Mẹ béo phì, con dễ bị gan nhiễm mỡ
Theo một phát hiện mới công bố, con của những bà mẹ bị béo phì có khả năng cao sẽ khởi phát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) khi trưởng thành.
Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Anh xem ảnh chụp gan của hơn 2.900 người từng tham gia vào một nghiên cứu trước đó, đồng thời rà soát thông tin về chỉ số khối cơ thể (BMI) của cha mẹ họ. Cụ thể, sau khi loại trừ các yếu tố nguy cơ như tuổi của mẹ, các chuyên gia phát hiện tình trạng béo phì trước khi mang thai của người mẹ có liên quan đến việc con họ có gấp đôi nguy cơ mắc NAFLD ở tuổi 24 so với con của những mẹ không béo phì. Tình trạng béo phì của cha cũng làm tăng nguy cơ mắc NAFLD ở trẻ, nhưng nhỏ hơn so với mẹ.
ược biết, ngoài di truyền từ cha mẹ, một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến NAFLD gồm có nồng độ cao cholesterol và triglyceride trong máu, mắc một số bệnh lý như hội chứng chuyển hóa, hội chứng buồng trứng đa nang, chứng ngưng thở lúc ngủ, tiểu đường tuýp 2, suy giáp và suy tuyến yên. ể giảm nguy cơ khởi phát NAFLD, mỗi người cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo tốt, tập luyện để duy trì cân nặng khỏe mạnh, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao.
Tăng nguy cơ tử vong ở nam giới béo phì mắc COVID-19
Béo phì được biết đến là một yếu tố nguy cơ gây COVID-19 nghiêm trọng ở những người bị nhiễm bệnh. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, nguy cơ này có thể còn mạnh mẽ hơn đối với nam giới so với phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Montefiore, thành phố New York đã phân tích dữ liệu từ hơn 3.500 bệnh nhân COVID-19 nhập viện từ đầu tháng 3 đến ngày 1/5/2020, nhận thấy, những người có chỉ số khối cơ thể BMI từ 35 đến 40 (béo phì độ II) và béo phì nặng (độ III với BMI trên 40) đều có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở những người nhập viện với COVID-19.
So với những bệnh nhân có cân nặng khỏe mạnh hơn (BMI từ 18 đến 25), bệnh nhân COVID-19 béo phì độ II, có nguy cơ tử vong khi ở trong bệnh viện cao hơn 44% và những người béo phì nặng có nguy cơ tử vong gần gấp đôi. Nghiên cứu cho thấy.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi nặng, cần máy thở và tử vong đều tăng đối với nam giới béo phì mức độ II hoặc nặng, nhưng ở phụ nữ, nguy cơ này chỉ tăng đối với người béo phì nặng.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân béo phì có thể làm tăng nguy cơ kết quả xấu hơn ở bệnh nhân COVID-19, bao gồm giảm chức năng phổi, tăng nỗ lực thở hoặc biểu hiện cao hơn trong mô mỡ của thụ thể ACE2, cho phép SARS-CoV-2 (vi rút gây ra COVID-19) xâm nhập vào tế bào.
Tiến sĩ David Chun, bệnh viện tại Bệnh viện Glen Cove ở Glen Cove, NY cho biết, nghiên cứu cho thấy các mô hình phân bố chất béo khác nhau ở nam giới so với phụ nữ có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nam giới gia tăng. Nam giới thừa cân mang phần lớn chất béo ở vùng bụng và điều này có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng phổi, đặc biệt khi phải chống lại các bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi COVID-19.
Để ý vòng eo để ngừa bệnh tim Một nhóm các chuyên gia của Hiệp hội Tim mạch Mỹ kêu gọi đo vòng bụng của bệnh nhân để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ. Vòng eo có liên kết với sức khỏe tim mạch - SHUTTERSTOCK Chỉ số khối cơ thể - BMI - không thể hiện số lượng chất béo trên cơ thể và điều này...