Mẹ đảm Hà Nội nhỏ vài giọt “nước lạ” vào bình tuyết mai, điều xảy ra khiến hơn 2000 người “like” ầm ầm
“Chơi” tuyết mai là cả một nghệ thuật đấy!
Cắm hoa từ lâu đã trở thành một thú vui tao nhã, là cách thể hiện sự tinh tế, sáng tạo và khéo léo của mỗi người. Những bông hoa tươi không chỉ làm sáng bừng không gian sống mà còn mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, giúp tinh thần được thư giãn và tươi mới.
Và mới đây, trên một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về bếp núc và nhà cửa, bài đăng của chủ tài khoản Yến Nguyễn đã thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu hoa khi “flex” bình 4 bó tuyết mai đẹp mê mẩn. Điều khiến mọi người bất ngờ chính là mẹo độc đáo mà gia chủ áp dụng để giữ hoa tươi lâu và đẹp: sử dụng nước tẩy bồn cầu!
Bình tuyết mai 4 bó trổ bông cực đẹp, hiện đang nhận được cả nghìn lượt like từ dân mạng
Theo chia sẻ, để không cần thay nước hàng ngày tuyết mai vẫn đẹp, thơm và lâu héo, chị Yến Nguyễn đã áp dụng một mẹo hay: dùng vài giọt Vim – dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho nhà tắm và bồn cầu – nhỏ vào nước cắm hoa.
Cụ thể, sau khi cho nước vào bình, chị Yến Nguyễn pha thêm nước dưỡng hoa và sau cùng mới là nhỏ vài giọt Vim. Được biết, việc sử dụng 2 hỗn hợp này sẽ giữ cho nước cắm hoa sạch hơn, vì Vim có công dụng rất tốt trong việc làm sạch nước cắm, còn nước dưỡng hoa sẽ góp phần giúp hoa nở bền đẹp.
Với mẹo này, hoa không chỉ tươi tắn suốt thời gian trưng mà khâu vệ sinh lau dọn cũng trở nên nhàn nhã hơn, do bình hoa không bị cặn bẩn bám quanh, nước cắm hoa không bị mùi hôi, thân hoa không bị mềm và nhớt…
Mẹo này không chỉ được chị Yến Nguyễn áp dụng cho tuyết mai mà còn nhiều loài hoa khác. Điển hình là bình hồng leo – cắm bền 9 ngày và bình cúc họa mi trắng – đẹp bền gần 1 tháng.
Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng hỗn hợp nước dưỡng hoa vài giọt Vim đó là không cần thay nước mỗi ngày cho hoa mà chỉ cần đổ thêm nước vào bình.
Video đang HOT
Trên thực tế, việc nhỏ vài giọt Vim vào nước cắm hoa, hoặc sử dụng các dung dịch tẩy rửa khác như nước rửa bát, nước rửa tay,… đã được khá nhiều người yêu hoa áp dụng. Mẹo này giúp diệt khuẩn, kéo dài thời gian hoa tươi lâu hơn và khử mùi hôi khó chịu từ nước cắm. Không chỉ vậy, nó còn ngăn sự phát triển của vi khuẩn, giúp hoa không bị thối và giữ cho bình hoa luôn tươi mới, đẹp mắt trong suốt thời gian trưng.
Bằng chứng là dưới bài đăng của chị Yến Nguyễn, rất nhiều người đã bày tỏ sự đồng tình với mẹo hay này và chia sẻ rằng họ cũng áp dụng cách làm tương tự để hoa giữ được độ tươi đẹp lâu nhất có thể.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người chưa biết tới mẹo “đỉnh nóc” này. Phía dưới bình luận, ngoài lời khen ngợi sự khéo léo trong việc chăm sóc hoa, đại đa số dân tình đều bảo nhau áp dụng ngay bí quyết hay của gia chủ để tới đây chăm hoa đẹp đón Tết!
