Mẹ có con ở giai đoạn “hoàng kim” của não 3-7-10 tuổi cần học ngay cách dạy này!
Muốn con phát triển não bộ, khôn lớn tài giỏi, thông minh hơn người thì cha mẹ đừng bao giờ bỏ qua 3 giai đoạn vàng này.
Giai đoạn “ hoàng kim” của não trẻ là gì?
Các chuyên gia khoa học cho rằng, sự phát triển của não trẻ là một quá trình không lặp lại, mang yếu tố hoàn thiện một lần. Cũng có thể nói, nếu trong quá trình hình thành và phát triển, đại não không thể có tác động hợp lý tới trẻ, thì sự phát triển trí tuệ sẽ gặp trở ngại, sau này nếu có cố gắng bù đắp cũng chỉ được phần nào thậm chí là vô tác dụng; ngược lại, nếu nắm bắt được giai đoạn quan trọng này, đem đến cho trẻ một sự phát triển hợp lý và đầy đủ thì não trẻ sẽ phát triển vượt trội.
Từ góc độ khoa học cho thấy, não bộ của một đứa trẻ 10 tuổi đã được định hình, kể từ lúc này mọi hành vi, suy nghĩ của trẻ về cơ bản sẽ không có gì thay đổi. Một nghiên cứu khoa học khác cho rằng: “3, 7, 10″ tuổi là giai đoạn bước ngoặt trong quá trình phát triển não bộ của trẻ, cũng là giai đoạn hoàng kim để phát triển não bộ.
Vì vậy, các ông bố bà mẹ muốn con mình khôn lớn tài giỏi thì nhất định không được bỏ qua 3 giai đoạn hoàng kim này.
Mẹ nên dạy trẻ như thế nào trong giai đoạn “hoàng kim”?
Khi trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu hình thành ý thức tự chủ mạnh mẽ, có ý thức về bản năng sinh tồn, yêu cầu, đòi hỏi và tìm bạn… Những bản năng này khiến cho trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện: thích cạnh tranh, thích bắt chước, muốn tự mình làm mọi việc hoặc muốn làm bạn và chơi với những người xung quanh.
Tại giai đoạn này, chúng ta cần biết tận dụng có hiệu quả “ý thức cạnh tranh” của trẻ. Ví dụ: Khi chúng ta nói với con rằng: “Cất dọn đồ chơi vào”, thế nhưng trẻ không hề có một động thái gì thì chúng ta có thể nói như sau: “Mẹ với con thi xem ai cất đồ chơi nhanh hơn nhé!”, khi nghe thấy vậy chắc chắn trẻ sẽ hào hứng với việc cất dọn đồ chơi.
Khi bạn muốn trẻ chạy nhanh hơn nhưng trẻ vẫn cố tình đi chậm về phía sau, càng nói lại càng lề mề. Thế nhưng chỉ cần bạn nói với con rằng: “Chúng ta hãy chạy thi nhé!” thì ngay lập tức trẻ sẽ chạy thật nhanh về phía trước.
Trong giai đoạn này, có nhiều trẻ vẫn chưa biết thể hiện cảm xúc, tâm tư tình cảm, con vẫn chỉ biết khóc và ăn vạ để người lớn đáp ứng nhu cầu. Bố mẹ trước tiên phải hiểu được con mình muốn gì, sau đó có thể đưa ra những phương án để trẻ lựa chọn, tuyệt đối là không được dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Video đang HOT
Ví dụ như trẻ la hét và khóc lóc khi không được xem ti vi nữa, mẹ có thể đưa ra lựa chọn khác để đánh lạc hướng của trẻ như: đi tắm, dắt chó đi dạo hoặc chơi đồ chơi cùng bố mẹ… cách làm như vậy sẽ hiệu quả hơn việc bạn tự động tắt ti vi mà không thông qua sự thỏa hiệp với con.
Khi trẻ 7 tuổi
Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học tiểu học, đây cũng chính là giai đoạn khó bảo lần 2. Trong độ tuổi này bất kể là làm việc gì thì cũng luôn lề mề và hình thành một thái quen xấu. Trẻ có thể sẽ nói: “Đợi tí nữa rồi con làm” hoặc những câu nói tương tự thể hiện suy nghĩ mình không muốn làm.
Những đứa trẻ hay nói “Đợi con một tí” thì không thể hình thành suy nghĩ tự chủ động làm một việc nào đó, trí nhớ và khả năng tư duy cũng sẽ không được phát huy.
