủ để làm cháo có độ loãng vừa phải.
Nấu xong cháo là bạn đã hoàn thành món lẩu cháo rồi!
Thao tác cuối cùng là bày biện cháo ra bàn cùng các nguyên liệu nhúng lẩu thôi.
Ảnh minh họa
Thao tác làm món lẩu cháo có phần hơi phức tạp và nhiều công đoạn. Tuy nhiên, hôm nay là cuối tuần. Đó chính là lý do chúng tôi gợi ý món ăn này cho chị em!
Hy vọng bạn và cả gia đình sẽ có một bữa ăn thật ngon và ấm cúng. Giờ thì, xách giỏ đi siêu thị thôi nào các chị em ơi!
Mẹo nấu canh bóng cuộn giò sống đẹp như tranh, nước trong veo, ngọt lừ Món canh bóng thả là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Hà Nội. Để có được bát canh bóng thả cân bằng được vị của các món trong mâm cỗ, đòi hỏi người nấu phải có sự chuẩn bị cẩn thận tỉ mỉ trong từng khâu chế biến. Những miếng bóng bì được làm sạch, thả...