Mẹ chồng chê con dâu ‘ăn tiêu phá mả’, đưa bao nhiêu tiền cũng hết, chị vợ liền lấy ra thứ này khiến bà im bặt
Nhìn mâm cơm vỏn vẹn có đĩa trứng rán, đậu luộc, mẹ chồng lắc đầu rồi mắng Phương xơi xơi rằng không biết chi tiêu.
Từ ngày lấy chồng, Phương lúc nào cũng mang trên mình áp lực về cách chi tiêu trong gia đình. Bởi hầu như chưa cuối tháng đã hết tiền. Phương toàn vay chỗ nọ đập chỗ kia.
Nhà Phương chỉ có mình chồng cô đi làm, lương của anh khá cao, tháng nào cũng lĩnh đầy đủ 19 triệu, về đưa vợ 15-16 triệu. Còn Phương bận trông nom 2 con nhỏ nên đành phải xin nghỉ việc. Nhà cô không thuê osin vì mẹ chồng không cho. Bà nói phải tiết kiệm, thuê người ta cũng phải trả mỗi tháng 6-7 triệu mà không yên tâm.
Thế là nhà Phương gồm 6 người ( 2 bố mẹ, vợ chồng Phương và 2 con nhỏ) đều chi tiêu quanh số tiền 16 triệu chồng cô đưa. Nói thật, nếu chỉ có 2 vợ chồng thì số tiền ấy Phương chi tiêu thoải mái cả tháng. Nhưng đây, riêng tiền bỉm sữa cho các con, tháng nào cũng đi đứt 4 triệu. Tiền ăn của cả nhà có tháng nào dưới 8 triệu đâu. Chưa kể tiền điện nước sinh hoạt và hàng tỉ các mối phát sinh khác.
Phương nhiều lúc cảm thấy mình còn quá may mắn vì 2 đứa nhỏ của chị luôn ngoan ngoãn, ít ốm đau. Chứ chúng mà ốm đi viện 1 tý thôi là lại đi đứt một khoản.
Nói chung, tháng nào Phương cũng đau đầu tính toán từng tí một. Nhiều lúc muốn mua cho mình cái áo, nhưng nghĩ cuối tháng cả nhà lại ăn cơm rau nên cô lại thôi. Ấy vậy mà lúc nào mẹ chồng cũng mắng Phương xơi xơi là hoang phí.
Bà hay cằn nhằn: “Ăn tiêu như phá mả. Tháng nào cũng cầm cục tiền của chồng mà chưa gì đã kêu hết. Đúng là không phải tiền mình làm ra nên tiêu pha không thấy tiếc” . Thậm chí nhiều bận mẹ chồng còn nghi ngờ Phương thậm thụt về nhà ngoại khiến cô ức không nói lên lời. Nếu không phải vì 2 đứa nhỏ, chắc Phương đã bỏ về nhà ngoại từ lâu.
(Ảnh minh họa)
Tháng vừa rồi Phương phải cho con đi tiêm phòng thành ra đã mất 3 triệu. Cuối tháng lại hết tiền. Mẹ chồng nhìn những mâm cơm không được đầy đặn thức ăn như đầu tháng là lại lẩm bẩm chê trách cô thế này thế nọ, khiến Phương stress luôn.
Như mọi lần là cô cố xoay tiền, vay bố mẹ hoặc bạn bè để chỗ nọ đập chỗ kia nhưng lần này Phương bất cần luôn. Có thế nào ăn thế đó, Phương chán cảnh suốt ngày phải chạy vạy vay mượn khắp nơi mà mẹ chồng không biết đấy là đâu.
Tối hôm đó khi đến bữa ăn, mẹ chồng mở lồng bàn ra thấy vỏn vẹn có đĩa rau luộc, trứng rán và đậu luộc liền tỏ ra thất vọng. Bà đập nắm đũa chát một tiếng xuống mâm khiến Phương giật bắn mình.
Cô còn chưa hoàn hồn thì mẹ chồng đã mắng xơi xơi: “Nay mới 27 mà đã hết tiền. Cô làm vợ kiểu gì không biết. Tháng nào thằng Tuấn cũng làm việc chăm chỉ, đưa cho cô 15-16 triệu chứ có ít đâu. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Nhưng đây cô thì sao, cứ có tiền là tiêu cho đến hết, thích cái gì mà mua cái ấy. Cái loại tiêu hoang phá hoại thế này thì bao nhiêu cho đủ”.
Video đang HOT
Phương để mẹ chồng nói một thôi một hồi mà chẳng thèm cãi trả. Đợi bà nói xong cô mới lên phòng cầm quyển sổ chi tiêu đưa cho mẹ chồng. Trong đó cô ghi rõ từng khoản chi tiêu trong tháng.
Phương nói: “Đây mẹ xem. Con có ăn tiêu phá mả hay không thì phiền mẹ đối chiếu với các khoản con đã ghi tường tận. Từng đồng phải chi, dù chỉ 1-2 nghìn đồng con cũng đã ghi hết.