Trong trường hợp này chúng ta có thể cho trẻ sự lựa chọn: “Giờ con hãy dọn dẹp phòng của mình, sau khi dọn xong thì con có thể tiếp tục chơi điện từ, con thấy thế nào?”. Mẹ hãy tỏ ra thiện chí và không nên dùng ngữ điệu ra lệnh đối với trẻ, để con tự nguyện trả lời: “Con sẽ dọn phòng ngay bây giờ”.
Trong trường hợp với một đứa trẻ không bao giờ thích dọn dẹp thì mẹ phải đầu tư thêm một chút công sức trong việc thuyết phục trẻ, bạn có thể thiết kế một trò chơi để cùng trẻ vừa làm vừa chơi, như vậy sẽ có hiệu quả hơn việc bạn ép buộc trẻ phải thực hiện yêu cầu của mình.
Khi trẻ 10 tuổi
Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đã bắt đầu tiếp nhận nhiều hơn những lời nói của cha mẹ. Nếu không muốn con luôn sẵn sàng chống đối, cãi lời mình, thì bố mẹ đừng bao giờ ra lệnh cho con mà nên định hướng cho con một lối đi rõ ràng. Thay vì ra lệnh cho con, mẹ hãy đưa ra các phương án để con có thể lựa chọn, ví dụ như thay vì nói: “Con phải làm thế này này” thì mẹ hãy nói: “Thế bây giờ con muốn làm thế nào nhỉ?”.
Ví dụ con không giỏi môn toán, mẹ lại nói: “Con phải đầu tư thêm vào môn toán chứ” hoặc “Có gì không hiểu phải hỏi thầy giáo chứ”, những câu như vậy sẽ không khiến trẻ có thêm động lực để học. Mẹ có thể tâm sự với con: “Thực ra thì ngày xưa mẹ cũng rất sợ môn toán, nhưng cứ khi có chỗ nào không hiểu mẹ liền hỏi thầy giáo, chỉ sau vài lần như vậy mẹ đã có tiến bộ, con nghĩ con nên làm gì để học toán tốt hơn?”.
Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là ba mẹ đừng nên áp đặt, ra lệnh cho con mà hãy hướng cho con để con tự nói ra “Con sẽ làm thế này” hay “Con muốn như thế này”.
Bố mẹ hãy tạo cho con cảm giác con được tôn trọng và hãy dành cho con lời khen, lời khích lệ động viên khi con đã thực sự cố gắng. Khi gặp một vấn đề, nếu muốn cho con có thêm thời gian suy nghĩ thì mẹ có thể nói: “Con nghĩ xem, biết đâu con lại có phương án giải quyết tốt hơn mẹ, con hãy suy nghĩ đi nhé, ngày mai chúng ta sẽ lại tiếp tục”.
Và, bố mẹ hãy nhớ rằng, đừng bao giờ chê bai con, so sánh con với những trẻ khác, tỏ sự thất vọng về con… Hãy dành cho con lời khen ngợi khi con có tiến bộ, để bé biết rằng mình phải cố gắng mỗi ngày. Khi bé đạt thành tích cao, bố mẹ cũng đừng quá khen con để con nghĩ mình là nhất, và tới đây mình sẽ dừng lại.
“Hôm nay con đã giỏi hơn ngày hôm qua rồi, mẹ biết ngày mai con sẽ cố gắng để giỏi hơn ngày hôm nay”, nói với con điều này, mẹ nhé.
Trong 3 giai đoạn vàng bố mẹ đừng quên dành thời gian cho con, ở bên con nhiều hơn, giúp con phát triển não bộ bằng những hành động, những lời khích lệ thay vì la mắng hay chỉ trích. Đừng nóng vội, dạy con là cả một hành trình đó mẹ ơi!
Theo www.phunutoday.vn
3 cách dạy con dùng tiền hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ
Bạn cần dạy cho con ý nghĩa và giá trị của đồng tiền , từ đó có những cách dạy con dùng tiền hiệu quả nhất.
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền
Khi con còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ dạy chúng phân biệt tiền xu và tiền giấy, để cho chúng hiểu "tiền bạc có thể mua được bất cứ thứ gì chúng muốn", quan trọng hơn là "tiền ở đâu mà có".
