Mẹ chồng nhắc khéo ‘biếu Tết cho sớm…’, tôi có hành động khôn khéo khiến bà thôi đòi hỏi
Cả tháng nữa mới tới Tết nhưng mẹ chồng tôi mấy nay gọi liên tục, hỏi về việc biếu xén, lễ lạt.
Ngày xưa nhỏ dại thích Tết bao nhiêu thì giờ tôi lại sợ Tết bấy nhiêu. Không biết có phải vì vợ chồng tôi còn khó khăn nên mới thấy vậy không nữa…
Tôi với Đoàn 2 quê, kết hôn xong thì quyết định ở Hà Nội lập nghiệp. Sau 4 năm trời bươn trải thì thành quả khiến cả vợ chồng tôi tự hào nhất là mua được căn chung cư 2 phòng ngủ và có 1 cô công chúa. Dù nợ vẫn còn nhưng ít nhất cũng an cư, có chỗ chui ra chui vào vững chãi, thoải mái thay vì căn phòng trọ ổ chuột như xưa.
Tuy nhiên, thời điểm này mỗi sau khi trả góp tiền nhà cho ngân hàng xong, chúng tôi chỉ còn khoảng 12 – 13 triệu để tiêu pha tất tần tật mọi thứ. Số tiền đó ở quê có thể bình thường, tiêu thoải mái, nhưng gia đình 3 người ở Hà Nội lại là 1 vấn đề khác. Tháng này tôi cũng phải cố gắng tính tính toán toán vẫn thiếu trước hụt sau.
Đấy, chỉ riêng chi tiêu sinh hoạt đã không mấy dư dả, chúng tôi còn phải lo cho bố mẹ chồng. Nói là lo cho thì không đúng, bởi ông bà đã có lương hưu, đủ sống ở quê. Song, mẹ chồng tôi cực kì hay đòi hỏi. Đợt hè thì muốn mua quạt điều hòa vì bà không nằm được điều hòa (dù phòng đã lắp sẵn). Tôi phải đi vay nóng đồng nghiệp để mua. Đợt lạnh vừa rồi thì bảo ốm, già cả rồi nên yếu, muốn mua máy sưởi. Tôi không vui, nhưng cũng cắn răng rút ví mua cho. Cuối cùng, được 2 hôm lại kêu khó chịu, bà toàn đốt củi, ngồi đun nước, nướng khoai cho ấm! Có cáu tiết không cơ chứ!
Chưa hết đâu, mẹ chồng tôi cứ nhõng nhẽo và đòi hỏi như thế. Dăm bữa nửa tháng lại gọi lên đòi 1 món đồ, mà giá trị cũng 3 – 5 triệu chứ đâu có ít. Thử hỏi, tiền thì đã ít, lại bớt 1/3 cho mẹ chồng rồi thì chúng tôi sao mà không túng thiếu cho được? Mà bà biết rõ hoàn cảnh chúng tôi đang nợ ngân hàng rồi mức thu nhập cũng bình thường chứ không phải không nhé! Vậy mà vẫn không ngừng ‘moi’ tiền từ con dâu, chắc bà sợ tôi tiêu hết tiền của con trai bà?
(Ảnh minh họa)
Xưa giờ bà vẫn thế, tôi vẫn nhịn. Thế nhưng, đợt này vừa mua máy sưởi mấy triệu xong, bà lại đã gọi điện lên nhắc khéo: ‘2 đứa xem đợt này biếu xén thế nào để ông bà sắm Tết cho sớm sủa, như mọi năm đợi 2 đứa về mà chả còn gì để mua đó. Hàng vét, hàng tồn chán lắm’.
