Mẹ chồng có tài hòa giải
Vợ chồng Châu là 8x “đời cuối”. Vốn vui vẻ, trẻ trung nên họ hay bị bố mẹ 2 bên cằn nhằn là “Trẻ con quá!”.
Châu và chồng vốn học cùng một lớp, chơi thân trong cùng một nhóm. Họ thường xưng hô với nhau rất thân mật, thoải mái. Khi chuyển từ tình bạn sang tình yêu, họ vẫn quen gọi nhau là “cậu – tớ”, “ấy – tớ”, “ta – nhà ngươi”… Sau ngày cưới, họ vẫn duy trì những cách gọi cũ, thỉnh thoảng vợ chồng còn ngẫu hứng bổ sung thêm tên gọi mới như “Chồng ơi/Vợ ơi”, “ Tình yêu ơi”, “ Mình ơi”, “Honey ơi”… Với cả 2, chuyện xưng hô như vậy là rất bình thường, thể hiện sự yêu thương và gắn bó.
Song, khoảng 1 tháng sau đám cưới, bố chồng Châu lên tiếng nhắc nhở con dâu: “Đã là vợ chồng rồi, 2 đứa phải thay đổi cách xưng hô đi!”. Nghe vậy, Châu thấy hơi buồn cười. Cô cho rằng chắc ông chỉ nhắc cho phải phép, còn việc gọi như thế nào thì vẫn là quyền của mình. Cô chỉ cười cười rồi bỏ qua.
Mẹ chồng dùng lời nhẹ nhàng trò chuyện, góp ý khiến Châu cảm thấy tâm phục khẩu phục (Ảnh minh họa)
Vài tháng sau, bố chồng vẫn chú ý quan sát cách xưng hô của 2 đứa và thấy không có thay đổi gì, ông lại nhắc tiếp. Châu cảm thấy hơi khó chịu vì nghĩ ông khó tính, can thiệp quá sâu vào quan hệ của 2 đứa. Cô tỏ thái độ không vui, nói với bố: “Chúng con quen gọi nhau như thế rồi! Mà xưng hô như vậy thì có sao đâu. Con thấy nó đâu có xấu, có ảnh hưởng gì đâu?”. Ngay lập tức, bố chồng không giữ được bình tĩnh. Ông lên án Châu rằng cô chưa phải là người phụ nữ chững chạc, trưởng thành. Cô có học mà không biết ăn nói thế nào cho đúng tôn ti trật tự. Mỗi lần ông nghe thấy 2 đứa gọi nhau là ông rất chướng tai… Châu ngồi im nghe. Cô không cãi lại lời bố chồng nữa nhưng trong thâm tâm, Châu cảm thấy rất tự ái, không vừa lòng. Cô cho rằng bố chồng quá cổ hủ và thích nâng quan điểm.
Sau cuộc xung đột ấy, Châu thấy nếu làm theo lời bố chồng, thay đổi ngay cách xưng hô với chồng thì khác nào “xuống nước” và rất ngượng miệng, khó khăn. Thế là Châu chọn cách nói trống không, trung tính với chồng những lúc cần thiết. Bố chồng và con dâu, tuy không còn nhắc lại chuyện cũ nữa nhưng dư âm, sự ám ảnh của nó luôn hiện diện. Châu càng ngày càng trở nên ít nói, ngại giao tiếp không chỉ với bố chồng mà cả với chồng…
Một ngày nọ, khi thấy “không khí bất hòa” trong nhà kéo dài quá lâu, mẹ chồng Châu buộc phải vào cuộc. Bà tỉ tê với chồng rằng giới trẻ ngày nay có nhiều cách nghĩ khác, làm khác. Bà khuyên ông nên bao dung, chấp nhận những khác biệt “khoảng cách thế hệ”. Ngoài ra, bà cũng góp ý với chồng, nếu có gì không hài lòng, muốn dạy bảo con cái thì nên khéo léo, nhẹ nhàng, bình tĩnh hơn.
Sau đó, bà có buổi nói chuyện dài với vợ chồng Châu. Bà nhắc lại cho con trai nhớ và cũng để con dâu hiểu rằng trong gia đình mình, từ xưa đến nay việc xưng hô theo trật tự, tôn ti, thứ bậc đã luôn là luật bất thành văn. Nó không chỉ thể hiện văn hóa, đạo lý truyền thống mà còn là cơ sở tạo nên sự khăng khít, hòa thuận.
Song, bà cũng đồng ý rằng riêng với trường hợp của vợ chồng Châu, nếu tuân thủ “ngay và luôn theo luật” thì có vẻ hơi khó nên ban đầu có thể được linh hoạt và tế nhị một chút. Sau đó, nếu có thể thì hãy học cách chuyển đổi dần dần cách xưng hô cho phù hợp… Lần này, Châu ngồi im lắng nghe và cảm thấy dễ chịu. Cô tâm phục khẩu phục với những gì mẹ chồng nói. Cô tự nhủ mình sẽ cùng chồng cố gắng để thay đổi.
Video đang HOT
Giảm mâu thuẫn từ cách xưng hô – Cần xác định việc xưng hô theo thứ bậc giữa các thành viên trong gia đình là rất quan trọng và không thể tùy tiện.
