Mẹ con sản phụ mắc hội chứng tăng đông máu hiếm gặp được cứu sống
Chiều 16/9, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Bệnh viện vừa cứu sống sản phụ Trần Thị T. (SN 1990, trú ở thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) có hội chứng tăng đông máu, nguy cơ tắc mạch máu hiếm gặp, nguy hiểm tính mạng.
Trước đó, lúc 18h30 ngày 11/9, sản phụ T. được chuyển từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (tỉnh Quảng Bình) vào Bệnh viện T.Ư Huế trong tình trạng thai 35 tuần dọa sinh non, có hội chứng tăng đông máu tim thai 140l/p gò tử cung thưa nhẹ. Tại Bệnh viện T.Ư Huế, sản phụ T. được chăm sóc đặc biệt tại phòng Sinh, khoa Sản và làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế thực hiện ca phẫu thuật cứu sống mẹ con sản phụ T..
Ngày 14/9, sản phụ T. được siêu âm thai, các bác sĩ phát hiện có 1 thai sống trong tử cung đã trưởng thành, tim thai 140 l/p, cân nặng ước lượng 2.900 gram, nhau thai độ 3, ống tĩnh mạch chưa phát hiện bất thường. Kết quả siêu âm mạch máu không thấy thuyên tắc hệ tĩnh mạch sâu 2 bên (tĩnh mạch chậu 2 bên không khảo sát được do thai to).
Sản phụ T. mắc hội chứng tăng đông máu hiếm gặp.
Sau hội chẩn, Ban chủ nhiệm khoa Sản chẩn đoán thai nhi 37 tuần 1 ngày, hội chứng tăng đông máu ổn định. Trước đó, sản phụ T. có tiền sử sẩy thai 2 lần, đã được khâu eo cổ tử cung, lần mang thai này sản phụ được thụ tinh trong ống nghiệm.
Người thân sản phụ T. vui mừng khi 2 mẹ con sản phụ T. được cứu sống kịp thời.
Tiếp đó, Bệnh viện T.Ư Huế tiến hành hội chẩn liên khoa Phụ Sản – Huyết học lâm sàng – Nội Tim mạch – Ngoại Tim mạch – Nhi sơ sinh và quyết định mổ lấy thai chủ động vào 10h sáng 16/9. Sau ca mổ lấy thai, hiện sức khỏe sản phụ và bé gái ổn định.
Sau ca mổ lấy thai, hiện sức khỏe bé gái con của sản phụ T. ổn định.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, sản phụ T. có hội chứng tăng đông máu, nguy cơ tắc mạch máu rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới.
Mẹ con sản phụ T. được cứu sống kịp thời nhờ thực hiện tốt hội chẩn trực tuyến giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và Bệnh viện T.Ư Huế thông qua đề án Telehealth (đề án khám chữa bệnh từ xa do Bộ Y tế triển khai), góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19, giảm tải Bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là với bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa trên cả nước.
Vợ người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin chân của chồng được giữ lại
Chị T. - vợ anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn cho biết, bác sĩ thông báo với chị rằng chân của anh T. (nơi bị rắn cắn) sẽ giữ lại được. Nghe đến đây, chị T. thực sự mừng rỡ và thở phào nhẹ nhõm.
Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn đã khá hơn, X-Quang phổi được cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc đã cải thiện, vết thương ở đùi không lan thêm. Bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ khá.
Những ngày chồng nhập viện vì bị rắn cắn, chị T. - vợ anh P.V.T phải liên tục túc trực tại bệnh viện. Trước đó chị vô cùng lo lắng vì bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của chồng chị diễn biến khá phức tạp.
Thế nhưng, sáng nay, chị mừng rỡ hơn khi biết tin chân của chồng mình được giữ lại chứ không bị cắt bỏ đi.
Chia sẻ với báo Đất Việt, chị T. mừng rỡ thông báo chồng của chị đã tạm ổn: " Sáng nay bác sĩ phát loa gọi tên tôi, tôi lo sợ lắm, khi bác sĩ nói tình trạng ảnh đã ổn hơn thì tôi thở phào. Tôi được vào thăm chồng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 phút.
Khi tôi hỏi bác sĩ là chân của ảnh (nơi bị rắn cắn) có giữ lại được không? Bác sĩ trả lời là có. Bác sĩ có giải thích là không bị tắc mạch máu, tôi nghe được đến đó chứ không hiểu nhiều lắm".
Chị T. - vợ anh P.V.T, người đàn ông bị rắn hổ mang cắn.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Lý Minh Duy (Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: "Vết thương ở đùi của bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật, cắt lọc phần mô chết. Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Trong thời gian tới, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng vết thương ở đùi của bệnh nhân, có khả năng phải cắt lọc phần mô chết thêm nhiều lần nữa và sẽ tiến hành ghép da khi vết thương ổn định".
Anh T. đang được theo dõi, chưa trị
Trước đó, vào ngày 23/8, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nọc độc của rắn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan gồm suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hoại tử, nhiễm trùng tại vị trí vết cắn ở đùi.
Anh T. đem cả con rắn mình đến bệnh viện
Đây là trường hợp bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa dài 2,5 mét, nặng 4,6kg cắn vào đùi. Ngay sau đó, anh T. được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh T. được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Quảng Bình: Cứu sống nạn nhân bị tai nạn văng não ra ngoài hộp sọ Sau tai nạn, một phần não của nạn nhân bị lồi ra ngoài nhưng được cấp cứu kịp thời nên đã hồi phục gần như hoàn toàn và có thể trở lại cuộc sống bình thường... BS Nguyễn Văn Mận thăm khám tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Ngày 25/8, Bệnh viện Hữu Nghị - Việt Nam - Cu Ba - Đồng...