Mẹ cộng tổng vào xem so với 15-16 triệu chồng con đưa liệu có đủ. Chưa kể, thi thoảng anh ấy lại lấy tiền đi cà phê, đi đá bóng… với đám bạn. Có bận cả tiền triệu nhưng có đưa lại cho con đâu.
Mẹ mở về các trang trước đó đi, con cũng ghi tường tận đó. Tháng nào cuối tháng vẫn có thịt có cá ăn là con đi vay mượn rồi đập vào. Nếu mẹ thấy như vậy mà vẫn còn hoang thì con xin trao trọng trách này lại cho mẹ. Con không kham nổi”.
(Ảnh minh họa)
Mẹ chồng nheo mắt nhìn qua các khoản chi tiêu mà Phương đã ghi. Mới lướt có 3 mục mà số tiền đã lên tới hơn chục triệu rồi, chưa kể cả 1 đống khoản chi lít nhít phía sau. Đến đây bà liền im bặt chẳng nói được câu nào.
Bố chồng Phương thấy không khí căng thẳng thì vội lên tiếng xoa dịu để mọi người ăn cơm: ” Thôi thôi, tôi thấy cái Phương làm kế toán gia đình thế là giỏi rồi. Bà đừng trách cứ nó. Có rau có trứng là ngon rồi. Xưa ông bà ta toàn ăn khoai sắn vẫn vui vẻ ấy thôi…” .
Từ bữa ấy đến nay, mẹ chồng Phương không gay gắt với cô nữa. Thậm chí bà còn đề nghị rằng nếu Phương ở nhà thấy áp lực quá thì cứ để con cho bà trông nom, cô có thể đi làm.
Phương nghe thế thì mừng và đồng ý luôn. Bởi cô cũng thương chồng, một mình anh gồng gánh cả nhà kể cũng tội và vất vả.
Vừa đi rút tiền trợ cấp thất nghiệp về mẹ chồng đã chặn cổng xin khéo, tôi ức quá nói vài câu lại khiến bà không dám nhận
Từ phía xa, tôi đã thấy bóng dáng mẹ chồng đứng chờ, tôi đoán trước chẳng có gì tốt đẹp... Quả nhiên, khi tôi vừa cất tiếng chào thì bà đã xin khéo số tiền tôi vừa nhận được.
Tôi và Khang đều không phải con người tham vọng. Khi xưa, hai vợ chồng cùng làm trên Hà Nội, công nhân kho thôi nhưng mức lương khá ổn. Nhưng khi cưới nhau, chúng tôi quyết định sẽ về quê, trồng rau, nuôi cá, an phận, không bon chen.
Tuy nhiên, vợ chồng tôi lại khổ sở vì mẹ chồng nghiện cờ bạc, chỉ lo cho cô con gái út lúc nào cũng hạch sách, kiếm chuyện. Dù chúng tôi đã ra ở riêng nhưng ngày nào bà cũng qua nói là thăm nom, xem xét chứ thực ra là xem có gì lấy được thì lấy về, từ mớ rau, con cá cho tới mấy đồ to to như chai rượu thuốc, củ nhân sâm...
Còn nhớ hồi đầu tôi mới về làm dâu, tôi dậy rất sớm mới mua được mớ thịt ba chỉ tươi, ngon. Tôi để ở giỏ xe, chạy vào nhà lôi đồ trong máy giặt ra phơi, xong xuôi ra định làm thịt luôn thì chả thấy đâu. Ngó nghiêng khắp nơi vẫn không tìm được, tôi còn phóng xe ra phố hỏi lại bà bán thịt xem có quên ở đó không.
Khi tôi thất thểu quay về thì hàng xóm mới bảo:
- Cái Mai nay chu đáo thế, sáng sớm đã dậy đi mua mớ thịt ngon cho mẹ chồng rồi.
Lúc này, tôi mới ngớ người ra. Bà hàng xóm vẫn tíu tít kể thêm:
- Nãy thấy mẹ cháu từ đó đi ra, hí hửng cầm túi thịt về thây.
Tôi bực quá, chẳng buồn giữ cho mẹ chồng nữa, làu bàu:
- Cháu nào có cho, còn chả biết bà lấy lúc nào nên mới chạy ra phố hỏi cô bán thịt đây.
Nhưng chẳng ngờ, vì câu nói đó mà hàng xóm kháo nhau, chê trách mẹ chồng tôi. Cuối cùng, tới tai bà thì bà lồng lộn lên, sang tận nhà tôi mắng chửi. Nào thì tao ăn của mày được miếng nào, mày để xe, tao sợ hỏng định cất đi cho. Cổng ngõ thì tuềnh toàng, không chịu đóng lại, mẹ tới sân gọi không thấy ai thưa. Thế mà lại đi rêu rao với xóm làng là mẹ lấy trộm túi thịt...
Mẹ chồng tôi còn nói dài, tôi không cãi được câu nào mặc dù mọi điều bà nói đều không đúng. Sau lần đó, tôi cũng rút kinh nghiệm là có chuyện gì thì thôi, cố mà nhịn cho êm ấm cửa nhà.