1. Hãy giới thiệu tiền với trẻ ngay khi các con biết đếm : Bạn hãy chủ đồng cung cấp các thông tin về tiền cho trẻ. Quan sát và lặp lại những gì các con thấy là cách mà trẻ học hỏi
2. Trò chuyện với trẻ khi trẻ hiểu biết về vai trò của trẻ khi trẻ để mắt đến tiền của chính mình : Dạy trẻ cách làm thế nào để tiết kiệm tiền, làm thế nào để kiếm lãi từ số tiền đó và quan trọng nhất là làm thế nào để tiêu dùng thông minh (làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông thái)
3. Giúp các con biết về sự khác nhau giữa như cầu, mong muốn và ước muốn. Việc này sẽ chuẩn bị cho trẻ những kiến thức về các cách để đưa ra quyết định tiêu dùng thông minh trong tương lai.
Sau khái niệm và hứng thú sơ bộ với tiền bạc, phụ huynh đi sâu vào quan niệm quản lý tài sản "dùng tiền đổi vật".
Giúp con quản lý &'túi tiền'
Sau khi dạy con cách kiếm tiền và trao tiền vào tay chúng, bạn cần giúp chúng quản lý những gì chúng có.Không thể tránh được việc mua cho con một chiếc điện thoại để bố mẹ tiện liên lạc đưa đi đón học hằng ngày. Vậy tại sao ta không tận dụng luôn chiếc điện thoại thông minh với những phần mềm chi tiêu đơn giản cho tụi trẻ sử dụng và kiểm soát túi tiền nhỏ của chúng. Nếu không ưa thích cách này, bạn có thể sử dụng cách truyền thống, là bút và giấy!Có nhiều bố mẹ chia sẻ trong gia đình họ có cuốn sổ nhỏ, khi nào con nhận tiền từ bố mẹ thì phải ghi rõ số tiền, ngày tháng, có ký trao - nhận đàng hoàng. Vậy thì con cũng có thể có một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại chi tiêu vào cuối ngày. Khi ghi chép lại chi tiêu, con sẽ dễ nhận ra hiệu quả trong cách chi tiêu của chúng. Nếu con không lỡ mua chiếc váy nọ thì có thể sớm tậu về chiếc điện thoại thông minh hoặc thay vì đi xem phim với bạn, con có thể đi chơi thứ khác ít tốn kém hơn và không bị cháy túi vào những ngày sau đó! Cách này giúp con nhìn nhận thói quen chi tiêu của chúng, giúp chúng tự rút ra những bài học từ hành động của chúng hàng ngày.
Công thức 3 'lọ' tiền: Chi tiêu - Tiết kiệm - Cho đi
Nhiều người lớn bắt đầu áp dụng chia tiền lương của mình thành các gói khác nhau, có người chia làm 5 gói, có người lại tận 7. Với trẻ con thì đương nhiên là đơn giản hơn. Công thức phổ biến nhất là chia làm 3 quỹ bao gồm: 40% chi tiêu - 50% tiết kiệm và 10% cho đi.
Lọ Chi tiêu chiếm 40% số tiền con có được dùng mua bánh, kẹo, đi chơi với bạn, những thứ lặt vặt mà con cần hàng ngày.
Lọ Tiết kiệm có tỷ lệ lớn nhất 50% giúp con học cách tiết kiệm và hiểu được giá trị của việc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Lọ tiền này không chỉ là dành cho tương lai, cho học đại học... mà tuỳ vào độ tuổi của con, có thể chỉ đơn giản là những món đồ đắt tiền mà trẻ muốn có được như nâng cấp chiếc điện thoại, hay một đôi giày tốt.
Lọ Cho đi dùng để đóng góp cho những việc quan trọng của gia đình, giúp đỡ bạn bè hay cao cả hơn nếu bạn có thể dạy con làm từ thiện từ nhỏ thì thật ý nghĩa.
Khi được giáo dục về tiền bạc sớm, trẻ được khuyến khích để trở nên chu đáo hơn trong việc chi tiêu cũng như dạy chúng lập mục tiêu và quản lý ngân quỹ. Nhưng trên hết, khi dạy trẻ ta còn phải nhớ nghiêm khắc với chính mình. Đừng quên là con luôn theo sát bạn và chứng kiến cách bạn chi tiêu.
Theo www.phunutoday.vn
Những việc cha mẹ không bao giờ nên làm thay cho con Cha mẹ không thể sống cuộc sống của con cái. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp con phát triển và có được trải nghiệm của riêng và điều quan trọng là không nên lạm dụng làm thay con tất cả mọi việc. Dưới đây là một vài việc cha mẹ không bao giờ nên làm cho con mình. Hãy xem xét những...