Mẹ cậu bé “nói tiếng Anh như gió” thuê trọ ở TP Hà Tĩnh để con học trường hướng chuẩn quốc tế
Để con có môi trường học tập phù hợp, phát huy được tài năng thiên bẩm, chị Lê Thị Liên – mẹ của cậu bé “thần đồng tiếng Anh” Lê Nguyễn Bảo Chung (6 tuổi, trú thôn Đông Văn, Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) theo con lên thành phố ở trọ kiếm sống.
19 tháng tuổi đã biết nói tiếng Anh và càng lớn khả năng tiếng Anh của em càng vượt trội, Lê Nguyễn Bảo Chung đã nhận được học bổng toàn phần của Trường Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh.
Chị Liên phải tự mày mò học tiếng Anh để hai mẹ con có thể giao tiếp và hướng dẫn con học bài
Chị Liên cho biết: “Mấy tuần trước đã vào năm học mới nhưng mẹ con chưa thuê được phòng trọ nên phải đi về trong ngày. Vất vả nhưng tôi vui vì nhận được học bổng và quan trọng nhất là cháu đã có môi trường học tập phù hợp để phát triển năng khiếu tiếng Anh”.
Chị Liên đã nhiều lần rong ruổi cùng con lên thành phố thuê trọ và kiếm việc làm thêm để cho con có môi trường học tập phù hợp
Bảo Chung từng được biết đến là cậu bé “ thần đồng tiếng Anh” khi chưa biết tiếng mẹ đẻ nhưng đã nói tiếng anh “như gió”" từ khi mới 19 tháng tuổi. Dù chưa được học chữ cái nhưng cậu bé có thể phát âm, đọc viết thành thạo tiếng Anh.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, một mình chị làm thuê kiếm sống nuôi con vất vả, chị Liên không dám nghĩ đến việc cho con theo học một ngôi trường quốc tế để con được phát huy khả năng thiên bẩm.
Dù mới chỉ lên 5 nhưng bé Nguyễn Lê Bảo Trung (còn gọi là Bin, trú thôn Đông Văn, Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã khiến mọi người “ngả mũ” thán phục bởi khả năng nói tiếng Anh…
Chị Liên đã liên hệ rất nhiều nơi để xin học bổng tiếng Anh cho con. Một số cơ sở giáo dục đã cấp học bổng cho Bảo Chung. Mấy năm qua, hai mẹ con khăn gói cùng nhau rong ruổi hết các tỉnh thành như Nghệ An, Hà Nội, một số tỉnh miền Nam để em theo học.
Để có chi phí cho cuộc sống 2 mẹ con, chị Liên đã làm đủ nghề chỉ với mong muốn duy nhất là cùng con theo đuổi ước mơ duy trì, phát triển khả năng thiên bẩm. Nhưng rồi cuộc sống nơi đất khách quê người quá khó khăn, hai mẹ con đành quay về quê.
Video đang HOT
Bảo Chung giao tiếp thành thạo và tương tác rất tự nhiên với giáo viên nước ngoài
May mắn là đúng thời điểm Bảo Chung vào lớp 1, em đã nhận được học bổng 100% của Trường Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh. Nhưng niềm vui đi cùng nỗi lo bởi điều đó cũng đồng nghĩa với việc thêm một lần nữa chị Liên phải bỏ quê theo con lên thành phố thuê nhà trọ kiếm sống.
Hiện nay, mẹ con chị đã thuê được một căn phòng nhỏ gần trường với những đồ đạc đơn sơ. Chị Liên tâm sự: “Mấy hôm nay tôi đi tìm việc làm nhưng chưa tìm được. Tôi không ngại khó, ngại khổ, miễn sao kiếm được tiền nuôi con ăn học. Dù con tôi có khả năng vượt trội nhưng tôi nghĩ, phải có sự rèn luyện, định hướng học tập đúng đắn thì cháu mới duy trì và phát triển được khả năng đó. Và mẹ con tôi quyết tâm theo đuổi.”
Cậu bé “thần đồng” có niềm đam mê với các chủ đề về thiên nhiên, động cơ… và có thể nói lưu loát về các chủ đề đó bằng tiếng Anh mặc dù chưa từng được học qua
Môi trường mới không quá khó khăn với Bảo Chung, bởi như cô giáo Bùi Thị An Hoài – Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh (Trường Hội nhập quốc tế Ischool Hà Tĩnh) cho biết: “Trước khi xét cấp học bổng cho em Chung, chúng tôi đã test khả năng tiếng Anh của em và kết quả kỹ năng nghe nói vượt trội, phát âm chuẩn Anh – Mỹ. Em thích nghi nhanh với môi trường mới, tương tác tự nhiên với giáo viên nước ngoài và hòa đồng với các bạn”.
Cô An Hoài cũng cho biết, ở trường Bảo Chung có xu hướng sử dụng tiếng Anh trong hầu hết các giao tiếp. Điều đặc biệt là em có một sự am hiểu về các chủ đề như vũ trụ, động cơ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… Với một đứa trẻ 6 tuổi bình thường, việc tìm hiểu về những vấn đề này đã khó, nhưng Bảo Chung có thể nói về những chủ đề đó một cách say sưa, lưu loát và mạch lạc… bằng tiếng Anh.