Tôi nghe mà chán. Thứ nhất, bố mẹ là người có lương, mấy thứ cho Tết đáng lẽ ông bà phải tự sắm chứ không nên trông chờ hoàn toàn vào chúng tôi. Thứ 2, vợ chồng tôi chỉ về ăn Tết cùng 1-2 ngày, phải mua sắm tất tần tật thật sự quá đáng, nếu giàu có chẳng nói chứ chúng tôi nghèo mà. Tiếp nữa, Đoàn cũng cho bố mẹ 1-2 triệu từ tháng giáp Tết, rồi khi được thưởng Tết chúng tôi biếu thêm khoảng 3-5 triệu (tùy mức thưởng) nữa, vậy mà mẹ chồng vẫn kêu ca.
Video đang HOT
Như bình thường, tôi chỉ vâng dạ với mẹ chồng sau đó thì kêu than với Đoàn, nhưng năm nay tình hình khó khăn, chưa biết thưởng Tết có hay không. Vậy mà mẹ chồng lại còn đòi biếu xén sớm, tôi mới không nhịn được.
Hôm cuối tuần về quê chồng, tôi mới vào phòng có lắp điều hòa, rồi bảo mẹ chồng: ‘Mẹ ơi, mẹ không dùng điều hòa thì cho con đem bán đi nhé. Điều hòa 2 chiều bán đi cũng đủ mẹ sắm Tết đó.
Nói thật với mẹ, năm nay kinh tế khó khăn, thưởng Tết chả biết có hay không, lương thì giảm, nợ ngân hàng vẫn còn nhiều, chúng con cũng muốn làm tròn chữ hiếu với bố mẹ nhưng thật khó quá. Mà mẹ thì không nằm được điều hòa nên bán cái này đi mẹ nhé, mùa hè bọn con về thì chịu nóng tí không sao’.
Mẹ chồng tôi nghe xong thì giãy nảy lên, quyết giữ lại. Bà bảo bố chồng nằm, rồi thì nhà ai cũng có nhà mình cũng phải giữ cho đẹp mặt với hàng xóm. Tôi mới ngây ngô hỏi: ‘Thế mẹ lấy đâu ra tiền sắm Tết sớm ạ? Bọn con năm nay thì không sớm được rồi, mà sợ còn không có nhiều cơ’.
Mẹ chồng tôi mới lảng lảng, bảo sẽ có cách, rồi bỏ ra ngoài. Tôi ngồi trong phòng, chỉ biết phì cười vì dáng vẻ vừa rồi của mẹ chồng.
Mua cũi 3 triệu tặng đầy tháng cháu bị em chồng chê "giàu mà ki", chị vợ có màn dạy bảo cực rắn khiến ả khép nép, cả nhà chồng nể phục
Lan vừa đặt chiếc cũi trẻ em vào trong nhà, em chồng cô đã cười nhếch mép: "Chị dâu giàu mà ki thế".
Làm vợ Hùng, Lan không có điều gì phàn nàn về nhà anh ngoại trừ Linh - cô em chồng "con nhà lính, tính nhà quan", lười biếng và tham tiền.
Linh được cả bố mẹ và anh trai chiều chuộng nên sinh hư. Lấy Hùng được 4 năm, Lan chưa bao giờ thấy em gái ăn xong tự giác bưng mâm bát đi rửa, hay cầm cái chổi quét nhà... Ăn cơm xong là Linh tự động ra phòng khách ngồi, có hoa quả Lan gọt sẵn thì cô ăn tự nhiên, chẳng cần chờ đợi bố mẹ.
Nhiều lần Lan nhắc nhở em chồng về cái tính đó, nhưng Linh vẫn "chứng nào tật nấy". Thậm chí còn cho rằng chị dâu hay săm soi mình rồi Linh ghét Lan ra mặt.
Khi chưa lập gia đình, tháng nào Hùng cũng chu cấp cho em gái 3 triệu để tiêu vặt, mặc dù Linh đã đi làm được mấy năm. Sau này lấy Lan về, anh đưa hết lương cho vợ thì mới thôi việc cho tiền em gái hàng tháng. Nhưng Lan biết thi thoảng anh vẫn bớt lại để cho em gái.
