Mẹ bầu nên và không nên làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Để mẹ bầu vượt qua giai đoạn 9 tháng 10 ngày và sinh hạ bé yêu thành công, mẹ bầu nên lưu ý những điều nên và không nên làm để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Những điều mẹ bầu nên làm trong thời gian mang thai
Uống axit folic và vitamin D
Axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của bé về mức xấp xỉ 0%. Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu bổ sung axit folic là 03 tháng trước khi thụ thai, nhưng nếu mẹ bầu bắt đầu bổ sung axit folic vào thời điểm muộn hơn, đừng lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về lượng axit folic nên dùng hàng ngày và mẹ bầu nên tiếp tục bổ sung axit folic cho đến khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 12 của thai kỳ).
Vitamin D không chỉ giúp mẹ và bé phát triển xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh mà còn giúp mẹ điều chỉnh lượng canxi và phosphate trong cơ thể. Nếu mẹ bầu có nguy cơ thiếu vitamin D thì việc bổ sung vitamin D hàng ngày cực kỳ quan trọng. Khi mẹ có làn da tối hoặc mẹ ít nhận được ánh sáng mặt trời (ở nhà nhiều), hãy lưu ý kỹ về việc bổ sung chất này.
Ảnh minh họa
Vận động khi mang thai
Nhiều mẹ bầu cho rằng không nên đi lại nhiều khi thai đã to để tránh bị sảy thai. Tuy nhiên việc ít vận động (ngồi nhiều) khi mang thai không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé vì mẹ bầu sẽ có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, giãn tĩnh mạch và mẹ bầu có nguy cơ cao bị khó thở và đau thắt lưng.
Thời gian hoạt động được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 30 phút mỗi ngày và 4 lần/tuần. Một trong những bài tập được ưu tiên đó là đi tản bộ sau bữa ăn.
Theo dõi cử động của bé
Vào tuần thứ 24, bé bắt đầu có những chuyển động rõ ràng và quy luật hơn (máy thai). Khi bé chuyển động, mẹ sẽ biết được bé đang khỏe mạnh. Mẹ cần theo dõi xem bé chuyển động mạnh hay yếu và với tần suất như thế nào. Nếu mẹ bầu nhận thấy bé ít máy hơn thì nhanh chóng đến gặp bác sỹ để xem xét cụ thể tình hình.
Video đang HOT
Luôn nằm nghiêng trong ta m cá nguyệt thứ ba
Mẹ bầu đi ngủ với tư thế nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ ba có nguy cơ thai chết lưu cao gấp đôi so với tư thế nằm nghiêng người về một bên. Đặc biệt tư thế nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai.
Ảnh minh họa
Tiêm chủng
Trước khi mang thai, mẹ nên tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm gan B, cúm, bạch hầu – ho gà – uốn ván. Mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc trạm tiêm phòng gần nhất để được tư vấn về các mũi tiêm cần thiết cũng như thời gian tiêm phòng để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Mang theo kết quả khám thai khi đi khám
Bạn nên lưu trữ cẩn thận tất cả những bệnh án, hồ sơ siêu âm trong suốt thai kỳ và luôn mang theo khi đi ra ngoài để tiện theo dõi khi có xảy ra bất cứ vấn đề gì. Đây là một trong những điều mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ
Những điều mẹ bầu không nên làm trong thai kỳ
Bổ sung quá nhiều Vitamin A
Tuy vitamin A có nhiều ích lợi với cơ thể, nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là về hệ thần kinh.
Lượng vitamin A mà mẹ bầu nên bổ sung là 600g/ngày. Nếu mẹ bầu có chế độ ăn đa dạng, dinh dưỡng đầy đủ thì không nên uống thuốc để bổ sung vitamin A.
Ảnh minh họa
Không hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích
Việc hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích trong thời kỳ mang thai là cực kỳ có hại. Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác hại của chúng đối với thai nhi:
Lượng oxy thai nhi nhận được sẽ giảm khi mẹ hút thuốc, và bé sẽ không thể cử động được trong ít nhất 1 tiếng sau đó.
Hút thuốc làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thông qua nhau thai.
Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ làm suy giảm chuyển động hô hấp của bé.
Uống rượu sẽ khiến não của bé chậm phát triển, đặc biệt 3 tháng đầu tiên là giai đoạn não bé phát triển mạnh mẽ nhất.
Vận động hay tập thể dục mạnh
Tuy việc tập thể dục và vận động khi mang thai là rất tốt, nhưng không phải môn thể dục nào cũng an toàn cho mẹ và bé.
Hạn chế caffein
Caffein không chỉ có trong cà phê, mà còn có trong sô cô la, trà đen, kem và cả nước tăng lực. Mẹ bầu cần chú ý đến lượng caffeine nạp vào vì khi lượng caffein cao có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh nhẹ cân, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này. Nguy hiểm nhất, việc ăn uống quá nhiều caffein cũng sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Ảnh minh họa
Đừng ăn kiêng trong thai kỳ
Một số mẹ bầu có tâm lý muốn giữ gìn vóc dáng ngay cả khi mang thai nên đã cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên việc cắt giảm thực phẩm có thể khiến bé không đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Thay vì ăn kiêng, tốt nhất là mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
Mối liên quan giữa biến chứng thai sản và bệnh tim
Những biến chứng thai sản như sẩy thai, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và sinh non đều có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim về sau, theo các nhà khoa học Anh.
Ảnh: Medical Xpress
Nghiên cứu trước đây cho rằng một số yếu tố nguy cơ cụ thể ở phụ nữ có thể liên quan đến bệnh tim mạch và đột quỵ, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng. Do vậy, nhóm nghiên cứu tại ại học Birmingham đã phân tích tổng cộng 32 báo cáo trước đây, trong đó đánh giá nhiều yếu tố nguy cơ trong giai đoạn 7-10 năm sau đó.
Kết quả cho thấy một loạt yếu tố bao gồm bắt đầu có kinh sớm, sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, hội chứng buồng trứng đa nang, sẩy thai, thai lưu, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non, sinh con nhẹ cân và mãn kinh sớm, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thậm chí, tiền sản giật còn đẩy rủi ro suy tim cao lên gấp 4 lần.
Giải thích các mối liên quan trên, nhóm tác giả đưa ra một số giả thuyết như do tiền sử sức khỏe trong gia đình, gien, cân nặng, cao huyết áp, mỡ trong máu, mất cân bằng hóa học do sử dụng thuốc tránh thai chứa hoóc-môn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp.
Phát hiện trên có thể giúp các bác sĩ phần nào đánh giá được nguy cơ mắc bệnh tim mạch của phụ nữ dựa trên các yếu tố sinh sản.
Ca sinh 3 tự nhiên hiếm gặp, hai bé sinh trong bọc điều Sau khi đứa con đầu lòng mất sau sinh, chị N.T.K.L. (Vĩnh Long) cứ nghĩ rằng may mắn không đến với mình, tuy nhiên vào ngày 7-8 chị đã hạ sinh 3 bé trai cùng một lúc an toàn với số cân nặng 2,3kg. 3 bé trai chào đời khỏe mạnh với số cân nặng đều bằng nhau 2,3kg - Ảnh: Bệnh viện...