Một số bình luận nổi bật của cư dân mạng:
- Tips này hay quá chị, rất là tiện ích. Em phải thử luôn mới được.
- Tết này cắm đào em cũng phải làm theo!
- Kiến thức mới. Mình sẽ thử luôn.
- Cảm ơn chị, em về thực hành luôn mới được.
Ngăn nắng hướng Tây, mẹ đảm Hà Nội biến ban công 4m2 thành khu vườn xanh mát
Cách đây 5 năm, khi nhận nhà mới, chị Yến thấy khoảng ban công còn trống trải nên nảy ra ý tưởng trồng cây cảnh vì mong muốn có một không gian sống tràn ngập sắc xanh.
Khu vực ban công vỏn vẹn 4m2, nằm hướng Tây nên mùa hè nắng gay gắt. Chị Yến Nguyễn (ở Hà Nội) khéo léo bố trí hơn 50 chậu cây các loại, từ cây thân rủ đến hoa, tạo thành góc vườn nhỏ xinh vừa tô điểm không gian, vừa giảm nhiệt những ngày hè oi bức.
Nghĩ là làm, chị tìm đến các khu chợ cây, tỉ mỉ chọn từng chậu, xem loài nào thích hợp trồng ban công rồi mua về chăm sóc.
Vì lần đầu chưa có kinh nghiệm, nhìn cây nào cũng muốn trồng nên chị Yến "khuân" về nhà đủ loại. Song, chỉ một thời gian ngắn, chị ngậm ngùi nhìn giàn cây xơ xác, thiếu sức sống rồi lụi dần vì không chịu được sức nóng từ nắng hướng Tây.
"Mình quên mất một điều quan trọng là diện tích ban công rất nhỏ, không phải cây nào cũng có sức chống chịu tốt để vượt qua được cái nắng mùa hè. Điều này đã tác động đến tâm lý mình nhiều lắm, buồn và hụt hẫng khi phải tự tay vứt bỏ các chậu cây hỏng đi", chị Yến nhớ lại.
Ban công nằm trong căn hộ trên tầng 19, hướng Tây nên thường đón nắng gay gắt vào mùa hè
Sau lần đầu thử sức trồng trọt thất bại, chị rút kinh nghiệm. Thay vì chọn cây đẹp mắt theo ý thích, chị nhờ người bán hướng dẫn các giống cây cảnh phù hợp với điều kiện "chung cư cao tầng, ban công hướng Tây, mùa hè nắng gắt".
Việc tham khảo ý kiến từ người bán không chỉ giúp chị dễ dàng lựa chọn những giống cây có sức bền, chịu được nắng mà còn học được cách chăm sóc sao cho đúng với từng loại cây.
"Từ ngày chọn được cách đi đúng hướng và kinh nghiệm trồng trọt lên tay, mình thấy mọi thứ trở nên tích cực hơn, cây mua về không còn lăn đùng ra chế.t như trước nữa, vui lắm", gia chủ hài hước nói.
Gia chủ ưu tiên chủ yếu trồng cây đô la và hạt dưa ở ban công vì hai dòng này thân rủ, vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa chăm sóc dễ dàng vì chỉ cần tưới nước 2 ngày 1 lần là đủ xanh mát
Đến nay, sau nhiều năm "tích tiểu thành đại", chị Yến đã thành công "hô biến" góc ban công vỏn vẹn 4m2 thành khu vườn nhỏ xinh với hơn 50 chậu cây.
Trong đó, nhiều cây được chị trồng thành công ở ban công từ 5 năm trước như: Lan cẩm thạch (hay còn gọi là cây hạt dưa), cây đô la, lưỡi hổ, vảy rồng, trầu bà, ngọc ngân, hoa giấy, huệ mưa...
Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm, chị còn bổ sung thêm nhiều giỏ hoa như: Dạ yến thảo, bạch chi tuyết, đèn lồng, cẩm chướng... và các loài hoa cúc để không gian tràn ngập sắc hương khi Tết đến, xuân về.
