Mẹ chồng mắng chúng tôi vô ơn khi chúng tôi đề nghị bà góp tiền nhà
Tôi vừa lấy chồng năm ngoái và đang sống riêng trên thành phố. Đột nhiên, vì giận bố chồng, mẹ chồng dọn đến ở cùng chung tôi, nhưng không chịu đóng tiền nhà.
Hai vợ chồng tôi vừa kết hôn năm ngoái. Bố mẹ hai bên đều có nhà cửa ở quê, nhưng chúng tôi quyết định ở lại thành phố làm việc và sinh sống. Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi mua được một căn chung cư 2 phòng ngủ nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hai bên và một phần tiền dành dụm từ khi còn yêu nhau. Chúng tôi dự định một phòng dành cho hai vợ chồng, một phòng dành cho con sau này.
Bố mẹ chồng tôi có căn nhà 4 tầng rộng rãi ở dưới quê, chỉ có 2 ông bà ở vì các con đều lập nghiệp và làm ăn xa. Tuy nhiên, ông bà khắc khẩu từ xưa nên về già khó sống chung. Cứ lúc nào cãi nhau, mẹ chồng lại chuyển đến nhà các con sống vài tháng, đợi nguôi ngoai mới lại về nhà. Thỉnh thoảng đón mẹ chồng lên ở thì chúng tôi cũng không có phàn nàn gì, thế nhưng ở lại lâu cũng có nhiều bất cập, đặc biệt khi gần đây, công ty của chồng tôi đang gặp khó khăn.
Mẹ chồng mắng chúng tôi vô ơn khi chúng tôi đề nghị bà góp tiền nhà (Ảnh minh họa)
Không biết lại giận chồng điều gì, 3 tháng trước, mẹ chồng lại chuyển đến ở với chúng tôi. Khi mẹ chồng ở cùng, mẹ sẽ ở riêng một phòng. Ngày thường chúng tôi đi làm, mẹ chồng ở nhà cả ngày, bật điện và điều hòa liên tục. Chưa kể, mẹ chồng rất hướng ngoại, mới lên nhà tôi được mấy tháng đã có nhiều bạn bè. Nhiều hôm bà mời các bà bạn đến chơi, tận 8-9 giờ đêm vẫn thấy các bà trò chuyện rôm rả trong phòng khách. Hai vợ chồng toi đi làm về mệt, thấy vậy thì rất khó chịu vì không được nghỉ ngơi. Mẹ chồng cũng hay xét nét, thường chê tôi đi làm muộn, không có thời gian nấu cơm nên ngày nào cũng bắt mẹ chồng nấu. Lúc ngày nghỉ tôi nấu cơm thì mẹ chồng chê ỏng eo, nói tôi không có tay nghề nấu nướng. Tôi làm gì cũng phải chú ý lời ăn tiếng nói và cách ăn uống, chưa kể vợ chồng không có khoảng không gian riêng.
Từ lúc sống chung, vợ chồng tôi lo liệu các chi phí từ tiền ăn, quần áo cho đến các đồ dùng cá nhân của mẹ chồng, dù lương hưu hàng tháng của mẹ chồng là khoảng 8 triệu. Thế nhưng, chưa một lần nào mẹ đưa cho chúng tôi một đồng để mua thức ăn hay đóng tiền điện, nước.
Video đang HOT
Mấy tháng trở lại đây, kinh tế khó khăn chung, chúng tôi phải thắt lưng buộc bụng chi tiêu. Tôi thầm nghĩ, giá như mẹ thấu hiểu sự khó khăn của các con ở giai đoạn này mà góp thêm tiền hàng tháng thì sẽ tốt hơn. Nghĩ vậy, tôi bàn với chồng nói với mẹ chồng điều này.
Vào bữa cơm hôm trước, chồng tôi bày tỏ mong muốn mẹ vợ đóng tiền ăn và các chi phí điện, nước để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sau này, khi mọi thứ tốt hơn, chúng tôi sẽ lo cho bà không thiếu thứ gì. Nghe vậy, mẹ chồng tức giận, mắng chúng tôi rằng nhà này cũng một phần do mẹ góp tiền, nên mẹ ở lại nghiễm nhiên. Bà mắng chúng tôi bất hiếu, mẹ mới ở có mấy tháng mà đã đòi tiền nhà. Bà còn bóng gió nói tôi nhỏ to với chồng chuyện này, khiến chồng tôi chống lại mẹ đẻ. Nói một hồi, bà tức giận, rời khỏi bàn ăn rồi vào phòng ngủ, đóng chặt cửa.
Sau hôm đó, mẹ không thèm ăn ở nhà cùng hai vợ chồng tôi nữa, sớm thì đi tập thể dục, tối về ăn một mình. Chúng tôi có mời mẹ ăn cùng thì mẹ cũng không trả lời, coi chúng tôi như không khí, nhưng vẫn không chịu chuyển đi. Liệu tôi nên nói như thế nào để mẹ chồng đóng tiền nhà, hoặc về quê, chứ nếu cứ để mẹ ở đây, chúng tôi không biết có kham nổi tiền sinh hoạt nữa hay không?
Từ chối quyền thừa kế tài sản nhà chồng để thoát khỏi sự xét nét của mẹ chồng
Ở lứa tuổi 50 của chúng tôi, chuyện con cái lấy chồng, lấy vợ rồi ở chung hay ở riêng được nhóm bạn già của tôi quan tâm, bàn cãi sôi nổi dường như không có hồi kết.
