Mẹ đảm Hà thành chia sẻ bữa sáng cả tuần không đụng hàng
7 ngày với 7 bữa sáng hấp dẫn của mẹ đảm Hà thành khiến ai cũng xuýt xoa, ngưỡng mộ.
Chị Nguyễn Ngọc Dung, (họa sĩ thiết kế sân vườn tại Hoài Đức, Hà Nội) thường xuyên chia sẻ những bữa cơm gia đình hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng đồng yêu bếp.
Những bữa ăn sáng ngon miệng chị Dung nấu cho gia đình
Chị chia sẻ, khi còn ở nội thành Hà Nội, dù quanh nhà có nhiều hàng quán ngon, chị vẫn thích tự tay chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Sau này, khi xây nhà ở ngoại thành và sống cùng bố mẹ chồng, chị duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày để chuẩn bị bữa sáng chu đáo cho cả nhà.
Hằng ngày, chị Dung thức dậy từ 6h30 để vào bếp. Những hôm làm các món cầu kỳ như: bánh cuốn, bánh giò hay phở gà, chị thường chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước. Nhờ nguồn thực phẩm quê sạch sẽ, chị có thể thỏa sức sáng tạo những món ăn ngon, đem lại niềm vui cho cả gia đình.
Chị Dung cho biết, mỗi bữa sáng chị chuẩn bị cho 7 người (bao gồm bố mẹ chồng, vợ chồng chị và 3 người con). Đến khoảng 7h15, cả nhà quây quần bên bàn ăn để thưởng thức bữa sáng chất lượng. Trẻ con ăn xong đến trường, người lớn ăn xong đi làm, vừa đảm bảo có bữa sáng tươi ngon, vừa tiết kiệm thời gian cho cả gia đình.
Để các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy ngon miệng, chị Dung thường xuyên thay đổi thực đơn bữa sáng để không trùng lặp.
Dưới đây là một số món ăn sáng mà chị Dung chia sẻ:
Phở gà
Để chuẩn bị phở gà cho 5-7 người, cần 4 lít nước dùng và 1 con gà mái nặng từ 1,2 – 1,4 kg.
Đầu tiên, đun nước nóng khoảng 80C, cho gà vào luộc. Khi nước sôi, luộc gà trong 10 phút rồi tắt bếp, ngâm gà trong nước nóng 10-15 phút tùy kích thước. Gà chín, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để dễ lọc thịt mà không bị nát.
Sử dụng xương gà ninh nước dùng, kèm 4 củ hành khô, 1 nhánh gừng và 1 củ hành tây nướng. Đun 4 lít nước, thêm 4 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 1 thìa đường, 4 thìa nước mắm. Hòa tan gia vị trước khi thêm vào nước dùng. Khi ninh, tránh khuấy mạnh để nước trong, giữ hương vị tinh tế cho món phở.
Phở bò
Chuẩn bị 1kg xương ống, chặt đôi, rửa sạch, luộc qua rồi rửa lại. Dùng 4 lít nước, ninh xương với lửa nhỏ trong 1 tiếng để nước ngọt mà không cần quá lâu.
Gia vị ninh cùng: 1 nhánh quế, 1 thảo quả, 4 củ hành khô, 1 củ gừng, 1 củ hành tây, 1 hoa hồi. Nếu có sá sùng, dùng 2 con để tăng hương vị đậm đà. Nướng các nguyên liệu trước khi thả vào nồi.
Pha gia vị: 4 thìa hạt nêm, 4 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa bột canh. Hòa tan ngoài trước khi cho vào nồi, tránh khuấy mạnh để nước dùng trong.
Thịt bò thái mỏng, ướp với gừng đậ.p dập. Khi ăn, có thể chần hoặc chan nước dùng sôi để thịt chín tái theo sở thích.
Video đang HOT
Nguyên liệu: 1kg sườn non, 1 bát bột gạo tẻ, 2 thìa bột gạo nếp, quẩy.
Sườn non rửa sạch, luộc sơ, sau đó ninh với 4 lít nước trên lửa nhỏ đến khi nhừ. Vớt sườn, tách lấy thịt, lọc nước dùng qua rây để loại bỏ cặn.