Bằng tình yêu của mẹ và sự định hướng học tập của các thầy cô giáo, hy vọng ở môi trường mới, Bảo Chung (hàng trên cùng bên phải) sẽ duy trì và phát triển được khả năng thiên bẩm
Không chỉ đọc viết, giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh, Bảo Chung cũng đọc trôi chảy tiếng Việt mặc dù chưa được học chữ cái. Với trình độ vượt trội đó, việc lựa chọn cho em một chương trình học phù hợp là điều mà chị Liên và các thầy cô giáo khá “đau đầu”.
“Hiện Bảo Chung vẫn được bố trí học các môn cơ bản cùng các bạn lớp 1A6 của trường, còn với môn tiếng Anh, nhà trường phải bố trí chương trình và giáo viên dạy riêng để phù hợp với trình độ của em và tạo môi trường cho em phát huy được khả năng thiên bẩm đó”, thầy Nguyễn Hoài Sanh – Hiệu trưởng Trường Hội nhập quốc tế Ischool cho biết.
Hy vọng với tình yêu thương, sự chịu khó của mẹ Liên cùng định hướng học tập đúng đắn của các thầy cô, Bảo Chung sẽ duy trì và phát huy được những khả năng đặc biệt hiếm có của mình.
Theo baohatinh
Giáo dục kỹ năng sống trong trường học: Bớt khô cứng, tăng hiệu quả
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông được Sở GD-ĐT tăng cường triển khai những năm học gần đây đã mang lại tín hiệu tích cực trong xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, giảm bớt tình trạng học sinh vi phạm pháp luật.
TS tâm lý Vũ Thiện Toàn, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ trẻ em kết nối TP.Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Đồng Nai về chủ đề phòng chống bạo lực học đường. Ảnh: C. Nghĩa
Sau những giờ học trên lớp, học sinh Trường THPT Long Thành (huyện Long Thành) còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động kỹ năng bổ ích khác như: câu lạc bộ (CLB) âm nhạc, tiếng Anh, bóng rổ, pháp luật... Các hoạt động này vừa giúp thư giãn tinh thần, vừa tăng cường sự kết nối giữa các nhóm học sinh với nhau.
* Tăng kết nối
Vào cuối tuần ở Trường THPT Long Thành đều có từ 1-2 CLB kỹ năng duy trì hoạt động đều đặn. Thành viên các CLB đến tham gia sinh hoạt rất sôi nổi và hào hứng. Nguyễn Hoàng Trọng là học sinh lớp 10 của trường cho biết: "Em mới được "kết nạp" vào CLB âm nhạc của trường nhờ biết chơi đàn guitar từ khi còn là đội viên sinh hoạt tại Nhà thiếu nhi huyện Long Thành. Được cùng các anh chị trong CLB tập luyện và biểu diễn trong các buổi sinh hoạt khiến em rất phấn khích và thoải mái".
TS tâm lý Vũ Thiện Toàn, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ trẻ em kết nối TP.Hồ Chí Minh cho biết: "Học sinh hiện nay vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng, do đó các em rất dễ bị tổn thương. Điều này có trách nhiệm từ gia đình và cả nhà trường. Các em chưa tìm được sự đồng cảm và chia sẻ của người lớn và chưa thực sự được người lớn quan tâm. Do đó, muốn các em có kỹ năng cần phải có sự cộng đồng trách nhiệm từ nhiều phía, tạo cơ hội cho các em trải nghiệm thực tế".
Nói về những hữu ích đem lại từ các CLB, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thành Từ Ngọc Long cho biết: "Các CLB kỹ năng đều do học sinh lập ra bằng niềm đam mê. Nhiều thầy cô cũng tham gia rất nhiệt tình cùng các em. Có những buổi sinh hoạt gần như 100% học sinh và giáo viên tham dự như: phiên tòa giả định hay bán hàng gây quỹ từ thiện... Hoạt động này không chỉ giúp môi trường học tập trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn mà học trò cũng trang bị thêm được các kỹ năng, tăng tính kết nối, tránh được các tệ nạn xã hội".
Trường THCS Trường Sa (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) dù mới thành lập được hơn 2 năm nay nhưng luôn được đánh giá là điển hình về các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Mỗi lớp học ở ngôi trường này đều có một tên gọi rất đặc biệt và ý nghĩa. Ngoài số thứ tự lớp bằng số, mỗi lớp đều được gắn với tên một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc, như lớp 6/1 Tốc Tan, lớp 7/1 Sinh Tồn... Tên lớp học đã giúp học sinh hiểu hơn về quần đảo Trường Sa thiêng liêng mà ngôi trường được vinh dự mang tên.
Em Phạm Thị Bảo Ngọc, học sinh lớp 7/1 Sinh Tồn chia sẻ: "Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về truyền thống để chúng em tham gia như: thi làm báo tường, thi kể chuyện về Trường Sa, kể chuyện về Bác Hồ... Những hoạt động này không chỉ giúp chúng em yêu hơn môn Lịch sử mà còn thêm yêu Tổ quốc".