Ảnh minh họa: Getty Images
Bởi lẽ, ai cũng có cái lý của mình. Chỉ đến khi có một người trong nhóm bạn của chúng tôi kể rằng, để được ra ở riêng, người bạn của tôi đã phải chấp nhận không lấy bất cứ tài sản thừa kế nào của gia đình chồng để lại, chúng tôi mới biết được chuyện của bạn.
Bạn tôi ngay từ khi bước chân vào trường đại học đã tỏ ra là một cô gái mạnh mẽ, đảm đang, khéo thu vén. Trong khi đó, chúng tôi mỗi người từ một tỉnh về Thủ đô nhập học trông ai cũng ngơ ngác trong ngày tựu trường. Sau khi làm thủ tục về ở chung phòng trong khu ký túc xá, sau màn giới thiệu, làm quen, chúng tôi mới biết, hóa ra bạn là con cả trong gia đình có 4 người con. Bố bạn là một nghệ sĩ, chẳng mấy khi bận tâm chuyện gia đình, con cái để một mình mẹ bạn xoay xở đủ thứ nghề nuôi đàn con ăn học.
Vì là chị cả nên bạn được mẹ giao cho trọng trách quản lý các em và tham gia buôn bán kiếm tiền cùng mẹ. Cũng vì lẽ đó mà mặc dù mới học hết THPT, bạn đã chững chạc hơn hẳn các bạn cùng trang lứa, nhất là với chúng tôi, những người chỉ biết vùi đầu vào học, còn những chuyện khác đều đã có bố mẹ lo.
Ra trường, với vốn kiến thức của một trường top đầu, lại sẵn bản lĩnh, bươn chải từ nhỏ, bạn nhanh chóng tìm được việc làm với mức lương tạm ổn. Đến tuổi lập gia đình, bạn cũng là một trong những người đầu tiên của nhóm chúng tôi lên xe hoa về nhà chồng.
Ngày bạn cưới, tất cả chúng tôi cùng có mặt, chúc mừng hạnh phúc và thầm ước có một cuộc hôn nhân mỹ mãn như bạn. Chồng bạn là người tốt tính, cưng chiều bạn hết mực. Gia đình chồng nhà cao cửa rộng, đặc biệt chồng bạn lại là con một nên bạn chẳng phải lo lắng chuyện nhà cửa.
Ảnh minh họa: timesofindia.indiatimes.com
Vốn hay lam hay làm, lại hiểu chuyện nên bạn chẳng gặp khó khăn gì khi phải "nhập gia tùy tục". Mọi việc nhà cửa, bếp núc, chăm sóc gia đình, bạn làm tươm tất, đâu vào đấy. Vậy mà đến bữa ăn, bạn vẫn nghe tiếng thở dài đánh thượt của mẹ chồng.
Khi thì bà kêu món này mặn, món kia nhạt. Khi thì bà nhăn nhó món này "chém to kho mặn", món kia thiếu thứ này thứ khác, không hợp với khẩu vị của gia đình. Để "sửa sai", mỗi lần vào bếp, bạn lại nhờ mẹ chồng chỉ giúp, thậm chí là nếm giúp nhưng bà đều lấy lí do nọ kia để từ chối. Bí quá, bạn bàn với chồng để chồng nấu cho hợp khẩu vị của bà thì bà lại chê con dâu lười, chỉ giỏi nịnh chồng, trốn tránh việc nhà. Rồi bà quay sang mắng con trai.
Khi bạn gửi bà tiền chi tiêu, sinh hoạt phí thì bà bảo "việc tiền nong là của đàn ông, đàn bà biết gì mà xen vào". Khi bạn bảo chồng đưa bà số tiền đó thì bà lại bảo con dâu làm không ra hoặc có tiền gửi hết về nhà mẹ đẻ nên mới không dám đưa cho bà...
Mặc dù bạn cố gắng đến mấy vẫn không thể lọt vào "mắt xanh" của mẹ chồng. Bà mỗi ngày trở nên khó tính, so đo, xét nét hơn. Không chịu nổi, bạn bàn với chồng xin ra ở riêng thì bà làm ầm lên, gọi mọi người trong họ đến chứng kiến và tìm mọi cách can ngăn.
Cuối cùng, bạn phải làm đơn xin tự nguyện ra ngoài thuê nhà ở và ký xác nhận sẽ không lấy bất cứ thứ tài sản thừa kế nào của nhà chồng để lại, bà mới đành "chịu thua".
Vốn được học hành tới nơi tới chốn lại tháo vát, vợ chồng bạn chịu khó làm ăn nên dần dần bạn đã mua được nhà cửa, sắm xe và nuôi 2 con ăn học đàng hoàng.
Mãi sau này, bạn mới biết vì chồng mất sớm, mẹ chồng bạn đã dồn hết tình cảm, thời gian cho 2 con, bà chẳng đi đâu bao giờ, không có ai làm bạn, bà cũng không có người để giãi bày tâm sự. Bà đã khó chịu khi có sự xuất hiện của con dâu trong nhà.
Bà đã ghen tỵ khi con dâu dần thế chỗ trong trái tim của con trai bà. Bà cũng sợ rằng bao nhiêu nhà cửa, tiền bạc, mồ hôi công sức của bà sẽ rơi vào tay con dâu nên mới gây khó dễ cho con dâu như vậy.
Sự hối hận của bà nội trợ 46 tuổi bị chồng phản bội: "Nếu còn cơ hội..." Phụ nữ nhiều người sẵn sàng hy sinh sự nghiệp vì gia đình, nghĩ rằng làm vậy có thể bảo vệ gia đình bền vững. Họ không biết làm vậy dễ thành trắng tay, giống như con thiêu thân cố lao vào lửa. Bỏ việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình, nhìn bề ngoài thì có vẻ như bạn đang tận...