Hằng ngày, sau khi tập thể dục buổi sáng, chị lại ra ban công "khởi động" một vòng, nhặt lá úa hay cắt tỉa các cành thừa rồi tưới nước cho cây.
Ban công thiết kế dạng hình chữ nhật nên gia chủ cũng thuận tiện bài trí cây cối theo sở thích riêng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ
Mùa hè, vào những đợt nắng nóng đỉnh điểm, chị tưới nước thường xuyên, còn thông thường cứ 2 ngày bổ sung nước một lần. Riêng những cây như lưỡi hổ, kim tiề.n thì tuần tưới 2 lần vì chúng không ưa nước, tưới nhiều dễ bị úng, hỏng.
"Mỗi cây có một cách chăm sóc riêng. Ví dụ như cây lưỡi hổ chỉ nên tưới vào gốc, tuyệt đối không tưới từ ngọn xuống như các loại cây khác, để tránh làm ứ đọng nước trên thân khiến cây bị úng, chế.t. Hay hoa dạ yến thảo thì không tưới vào buổi tối, dễ sinh sâu bệnh", chị Yến chia sẻ kinh nghiệm.
Khi có kinh nghiệm, chị Yến ưu tiên trồng cây theo mùa để thuận tiện chăm sóc và đảm bảo cây sống khỏe, tốt tươi. Trong hình là những chậu hoa huệ mưa nhiều màu sắc
Nữ gia chủ cho hay, cây cối khi được chăm sóc đúng cách sẽ mang lại kết quả tích cực
Mỗi tháng, chị chú ý bón phân hữu cơ cho cây một lần để cây có thêm dưỡng chất, giúp sinh trưởng tốt. Ngoài ra, chị cũng thay đất mỗi năm một lần, đảm bảo giá thể không sâu bệnh và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây.
Nữ gia chủ đảm đang thừa nhận, việc tự tay mày mò trồng đủ loại cây từ những ngày đầu tiên cho đến khi sở hữu được một góc ban công xanh mát đem lại cho chị nhiều điều tích cực, không chỉ là một niềm vui.
Qua những ngày chăm chỉ, tự tay đào xới đất để trồng từng chậu cây, chị Yến đã gặt hái được thành quả ngọt ngào là khu vườn ban công nhỏ xinh, quanh năm xanh mát
Đây cũng là nơi chị thường ngồi cắm hoa, trang hoàng không gian sống
"Mỗi ngày ra chăm cây, phát hiện cây này bật mầm mới, cây kia trổ bông... mình rất vui, vội khoe ngay với chồng con và những người bạn có cùng sở thích trên Facebook.
Góc vườn nhỏ ở ban công như một người bạn tâm giao của mỗi thành viên trong gia đình, nơi chúng mình có thể ngồi cùng nhau cả buổi vào những ngày cuối tuần để nghe nhạc, trò chuyện hay thưởng thức các món ăn ngon. Mình tâm niệm niềm vui, hạnh phúc luôn cần được vun trồng mỗi ngày tựa như việc mình chăm cây vậy".
Ngoài ban công, nữ gia chủ cũng dành một góc nhỏ trong phòng khách để bài trí cây xanh, tạo cảm giác mát mẻ, bình yên và thư thái.
Ngắm căn nhà sạch bong sáng bóng của mẹ đảm Hà Nội, từng ngóc ngách không 1 hạt bụi ai nhìn cũng mê Không chỉ là không gian sống, đây còn là minh chứng cho tình yêu và sự chăm chút không ngừng nghỉ của chị Hằng Nguyễn. Bước chân vào một căn nhà bừa bộn, mọi thứ rơi vãi lung tung hay bám đầy bụi bẩn sẽ ngay lập tức khiến bạn có cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Ngược lại, một...