Mẹ chồng gọi điện lên lớp tôi, chồng chạy lại giành máy nói một câu khiến bà im lặng hồi lâu
Bà không cho con dâu có cơ hội giải thích mà cứ “lên lớp” liên hồi, trách tôi thiếu trách nhiệm, không lo toan việc hương đăng nhà chồng.
Vừa hay chồng tôi đi từ trên lầu xuống, nghe thấy mẹ to tiếng nói chuyện điện thoại với vợ, anh chạy lại giành luôn máy.
Họ nhà chồng tôi lớn, mỗi năm có cả chục đám giỗ. Trong khi đó, tính mẹ chồng tôi lại khá cổ hủ, bà luôn yêu cầu con dâu phải tự tay chuẩn bị hết cỗ bàn. Nhiều lúc bận công việc công ty, không đủ thời gian để lo liệu mọi thứ được chu toàn, tôi nói khéo với bà:
“Giờ các nhà có việc họ toàn đặt cỗ, vừa gọn lại ngon. Hơn nữa dạo này công việc của con cũng bận, con sợ không sắp xếp được thời gian, khi ấy ông bà, cô chú trong họ lại quở trách…”.
Nhưng vừa nghe con dâu nói, bà liền “chấn chỉnh” ngay:
“Sợ bị trách thì con liệu mà thu xếp công việc. Phụ nữ đã đi lấy chồng, làm dâu rồi thì phải để việc của nhà chồng lên trên hết. Con là dâu trưởng mà không lo được cỗ bàn ngày giỗ thì còn nói làm gì? Định để mẹ mất mặt với họ hàng à?”.
Tôi thực sự thấy áp lực vô cùng trước 2 từ “dâu trưởng”. Vì chức vị ấy mà gần chục năm làm dâu, tôi gần như không có thời gian để nghỉ ngơi, chẳng được sống cho chính mình. Cũng may chồng tôi là người hiểu chuyện, biết vợ vất vả nên thi thoảng nói chuyện, phân tích đỡ lời với bà nhưng dù anh có nói thế nào thì bà cũng không chịu nghe. Thậm chí nhiều khi bà còn trách ngược, mắng con trai bênh vợ khiến tôi ở giữa thêm khó xử.
Video đang HOT
Chồng đứng ra bênh tôi, nhiều khi mẹ còn trách ngược lại anh khiến tôi đứng giữa rất khó xử. (Ảnh minh họa)
Hôm đó là giỗ cụ nội chồng tôi. Trước đấy nửa tháng mẹ chồng đã gọi điện sang yêu cầu tôi chuẩn bị lên danh sách các món để làm chục mâm. Nhưng đúng tới buổi tối trước ngày giỗ, công ty tôi thông báo sáng hôm sau có cuộc họp quan trọng, tôi phải chuẩn bị tài liệu, không được phép vắng mặt.
Chẳng còn cách nào, tôi đành gọi điện nói với mẹ chồng sẽ nhờ 2 cô em chồng về sớm nấu nướng trước. Khi nào công ty họp xong, tôi sẽ về làm cùng mọi người. Hoặc không thì vợ chồng tôi đặt cỗ ngoài hàng, tới giờ thắp hương, họ sẽ mang tới nhưng bà một mực không đồng ý, ngược lại khó chịu ra lệnh cho con dâu:
“Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi. Con là dâu trưởng, phải liệu mà làm đúng trọng trách, vai trò của mình. Đừng có lấy công việc làm lý do để trốn tránh việc nhà chồng. Công việc con làm cả năm, cả đời nhưng giỗ cụ mỗi năm chỉ có 1 lần mà con không lo tròn được, còn ra thể thống gì. Người ngoài nhìn vào đánh giá ra sao?”.
Bà không cho con dâu có cơ hội giải thích mà cứ “lên lớp” liên hồi, trách tôi thiếu trách nhiệm, không lo toan việc hương đăng nhà chồng. Vừa hay chồng tôi đi từ trên lầu xuống, nghe thấy mẹ to tiếng nói chuyện điện thoại với vợ, anh chạy lại giành luôn máy bảo:
Trước đấy nửa tháng mẹ chồng đã gọi điện sang yêu cầu tôi chuẩn bị lên danh sách các món để làm chục mâm. (Ảnh minh họa)
“Thời đại nào rồi mà mẹ cứ câu nệ mấy chuyện cỗ bàn. Nếu có thời gian thì mình tự nấu, không có thì thuê người ta làm hoặc đặt luôn nhà hàng. Miễn mình có lòng thành là được. Vợ con còn có công việc của cô ấy, không thể suốt ngày lo thể hiện vai trò dâu trưởng với họ hàng.
Nếu mẹ thấy vợ con thiếu trách nhiệm, không lo được bổn phận làm dâu trưởng, con sẽ bảo vợ con trả chức dâu trưởng lại cho mẹ. Còn với con, cô ấy sống như thế là có đầu có cuối, trách nhiệm lắm rồi. Bởi ngoài làm dâu trưởng của mẹ, cô ấy còn nhiều trọng trách khác cần phải lo mẹ ạ.
Vậy nên nếu mẹ không đồng ý với phương án vợ con đưa ra thì ngày mai con nhờ mẹ lo liệu chuyện cỗ bàn giúp chúng con”.