Theo Phunuvietnam
Xoá bóng dáng người cũ của anh ấy
Tôi đã hiểu, một người mang niềm đau cũ chưa hẳn đã còn yêu "người cũ". Thành phố vừa có thêm một niềm vui mới.
Thành phố hình như mừng rỡ sau cuộc chia tay của anh và níu giữ được anh ở lại nơi này. Thành phố đã chứng kiến quá nhiều nước mắt của một cuộc tình, không phải của người con gái anh yêu. Là của anh. Sự ủy mị của anh, thành phố như cuốn nhật ký đã ghi lại tất thảy. Hay vì tâm hồn nghệ sĩ đa cảm đã nhào nặn ra một người đàn ông yếu mềm ấy?
Cô gái cũ và những dấu ấn của cô ấy vẫn còn đâu đó trong ngôi nhà, tâm hồn của người đàn ông (Ảnh minh hoạ)
- Sao anh lại lựa chọn hoạt hình mà không phải một loại nghệ thuật khác?
- Vì tôi yêu trẻ con. Và cô ấy thì không. Cô ấy ghét trẻ con đến độ, chỉ nhìn những bức vẽ một đứa trẻ của tôi thôi cũng khiến cô ấy khó chịu.
- Vậy anh sẽ không treo những bức vẽ ấy trong phòng mình ư? Hoặc sẽ giấu chúng đi khi cô ấy đến?
- Không. Tôi vẫn treo chúng khắp phòng với hy vọng một ngày nào đó, cô ấy sẽ yêu những bức vẽ và yêu trẻ con. Nhưng tôi đã thất bại. Thay đổi một người phụ nữ khó hơn tôi tưởng tượng, dù cho đó là điều tích cực. Cô ấy khăng khăng rằng sẽ không bao giờ sinh con nếu chúng tôi cưới nhau. Điều duy nhất cô ấy có thể đồng ý, đó là nhận con nuôi. Nhưng cô ấy sẽ không chăm chúng. Trẻ con là một sự phiền toái hết sức, cô ấy bảo vậy. Còn cô, sao cô lại lựa chọn hoạt hình?
- Vì tôi cũng yêu trẻ con.
***
Hình như thành phố mừng rỡ một lần nữa, sau khi cuộc hôn nhân của anh tan vỡ. Với tôi! Như một cơ duyên, kịch bản lần này của tôi lại do anh vẽ và đạo diễn. Anh bảo thích kịch bản của tôi, vì câu chuyện tôi kể là về tình cha con.
Trong những cơn say, anh thường gọi tên "người cũ", cái tên cứ cứa vào lòng tôi nhức nhối bao lần. Nhưng tôi sẽ không bao giờ nói cho anh biết về điều đó, bởi tôi muốn anh nhớ đến tôi nhiều hơn.
Công việc của tôi và anh có một sự hòa quyện, gắn bó nhất định. Tôi viết kịch bản và anh làm đạo diễn. Nhưng một tổ ấm sẽ không thực sự ấm nếu nó chỉ có sự gắn bó của công việc. Dù có thể tổ ấm này cũng bền. Nhưng chỉ bền thôi, không đủ.
***
Anh không nhắc về "người cũ" từ ngày lấy tôi, trừ khi say nhưng trong căn nhà luôn có bóng dáng của cô ấy, thói quen của cô ấy và cả hơi thở của cô ấy. Tôi đã nghĩ mình có thể chấp nhận điều đó cho đến khi sống trong căn nhà này. Mọi thứ thật khó chịu, không đơn giản như cô ấy khó chịu khi bắt gặp những đứa trẻ, bởi đó là cảm giác khó chịu trong tim. Tôi không biết mình sẽ cố gắng từ đâu để kéo anh ra khỏi cuộc tình đau khổ ấy?
- Chúng mình chuyển nhà đi anh!
- Vì sao hả em?
- Em cũng không biết vì sao nữa. Nhưng em cảm giác không hợp với căn nhà này.
- Nhưng nó đã gắn bó với anh rất nhiều năm rồi. Nó đã cho anh nhiều cảm hứng và ý tưởng.
- Em sẽ đi phượt vài ngày. Em muốn đi tìm cảm hứng cho kịch bản đang viết dở.
- Ừ, em cứ đi đi.
Và tôi đi. Thành phố như giấu một nỗi buồn.
Hạnh phúc của riêng họ nảy nở khi sinh linh bé nhỏ bắt đầu (Ảnh minh hoạ
***
Vài ngày sau, tôi trở về, vì một sinh linh bé bỏng đã tượng hình trong tôi. Đứa trẻ đến như một phép màu. Anh vui đến nỗi vồ vập lấy tôi ôm hôn. Trong hạnh phúc bất ngờ, tôi đã nghe anh nói yêu tôi. Căn nhà chợt như rộng ra và ấm áp. Bờ vai anh mà tôi chạm vào giây phút ấy sao mà vững chãi quá!
Theo Đan Dương /Phunuvietnam
Tình yêu cuối cùng cũng lên tiếng Hơn 1 năm nay, Phát cương quyết không gặp tôi một lần nào nữa. Cứ 1 tháng, tôi lại chạy xe 40 cây số để ngồi lì ở phòng chờ của trại giam và đợi anh. 1. Mấy ngày đầu, Phát sống ở một thế giới chật chội khác, không có tôi, cũng như tôi ở một khoảng trời mênh mông và cô...