Pha 1 bát bột gạo tẻ với 2 thìa bột nếp, từ từ đổ hỗn hợp vào nồi nước dùng, khuấy đều tay trên lửa nhỏ cho đến khi cháo sánh lại. Nêm gia vị vừa ăn. Khi dùng, thêm quẩy, hành khô và chút tiêu xay để tăng hương vị.
Bánh giò
Nguyên liệu làm 10 bánh giò cỡ vừa: 1 bát bột lọc gạo tẻ (hoặc bột gạo tẻ nếu không có), 1/2 bát bột năng, 6 bát con nước ninh xương (gà hoặc lợn), một nắm nấm hương, mộc nhĩ, 2 lạng thịt xay (thêm trứng cút nếu thích).
Hòa tan bột lọc, bột năng với nước ninh xương, thêm 1 thìa dầu ăn và chút muối. Khuấy đều, đun lửa nhỏ, khuấy liên tục cho đến khi bột sệt lại, tránh để bột chín.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, băm nhỏ, trộn với thịt xay, thêm 1 thìa bột năng và chút tiêu để nhân có độ kết dính. Nhân dùng sống để đảm bảo giữ vị thơm ngon.
Chần lá chuối qua nước sôi, gấp lá hình phễu, tiếp đến cho 1 thìa bột, dàn bột theo hình phễu, trống 1 chỗ giữa cho nhân vào, sau cùng thì cho thêm 1 thìa bột bên trên rồi gấp lá lại. Hấp ở lửa nhỏ 20 phút là chín.
Nguyên liệu: 500g cà chua, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, tim cật hoặc thịt bò tùy ý, rau cải ngọt hoặc cải cúc.
Cà chua xay nhuyễn, sau đó phi thơm hành khô rồi cho cà chua vào xào. Thêm 4 lít nước, nêm gia vị: 4 thìa hạt nêm, 2 thìa đường, 1 thìa bột canh, 4 thìa nước mắm, 3 thìa giấm táo. Cắt khúc cà rốt và củ cải trắng, ninh khoảng 15 phút để nước ngọt tự nhiên.
Khi dùng, chần thịt bò, tim cật, rau, ăn cùng mỳ, bún, phở đều phù hợp. Nước chua cay nhẹ, ngọt thanh từ củ quả, không cần dùng xương, đảm bảo dễ ăn và không ngấy.
Nguyên liệu: 500g gạo nếp, 100g đậu xanh, bột nghệ, hành khô, dầu ăn, muối, ruốc thịt.
Gạo nếp vo sạch, ngâm nước nóng khoảng 15-20 phút. Sau đó, cho gạo vào nồi cơm điện, thêm nước sâm sấp, vài hạt muối và chút bột nghệ để tạo màu đẹp. Bật nút nấu như cách nấu cơm thông thường.
Hành khô thái lát vừa phải, thêm chút bột mì để hành giòn hơn. Đun nóng dầu, khi dầu sôi già, cho hành vào phi, vừa ngả vàng thì tắt bếp và vớt ra.
Khi xôi chín, xới ra đĩa, thái đậu xanh mỏng phủ lên, rưới dầu hành, rắc hành phi và ruốc lên trên. Món xôi xéo béo bùi, thơm lừng đã sẵn sàng để thưởng thức.
Nguyên liệu: 1 móng giò, 300g thịt bắp giò, 500g tôm tươi, 100g tôm khô, 1 thìa nước cốt me, 1 thìa tương đậu hạt.
Luộc sơ móng giò và thịt, rửa sạch rồi ninh cùng 4 lít nước, hành khô nướng trong khoảng 25 phút. Vớt thịt và móng giò để riêng.
Xay nhuyễn tôm tươi với 1 thìa bột năng, 1 thìa dầu màu điều, cho vào túi bắt kem. Nêm nước dùng với 4 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 4 thìa nước mắm, 1 thìa bột canh, nước cốt me và tương đậu hạt. Bóp suông tôm vào nồi, khi nổi lên là chín.
Chần bún, thêm thịt, móng giò, suông tôm, rắc hành phi, hành mùi và chan nước dùng để thưởng thức. Món ăn sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi được ăn kèm với rau sống tươi ngon.
Ăn phở không cần ra hàng, cứ theo công thức này nước dùng ngọt thanh, thơm ngon không kém đầu bếp chuyên nghiệp làm
Phở không chỉ là món ăn phổ biến mà còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của người dân Hà Nội và Nam Định, phản ánh sự đa dạng và chiều sâu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Phở Hà Nội và Phở Nam Định vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ nhiều đời nay, phở đã trở nên phổ biến, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm, bổ dưỡng.