Vào mỗi dịp sinh nhật, hay ngày dành cho chị em phụ nữ, Linh vẫn được anh trai tặng quà to quà nhỏ, chẳng kém cạnh chị dâu. Dù Lan không thích việc này nhưng cô không nói ra vì sợ chồng và em chồng bảo mình ích kỷ, tính toán.
Thời gian gần đây, công việc của cả 2 vợ chồng Lan đều không được như ý muốn. Mức thu nhập của vợ chồng cô cũng vì thế mà bị giảm đi nhiều. Tuy nhiên, Hùng vẫn giữ thói quen cho em gái nhiều món quà đắt giá. Thậm chí thi thoảng Linh than thở hết tiền, Hùng lại dúi vào tay em 1-2 triệu.
Đang phải cân nhắc chi tiêu trong gia đình, Lan thấy nhiều lần chồng làm vậy, không nhịn được nữa cô mới nói với anh: " Cái Linh dù sao cũng đi làm rồi, nó thích mua gì, tiêu gì thì tự bỏ tiền ra mà mua. Vợ chồng mình còn nhiều khoản lo lắm đây. Em còn mới vay mẹ đẻ 10 triệu để bù vào. Anh đừng nuông chiều em gái quá, đồng ý là vẫn cho nhưng vừa phải thôi. Em thấy nó đang ỷ lại vào vợ chồng mình đó".
Nhưng Hùng nghe xong thì lại bảo Lan lo xa. Anh nói rằng, Linh là đứa sống tình cảm, không tham lam vật chất hay ỷ lại như Lan nói đâu.
Từ lần đó, Lan ít khi nhắc đến chuyện của Linh trước mặt chồng. Bởi cô biết mình có nói thì anh cũng bênh. Mà càng tham gia nhiều thì mối quan hệ giữa chị dâu - em chồng lại càng xấu đi.
Chuyện cứ như thế cho mãi đến tận lúc Linh đi lấy chồng thì Hùng mới hiểu ra bộ mặt tham tiền của cô em. Linh suốt ngày bòn mót của giả nhà mẹ đẻ để vun vén cho gia đình riêng. Khi không được anh trai chu cấp như ngày xưa nữa thì Linh quay sang "vặt" bố mẹ đẻ.
Nhân 1 hôm vợ chồng Lan đi công tác, Linh về nhà ôm chân mẹ khóc lóc ỉ ôi, nói rằng muốn ra ở riêng nhưng không đủ tiền, lại thích căn chung cư bố mẹ đã mua sẵn cho vợ chồng nhà anh trai sau này ra ở riêng. Không biết Linh đã nói những gì nhưng cuối cùng mẹ cô đã cho cô căn nhà đó, cộng thêm 80 triệu tiền mặt bà để trong két.
Hùng về nhà biết chuyện thì bực lắm. Anh bực vì em gái lấy mất nhà một, thì giận em đòi cả tiền dưỡng già của bố mẹ mười. Số tiền đó là bố mẹ anh bao năm làm ăn vất vả để an hưởng tuổi già, con cái không cho bố mẹ thì thôi, lại còn về bòn rút mang đi.
Linh ngang nhiên cho rằng chuyện đó chẳng có gì là sai, vì đó là phần mà cô đáng được hưởng. Nhưng kể từ sau đó, Hùng cũng cảm nhận được điều mà Lan nói là đúng nên cũng bớt cho em gái hơn.
Tuần trước là đầy tháng con gái của Linh. Cô đặt cơm rồi mời bố mẹ đẻ cùng vợ chồng Lan sang chơi. Lan đã đích thân ra cửa hàng dành cho mẹ bé, chọn cái cũi đẹp nhất, đắt nhất để mang đến tặng cháu.
