Mẹ chồng chỉ bênh cháu ngoại
Hoài nói với chồng: “Em vốn dĩ không phải là người nhỏ nhen, nhưng cách cư xử của mẹ nhiều lần khiến em chịu không nổi”.
Nhà chồng của Hoài chỉ có 2 chị em, chồng Hoài là út. Để tiện chăm sóc ba mẹ lúc về già, sau khi kết hôn, chồng Hoài không đồng ý việc ra riêng. Khi người chị chồng lập gia đình, ông bà cũng cắt bớt một phần đất để con gái và con rể cất ngôi nhà khang trang bên cạnh.
Những tưởng chị em ở gần nhau thì gắn bó, hòa thuận để hỗ trợ nhau, thế mà thực tế người hai nhà mặt nặng mày nhẹ, bằng mặt chứ không bằng lòng. Một trong những nguyên nhân gây nên bất hòa là do cách cư xử không công bằng của mẹ chồng Hoài.
Mẹ chồng Hoài dành nhiều quan tâm và chăm sóc cho cháu ngoại (Ảnh minh họa)
Theo quan sát của Hoài thì mẹ chồng chỉ thương cháu ngoại, xem cháu ngoại là báu vật; còn với cháu nội, bà luôn thể hiện suy nghĩ “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, trẻ con mà chăm sóc chiều chuộng thì chúng chỉ sinh hư.
Bé Xíu là con gái Hoài; bé Na là con gái chị chồng. Xíu kém Na gần 2 tuổi, đều đang học mầm non. Cháu nhỏ hơn, thông thường sẽ cần được chăm sóc, dạy dỗ, nhận được nhiều sự dịu dàng, ân cần hơn. Thế mà ngược lại, từ ánh mắt, lời nói đến cử chỉ, hành động của mẹ chồng, Hoài luôn cảm nhận được sự thiên vị.
Nhiều lần Hoài đi làm về trời đã tối mịt, thấy bé Xíu tha thẩn chơi một mình ở phòng khách, mồ hôi nhễ nhại, chưa ăn uống, tắm rửa, còn bé Na thì nằm trong phòng riêng của bà có điều hòa, 2 bà cháu rúc rích cười nói.
Hoài đánh tiếng hỏi sao mẹ không gọi cháu vào chơi cùng hoặc bật quạt cho cháu ngồi kẻo muỗi, thì bà chỉ trả lời qua quýt: “Mẹ gọi vào mà Xíu không chịu, hỏi có muốn tắm không thì Xíu cũng bảo không”. Nghe mẹ trả lời vậy, Hoài đành im lặng, vội bảo con xếp lại đồ chơi rồi đưa con đi tắm.
Video đang HOT
Nhìn cách phân xử của mẹ chồng mỗi lần 2 đứa cháu giành đồ chơi của nhau, Hoài cũng bất mãn. Nếu cháu ngoại giành đồ chơi của cháu nội, bà sẽ nói: “Đồ chơi của chị, cháu trả lại cho chị đi, mai mẹ Hoài mua cho cái khác”. Còn nếu cháu nội muốn giành đồ chơi của cháu ngoại thì bà sẽ nói: “Cho chị Na mượn chơi một tí rồi chị trả lại nhé, không hư hỏng gì đâu”.
Khi 2 cháu cãi lộn, cào cấu nhau, bà chỉ la mắng, quở phạt cháu nội và luôn phớt lờ, du di cho cháu ngoại.
Đành rằng, những mâu thuẫn, khúc mắc kể ra chỉ là chuyện vụn vặt, tuy nhiên nếu không có cách nhìn nhận hợp lý và tìm cách giải quyết thì sẽ tích tiểu thành đại, lâu ngày tạo nên những mối căng thẳng trong gia đình.
Hôm qua, trước lúc đi ngủ Hoài nói với chồng: “Em không phải người nhỏ nhen, nhưng cách cư xử không công bằng của mẹ khiến em chịu không nổi. Em vốn dĩ rất yêu thương bé Na, nhưng tại mẹ “bên trọng bên khinh” mà dần dà em khó chịu, bực bội khi chị và cháu ăn dầm ở dề bên nhà mình. Mẹ thì xem bé Na là cả thế giới”.
Nghe vợ than, chồng Hoài nắm chặt tay cô. Chính anh cũng cảm nhận được sự nặng nề, ấm ức của Hoài bấy lâu nay, nhưng vì bận rộn đi sớm về khuya nên anh chưa rốt ráo tìm cách tháo gỡ. Anh nói với vợ: “Thôi ngủ đi, cuối tuần này anh xin họp gia đình để nói chuyện rõ ràng hơn với ba mẹ”.
Hôm khoác váy cô dâu thì bụng em đã lùm lùm, biết không phải cháu ruột, mẹ chồng vẫn cười: Lãi thêm đứa cháu!
Mới về nhà chồng được mấy tháng nay và đang trong những ngày cuối thai kỳ mà em thấy hạnh phúc quá.
Cuộc đời em chẳng bao giờ nghĩ sẽ còn có cơ hội được sống hạnh phúc và nhất là được chồng cũng như bố mẹ chồng yêu thương như này. Cũng tại em ngu dại nên lỡ dở nhưng vẫn may mắn và tốt số có được tấm chồng cũng như nhà chồng như ý.