Việc công nhận phở Hà Nội và phở Nam Định là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ ghi nhận giá trị ẩm thực mà còn là sự tôn vinh đối với công sức và sự sáng tạo của những người làm phở qua nhiều thế hệ.
Đặc biệt, phở không chỉ là món ăn phổ biến mà còn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của người dân Hà Nội và Nam Định, phản ánh sự đa dạng và chiều sâu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Việc công nhận này không chỉ nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa ẩm thực mà còn thúc đẩy du lịch và tạo cơ hội để nhiều người hơn biết đến và thưởng thức những món ăn đặc sắc này.
Ngoài việc thưởng thức phở ở các nhà hàng, quán ăn, bạn cũng có thể trổ tài làm món ăn "quốc dân" này đãi cả nhà bằng công thức dưới đây:
Món phở bò
Nguyên liệu của món phở bò
Bánh phở
Xương bò và thịt bò
Hành tây, hành tím, hành lá
Gừng củ
Thảo mộc: quế khô, thảo quả, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò
Gia vị: Bột canh, nước mắm, hạt nêm, mì chính, đường phèn (có thể thay thế bằng mía khi nấu nước dùng)
Rau sống: húng lủi, húng quế, giá đỗ (tùy theo sở thích và vùng miền)
Cách thực hiện món phở bò
1. Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch xương ống và thịt bò, chần qua xương bò và rửa lại nhiều lần
2. Lột vỏ và rửa sạch hành tây, hành tím, hành lá, gừng. Nướng hành tây, gừng và hành tím cho đến khi thấy mùi thơm. Rang gia vị nấu phở cho đến khi thơm rồi gói vào túi lọc.
3. Nấu nước dùng: Đun xương, thịt bò, gia vị nấu phở và các nguyên liệu khác trong nước sạch. Thêm gia vị và ninh nước dùng trong 30 phút.
4. Cắt bánh phở, thái thịt bò, hành tây, hành lá và sắp xếp vào tô. Múc nước dùng nấu phở vào tô và món phở bò hấp dẫn đã hoàn thành.
Món phở gà
Nguyên liệu của món phở gà
1.5kg thịt gà
1kg bánh phở
Hoa hồi, gừng, hạt mùi, thảo quả, tiêu đen, quế
Chanh, ớt, hành tím, hành tây
Rau sống: rau húng cay, rau ngổ, ngò gai, giá đỗ
Gia vị: Muối, bột canh, dầu ăn, nước mắm, đường phèn
Cách thực hiện món phở gà
Bước 1:
Rửa sạch hành tây, hành tím và gừng. Nướng chúng trong vỏ trên chảo cho đến khi chín.
Thịt gà đem chà muối gừng để khử mùi hôi. Tiếp theo, luộc thịt gà với một ít muối, đường phèn, gừng và hành đã nướng.
Rửa sạch rau sống và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 2:
Khi nước luộc gà sôi, vớt bọt trắng phía trên rồi tắt bếp. Khi gà nguội, bạn hãy thái thịt gà thành từng miếng vừa ăn.
Bước 3:
Rang hoa hồi, quế, thảo quả, hạt mùi và tiêu đen trong một chảo cho đến khi thơm. Sau đó, gói vào một chiếc khăn và thả vào nồi nước dùng đun sôi.
Bước 4:
Khoảng sau 10 phút, bạn hãy nêm gia vị cho nước dùng và sau đó tắt bếp.
Cuối cùng, hãy chần bánh phở qua nước sôi, xếp lên đĩa và cho thịt gà lên trên. Chan nước dùng vào và bây giờ bạn đã có một bát phở gà thơm ngon để thưởng thức!
Chúc bạn thực hiện thành công!
Phở Việt đứng thứ 2 trong Top 20 món nước ngon nhất thế giới Chuyên trang du lịch của hãng truyền thông CNN (Mỹ) mới đây đã xếp hạng món phở của Việt Nam ở vị trí thứ 2 trong danh sách 20 món nước ngon nhất thế giới. Phở thường có các nguyên liệu như thịt bò hoặc thịt gà cùng với sợi phở trắng dẹt dai dai. Nước dùng của phở được hầm với xương...