Trong khi đó, tại Trường TH-THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng, một ngôi trường ngoài công lập tại phường Tân Hiệp (TP.Biên Hòa), hoạt động giáo dục kỹ năng sống luôn được chú trọng. Cô Đỗ Thị Kim Thoa, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết: "Để có những buổi sinh hoạt kỹ năng sống thực sự sinh động, nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm về nói chuyện. Nhờ chuyên gia vừa có kiến thức chuyên sâu lại có kỹ năng truyền đạt hấp dẫn, dễ hiểu nên các em theo dõi và đặt nhiều câu hỏi, chia sẻ ý kiến và quan điểm cá nhân mà bình thường chưa mạnh dạn trao đổi với thầy cô của mình".
* Không để khoảng trống kỹ năng
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình cho rằng, hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, kỹ năng sống cho học sinh ngày càng có vai trò quan trọng, giúp các em thêm trưởng thành và tự tin. Nếu không làm tốt công tác này thì nguy cơ học sinh bị lôi kéo, kích động theo những thông tin xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước có thể xảy ra. Những nguy cơ này là có thật khi trên mạng xã hội luôn đầy rẫy các thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch chống phá mà không phải em nào cũng đủ tỉnh táo nhận ra.
Theo Sở GD-ĐT, năm học 2019-2020 Sở đặt ra mục tiêu có trên 700 ngàn lượt học sinh từ tiểu học đến THPT được tham gia các buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống. Nội dung trọng tâm được Sở hướng đến cho các em là kỹ năng tham gia mạng xã hội, phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, tác hại của ma túy...
Theo nhiều thầy cô làm cán bộ quản lý giáo dục, lứa tuổi học sinh THCS-THPT có mức độ tiếp cận với internet, mạng xã hội ở mức cao, trong khi đó kỹ năng còn thiếu, vì vậy rất dễ bị ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý, đạo đức, dẫn đến những hành vi lệch chuẩn.
Bà Đỗ Thanh Tâm, cán bộ phụ trách giáo dục chính trị tư tưởng học sinh thuộc Văn phòng Sở GD-ĐT cho rằng, cần phải tăng cường giáo dục kỹ năng tiếp cận internet cho học sinh, giúp các em chủ động tiếp cận với những thông tin tích cực và từ chối "click" vào các thông tin tiêu cực. Nhà trường cần dành những khoảng thời gian nhất định để tổ chức sinh hoạt kỹ năng sử dụng mạng xã hội, hay thầy cô cũng cần tham gia vào mạng xã hội, coi đó là kênh nắm bắt tâm lý, tư tưởng của học sinh. Việc thầy cô tham gia mạng xã hội cùng với học sinh còn là cách dẫn dắt và bảo vệ kịp thời các em trên môi trường ảo nhưng luôn có thật những mối nguy hiểm.
Ngay trong đầu năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT tổ chức hoạt động tập huấn giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho trên 800 cán bộ quản lý các trường trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập huấn bao gồm nhiều hoạt động giáo dục trong trường học như: giáo dục chính trị tư tưởng, an ninh mạng, tâm lý học đường, phòng chống ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống bạo lực học đường, hướng nghiệp... Sau khi tập huấn, các cán bộ quản lý sẽ là những báo cáo viên về truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh của đơn vị mình.
Học sinh Trường tiểu học Hưng Lộc (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất) sinh hoạt kỹ năng phối hợp nhóm. Ảnh: C.N
Theo Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Công an tỉnh, có những kỹ năng hiện nay không chỉ học sinh cần mà chính cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo cũng rất cần được trang bị đầy đủ, trong đó có kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Bởi thực tế có những thông tin xấu, thông tin trái chiều được phát tán công khai dễ nhận diện, nhưng cũng có những thông tin được "cài cắm" rất tinh vi để đầu độc người sử dụng mạng xã hội mà không "tỉnh" sẽ khó nhận ra. Nếu người sử dụng, nhất là học sinh mức độ nhận thức còn chưa đầy đủ, sẽ rất dễ tin, từ đó bị lôi kéo kích động.
Bà Đỗ Thanh Tâm cho biết thêm, trong năm học này Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục mời các chuyên gia ở 7 lĩnh vực có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh về tận các trường phổ thông để tổ chức các buổi sinh hoạt. Những trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, trường có đông học sinh sẽ được ưu tiên tổ chức trước.
Công Nghĩa
Theo baodongnai
Hà Tĩnh: Nữ sinh lớp 9 "bật mí" bí quyết đạt IELTS 6.5 Với ước mơ "săn" học bổng du học, cô học trò Nguyễn Phi Hà An (lớp 9A1, Trường Hội nhập Quốc tế iSchool Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực nâng cao kết quả học tập mỗi ngày. Vừa qua, trong kỳ thi IELTS được tổ chức tại Hà Nội, Hà An đã đạt IELTS 6.5, trong đó: Listening 7.0, Reading 6.5, Writing...