Nhưng có vẻ tôi càng nhịn, mẹ chồng lại càng lấn lướt con dâu. Việc lấy đồ còn tái diễn nhiều lần nữa, nhưng sau đó bà lại chỉ nói một câu nhẹ bẫng:
- Mẹ thấy nhà mày có cái abc, mẹ lấy rồi đó.
Và sau đó, dù tôi có nói gì thì bà cũng gạt phắt:
- Ôi dào, có đáng là bao, mẹ trót lấy rồi, con ra ngoài mua lại đi.
Thời gian này, tôi mang gửi con cho bà ngoại để đi làm lại thì con bé cứ ốm đau dặt dẹo. Cứ đi làm 1 ngày lại xin nghỉ 2-3 ngày, cuối cùng tôi bị nghỉ việc. Buồn lắm, lo nữa, nhưng tôi chẳng biết làm sao. Sức khỏe của con gái mới là điều quan trọng nhất lúc này.
Thế là mọi gánh nặng kinh tế đều một mình chồng tôi lo. Lương của anh trước đã không phải cao, nhỉnh hơn tôi 1 chút, giờ lại làm nuôi vợ, nuôi con ốm, quả không đơn giản.
Ấy thế mà mẹ chồng tôi vẫn không hề thông cảm, ngược lại bà vẫn sang để... xin đồ như trước. Bà còn mỉa mai, chê trách tôi là ăn bám chồng. Tôi cũng cãi lại không ít lần, bà chỉ bĩu môi rồi quay ngoắt đi, tay tiện bỏ quả táo, quả lê vào túi rồi về.
Hôm gần đây, tôi gửi cháu cho bà ngoại trông buổi chiều để đi lấy trợ cấp thất nghiệp. Chắc mẹ chồng tôi qua nhà chơi, mẹ ruột tôi có kể nên bà ấy biết được. Và chiều muộn, tôi trở về nhà đã thấy mẹ chồng đứng ở cổng. Thoạt đầu tôi thấy hơi lạ, sao bà không vào nhà lại cứ đứng đó?
Tận khi dừng xe, tôi mới hiểu được mục đích của bà... Mẹ chồng thấy tôi đỗ xe, lập tức cười ngọt ngào, rồi mở lời:
- Con dâu ơi, mẹ đang cần tiền gấp trả nợ, thiếu khoảng 5 triệu nữa, con cho mẹ vay nhé.
Tôi biết cái kiểu vay của mẹ chồng, hẹn 2-3 ngày nữa trả có nghĩa là... không bao giờ. Bởi bà sẽ đem hết số tiền ấy ném vào mấy trò đỏ đen. Bình thường tôi còn nể mà cho vay, nhưng lúc này tôi cũng đang khó khăn như thế. Bà thừa hiểu hoàn cảnh của con trai, con dâu, thế mà còn mặt dày sang xin đểu...
Tôi rất bực, từ chối thẳng thừng là không có. Bà lại bĩu môi:
- Vừa đi lấy trợ cấp thất nghiệp về lại bảo không có! Tiền ăn, tiền thuốc men cho con thì chồng lo, tiền này con lấy về có dùng gì đâu? Cho mẹ vay, nói vay là vay chứ ai quỵt mất đâu mà sợ?
Tới lúc này, tôi uất ức tới phát khóc, gào lên rất to. Thậm chí, hàng xóm cũng ngó ra nhìn:
- Mẹ thôi đi, mẹ thừa biết con thất nghiệp, chồng con lương thấp, cháu mẹ ốm mà mẹ còn tới vay tiền, mà đúng hơn là xin, vì mẹ có bao giờ trả đâu. Cháu nội của mẹ hết sữa, hết bỉm con phải đi vay hàng xóm tiền về mua. Mâm cơm hai vợ chồng con chỉ toàn rau với cá khô.
Đây, tiền trợ cấp thất nghiệp đây, là tiền thuốc sắp tới của cháu nội mẹ đó. Nếu mẹ có thể mặc con cháu sống chết thì mẹ cầm lấy đi.
Tôi vừa nói vừa khóc như mưa vì uất ức, mẹ chồng lại tẽn tò. Một phần bà không ngờ tôi lại phản ứng tới mức thế, một phần vì ngại hàng xóm. Cuối cùng, bà chỉ nói nhỏ tôi giữ tiền mà cho con đi khám rồi quay người đi về. Tôi vẫn chưa biết trong những ngày sau sẽ đối phó với mẹ chồng thế nào, nhưng có lẽ không thể nhịn nhục mãi.
Biếu bố đẻ 5 triệu khám bệnh mà chồng cằn nhằn mãi Bố tôi nằm viện, tôi về biếu ông 5 triệu để chữa bệnh, vậy mà chồng cứ cằn nhằn mãi không thôi... Bố mẹ chỉ sinh được mình tôi là con gái, lại đi lấy chồng xa, cách nhà gần 100 cây số. Cưới xong, tôi sống với bố mẹ chồng, hàng ngày chăm sóc bố mẹ chồng từ bữa cơm, đến giấc...