Trước đây, em với chồng hiện tại chỉ là bạn bè cùng cấp 3 thôi. Anh ấy cũng có vẻ thích em nhưng ngày đó em đã có người yêu rồi. Người yêu em ở thành phố, hơn em 6 tuổi. Anh đã có công ăn việc làm ổn định và có nhà cửa sẵn. Vì thế em thực dụng nghĩ, nếu làm vợ anh thì sẽ có cuộc sống sung sướng.
Do suy nghĩ như vậy nên khi anh ngỏ lời ngày ấy, em đã từ chối. Song do si tình quá nên anh cứ bảo sẽ đợi đến khi nào em lấy chồng mới thôi. Em thì chẳng quan tâm đến điều đó vì trong mắt em lúc ấy không có anh.
Dù biết rõ cái thai kia không phải của con trai mình nhưng bác gái vẫn giục 2 đứa nhanh chóng cưới xin. (Ảnh minh họa)
Ngay khi em đang học năm 3 đại học thì bị lỡ có bầu với bạn trai mình. Lúc đó em mừng lắm báo cho người yêu thì anh bắt em bỏ. Anh bảo 2 đứa còn trẻ, không được để lỡ bầu bí nếu không sẽ lỡ dở tương lai của cả 2.
Sau đó, bạn trai còn đưa em tới một phòng khám tư bên ngoài bắt bỏ thai. Phần vì sợ hãi, phần vì không muốn bỏ đứa bé vô tội này nên em trốn về nên khiến bạn trai tức giận mắng em thậm tệ. Nhiều lần anh tiếp tục dỗ dành bỏ cái thai này đi nhưng em không chịu. Do đó anh đòi chia tay và bảo em giữ lại để mà đẻ nhưng đứa bé không có liên quan gì đến cuộc đời anh ta nữa.
Thấy bạn trai trở mặt, em đau khổ vô cùng. Em càng choáng váng hơn khi biết anh cũng làm cho một chị khác mang bầu. Biết anh bắt cá 2 tay và lộ nguyên chân tướng 1 gã sở khanh chuyên lừa đảo những chị em nhẹ dạ cả tin, em đã gục ngã, mất hết phương hướng.
Chính lúc ở giữa ngã ba đường không biết phải xử trí ra sao thì anh bạn yêu em đơn phương ngày nào đã xuất hiện và luôn chia sẻ cùng em. Khi biết mọi chuyện, anh vẫn bảo nếu không chê thì hãy cho anh cơ hội làm bố đứa trẻ và 2 đứa sẽ cùng nuôi con. Anh còn gọi về nhà xin phép bố mẹ 2 bên cho đám cưới.
Mấy lần mẹ anh gọi điện giục em về chơi nhà. Vì xác định nghiêm túc mối quan hệ này nên em cũng liều về chơi. Dù biết rõ cái thai kia không phải của con trai mình nhưng bác gái vẫn giục 2 đứa nhanh chóng cưới xin. Thậm chí những ngày sau bác coi em như dâu con trong nhà, ngày nào cũng nhắn tin động viên và giục đi thăm khám.
Hôm em khoác váy cô dâu, bụng em đã lùm lùm khiến ai cũng nhận ra đang bầu bí. Hàng xóm láng giềng bàn ra tán vào nhưng mẹ anh vẫn cười rất tươi: "Tốt rồi, nhà mình càng được lãi thêm đứa cháu nội".
Lúc này em đang trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ chồng rất quan tâm. (Ảnh minh họa)
Thế rồi suốt cả những ngày sau cưới, em ốm nghén nặng nhưng luôn có mẹ chồng chăm sóc. Bà lúc nào cũng bắt con dâu ăn và nghỉ ngơi nhiều để mẹ khỏe con khỏe.
Lúc này em đang trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ chồng vẫn luôn quan tâm. Cũng may trộm vía mẹ khỏe, con khỏe lắm. Tuy nhiên, tháng cuối này em lại bị táo bón nặng. Mặc dù em được mẹ chồng cho ăn nhiều rau củ, bắt uống nhiều nước và đi bộ song vẫn không cải thiện được nhiều. Em thấy hơi lo nhưng mẹ anh bảo không sao vì tháng cuối mẹ bầu dễ bị táo bón. Nhưng em không biết, bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, gặp nhiều phiền toái, táo bón khi mang thai kéo dài nên có thể dẫn dến một số hệ lụy nguy hiểm:
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Bị táo bón khi mang thai khiến bà bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn và thấy khó chịu do các chất thải và khí không được tống ra ngoài. Điều này gây nên tâm lý ngại ăn và ăn không ngon, dẫn tới bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng, đây cũng trở thành nguyên nhân có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.
- Nguy cơ bị sảy thai: Khi bị táo bón, bà bầu thường đại tiện khó khăn, phải dùng sức nhiều. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Gây nhiều bệnh khác: Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, viêm đại tràng...
- Gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé: Khi bị táo bón, các chất độc như phenol, amoniac, indol...sẽ bị tích tụ lâu trong ruột, hấp thụ lại vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Mẹ chồng có 4 căn nhà, cho con trai 2 căn, con gái 1 căn, chồng tôi lại nói: "1 căn cũng không cần" Anh nói: "Mẹ, 1 căn con cũng không cần, tất cả mẹ đều cho chị gái đi!" Mẹ chồng Mai là người nông thôn, sinh được 1 con trai và 1 con gái, chị gái chồng lớn hơn anh 9 tuổi. Đa phần trong các gia đình ở nông thôn sẽ đều trọng nam khinh nữ, mẹ chồng cũng vậy, nhưng bố chồng...