Ai ngờ khi cô vừa khệ nệ bê vào nhà Linh, thì Lan đứng cửa cười nhếch mép: "Chị dâu giàu mà kẹt thế. Đầy tháng cháu gái mà đến thế này thôi à? Giàu nứt mà ki bo phát ớn".
Bố mẹ chồng Lan nghe thấy thế liền nháy mắt với Linh, ý muốn cô liệu đường ăn nói. Nhưng Linh vẫn coi như không, mặt câng câng lên như "bàn tay chéo". Lan bực quá mới nói lại em chồng: " Cô nói cái gì rẻ tiền", thì Linh hất hàm về phía cái cũi rồi nói: "Thế chị vừa mang cái gì vào nhà em kia?".
Lan giận đỏ mặt. Cô không nhường nhịn nữa mà chỉ thẳng tay vào mặt em chồng: "Xưa anh chị không phải nuôi các cháu ăn học, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió thì dư dả. Lúc đó anh Hùng vẫn giấu chị chu cấp cho em mỗi tháng, số tiền cũng không nhỏ. Chị biết việc này chứ nhưng chị không nói.
Giờ em xem, vợ chồng nhà chị mấy tháng nay còn làm ăn thua lỗ, chạy vạy khắp nơi, em đòi đâu ra tiền. Mà chị mua cho cháu chị, chị cũng lựa đồ tốt nhất, đắt nhất cửa hàng rồi, không biết em còn đòi hỏi cao sang gì nữa.
Thử hỏi từ ngày chị về làm dâu, sinh được 2 đứa rồi em đã cho chúng nó được cái gì chưa? Chị còn biết nhiều việc em làm sau lưng anh chị, nhưng chị bỏ qua. Chị coi em đúng là người nhà, đúng là em gái chị nên chị không so đo tính toán. Vuốt mặt thì nể mũi, đừng để đến lúc anh chị đòi lại căn nhà em đang ở thoải mái này thì mới khóc lóc ỉ ôi ăn năn...".
Linh cúi gằm mặt chẳng nói câu nào. Đúng lúc ấy Hùng bước vào nghe được câu chuyện liền đùng đùng nổi giận. Anh lớn giọng: "Anh không ngờ cô lại không biết điều thế đấy. Trước nay anh để cô thua thiệt cái gì, chị dâu cũng tính toán với em cái gì mà em có thể thốt ra những lời đấy. Vợ chồng anh làm ăn thua lỗ, cô còn chẳng được lời hỏi han. Cô xem lúc đó anh chị có trách gì cô không? Anh thất vọng lắm Linh ạ".
Hùng một mực đòi đi về, không có ăn đầy tháng cháu gì hết. Nhưng Lan can ngăn anh lại. Cô nói: " Dù sao đây cũng là chuyện gia đình mình, hôm nào cô Linh về chơi thì cả nhà ngồi lại với nhau sau. Chứ cứ mặt nặng mày nhẹ với nhau thế này, tí nữa nhà chồng Linh sang đây lại cười cho".
Thấy Lan nói phải, bố mẹ chồng cô cũng thêm lời để Hùng bớt nóng. Còn Linh đứng chôn chân chả nói thêm được câu nào. Mãi sau cô ta mới lý nhí được câu: "Em xin lỗi anh chị".
Sau hôm đó, Linh cũng biết đường sang xin lỗi, thôi thì người 1 nhà, Lan cũng bỏ qua cho cô em. Trước cách ứng xử khôn khéo của Lan, nhà chồng cô cũng nể phục vài phần.
Bố mẹ chồng trào nước mắt vì nghị lực của nàng dâu Chị vất vả từ nhỏ, người đàn ông phụ bạc mà chị từng gọi là bố đã bỏ lại người vợ trẻ và đứa con thơ dại của mình để cuốn vào một cuộc tình khác. Mẹ chị nuốt nước mắt, dồn hết năng lượng để vừa làm cha vừa làm mẹ. Ảnh minh họa. Bà không được học nhiều nên tất cả...