Mẹ chồng tôi nghe con trai nói, bà im lặng một hồi lâu. Ban đầu tôi tưởng bà sẽ giận chúng tôi lắm nhưng không ngờ vài phút sau bà lại xuống giọng, nhẹ nhàng bảo:
“Thôi được rồi, thực ra mẹ cũng chỉ muốn đám giỗ của cụ được chu đáo, muốn con cháu về quay quần nấu nướng sẽ đầm ấm hơn. Nhưng các con đã nói bận thì đặt người ta làm cỗ cũng được. Nhớ dặn người ta mang cỗ tới đúng giờ thắp hương. Con nhắc vợ họp xong thì về ăn cơm, mọi người sẽ đợi”.
Vậy là ngày giỗ hôm ấy tôi được thảnh thơi tới công ty họp. Mừng nhất là sau chuyện hôm ấy, mẹ chồng tôi cũng vui vẻ không còn tạo áp lực 2 chữ “dâu trưởng” cho tôi nữa.
Mới ở quê chồng 1 tuần mà tôi đã muốn về lại thành phố
Khi chồng tôi đòi mua máy giặt thì mẹ chồng kiên quyết không chịu. Lý do bà đưa ra đúng là làm tôi khó xử.
Ảnh minh họa
Đọc bài viết "Dở khóc dở cười khi thấy cách mà mẹ tôi chăm con dâu ở cữ" mà tôi lại lo lắng cho khoảng thời gian ở cữ sắp tới của mình. Vợ chồng tôi cũng ở thành phố nhưng vì kinh tế eo hẹp nên không mua nổi nhà riêng, chỉ có thể ở trọ. Khi tôi mang bầu, liên tục bị động thai, đành phải nghỉ ở nhà để dưỡng thai. Kinh tế trong nhà càng thêm khó khăn hơn. Khi tôi đến tháng thứ 9, chồng bàn với tôi chuyện về quê sinh đẻ và ở cữ để nhờ vả sự chăm sóc của bố mẹ chồng. Chị chồng cũng ở gần đó, có gì thì chạy qua chạy lại giúp đỡ.
Tôi không thích về nhà chồng ở vì sợ xảy ra mâu thuẫn. Nhưng nếu về nhà tôi thì càng khổ cho mẹ tôi hơn, vì mẹ tôi bị bệnh. Ngẫm đi ngẫm lại, tôi đồng ý với ý kiến của chồng mình.
Vợ chồng tôi khăn gói về quê được 7 ngày nay nhưng tôi đang rất muốn về lại thành phố. Chồng tôi chỉ ở lại 2 ngày đã về thành phố để đi làm. Ở quê, không khí trong lành, thoải mái. Tôi cũng nhận được sự chăm sóc chu đáo của bố mẹ chồng. Chỉ có điều, điều kiện thiếu thốn quá khiến tôi gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống ở đây.
Trời đang vào mùa nóng nhưng trong nhà không có điều hòa, chỉ có 2 cái quạt. Mẹ chồng cũng không chịu mua máy giặt vì sợ tốn điện. Bà còn nói là nếu ngày nào cũng giặt đồ thì chẳng có gì mệt nhọc cả, bao nhiêu năm qua bà vẫn tự giặt tay quần áo của cả nhà. Nói thế mà có hôm bận việc đồng áng, đến 8 giờ tối bà còn ngồi giặt cả thau đồ. Tôi phải khệ nệ ra ngồi vắt phụ dù mẹ không cho. Thương bà vất vả, tôi bàn với chồng mua máy giặt nhưng bà nghe được, tỏ ý không hài lòng ra mặt. Sợ mẹ chồng giận, tôi đành hủy kế hoạch mua sắm.
Chưa kể, cứ 8 giờ tối là nhà ai cũng tắt điện đóng cửa đi ngủ. Tôi ngủ sớm không được nên buồn chán mà lại chẳng dám đi ra ngoài vì xung quanh vừa tối vừa vắng vẻ. Nhiều khi thèm món này món nọ, tôi cũng chẳng đi mua được vì ở quê làm gì có, đành phải nhịn thèm.
Tôi kể với chồng, bảo anh đón tôi về lại thành phố. Khi nào sinh con, tôi sẽ tự chăm sóc mình, miễn là được sống cùng với chồng nhưng anh lại không đồng ý. Chồng còn cho rằng tôi nhõng nhẽo, khó chiều, ở quê có người lo cơm nước tận miệng mà còn chê. Tôi chẳng biết phải nói làm sao để anh chịu đưa tôi về thành phố nữa?
Bạn thân thường xuyên đến nhà chơi, mẹ chồng khó chịu nhưng sau lại đưa ra yêu cầu vô lý khiến tôi khó xử Những khi tôi gặp khó khăn, bạn thân ở bên động viên để tôi có dũng khí vượt qua tất cả. Tôi có một người bạn thân từ nhỏ. Hai chúng tôi có diện mạo và tính tình trái ngược hẳn nhau nhưng lại gắn bó như chị em ruột thịt. Cô ấy luôn cho tôi những lời khuyên và sự hỗ trợ...