Mẹ bầu đau nhức khó ngủ, phải làm sao để tốt cho cả mẹ và con?
Nâng đỡ giấc ngủ cho mẹ bầu bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp mẹ bầu tăng thể lực, chuẩn bị cho quá trình làm mẹ.
Bác sĩ tại Maple Healthcare (TP.HCM) trị liệu thần kinh cột sống cho mẹ bầu
Giấc ngủ sâu rất quan trọng với mẹ bầu
Phụ nữ khi mang thai luôn xảy ra rất nhiều thay đổi trong cơ thể. Đặc biệt là sự gia tăng áp lực lên vùng xương cột sống, xương chậu, biểu hiện ở các cơn nhức mỏi khiến mẹ bầu khó chịu, gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu mất ngủ khi mang thai kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Trong điều kiện các biện pháp điều trị dùng thuốc hạn chế, trị liệu thần kinh cột sống được các chuyên gia đánh giá là phương pháp giúp nâng đỡ giấc ngủ mẹ bầu an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất hiện nay. Bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare tại TP.HCM sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn cách thức trị liệu này.
Trao đổi với VietTimes, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mỗi đêm, thai phụ cần ưu tiên dành ít nhất 7-8 tiếng cho giấc ngủ. Bởi giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
“Giấc ngủ giúp mạch máu, hệ thần kinh phục hồi. Mạch máu ở phụ nữ mang thai phải chịu áp lực gia tăng từ lưu lượng máu để nuôi dưỡng em bé. Giấc ngủ giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng hormone tăng trưởng giúp bé phát triển. Thiếu ngủ khiến cơ thể thai phụ mệt mỏi, đau đầu, gia tăng các vấn đề nội tiết, có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ dài hơn, tăng nguy cơ sinh mổ’ – Bác sĩ Paul D’Alfonso nhắc nhở.
Các nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai
Giấc ngủ ngon khi mang thai là niềm mơ ước với nhiều chị em. Đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ – thời điểm thường xuất hiện các triệu chứng khó chịu gây nên tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, cụ thể như:
Chuột rút xuất hiện đột ngột ở đùi, bắp chân rồi chuyển thành những cơn đau, thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ khiến giấc ngủ thai phụ gián đoạn.
Những cơn nhức mỏi xương khớp triền miên. Sự phát triển của thai nhi làm gia tăng sức nặng, áp lực lên xương cột sống và sự giãn nở xương chậu dẫn đến đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau mỏi cho thai phụ.
Việc tìm một tư thế ngủ thoải mái trong tình trạng bụng to, cơ thể đau nhức đối với mẹ bầu thường khó khăn làm giấc ngủ chập chờn, gián đoạn.
Video đang HOT
Ngoài ra, mẹ bầu thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân: ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng, căng thẳng…
Làm thế nào để ngủ ngon hơn trong thai kỳ?
Để mất ngủ không trở thành nỗi ám ảnh, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp giúp ngủ ngon theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa.
“Hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách tuân thủ thời gian ngủ nghỉ cố định, đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ bầu cần tập ngủ ngon ở khoảng thời gian từ 23h đêm đến 3h sáng. Đây là thời điểm tốt nhất để cơ thể tái tạo máu, não bộ nghỉ ngơi, phục hồi” – Bác sĩ Paul D’Alfonso khuyên.
Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách ngồi thiền, hít thở sâu, ngâm chân nước ấm. Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay yoga… cũng giúp thai phụ giảm các triệu chứng khó chịu dẫn đến khó ngủ như chuột rút, đầy bụng, khó tiêu.
Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang bên trái, kê một chiếc gối nhỏ bên dưới bụng, một chiếc gối khác giữa hai chân.
Điều chắc chắn là cần từ bỏ thuốc lá rượu bia – những chất kích thích này không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe mẹ và bé.
Trị lệu thần kinh cột sống giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn, chuẩn bị sức khỏe tốt hơn
Trị liệu thần kinh cột sống nâng đỡ giấc ngủ thai phụ
“Riêng về triệu chứng đau nhức xương khớp, tuy là hiện tượng sinh lý bình thường của thai kỳ, nhưng nếu không khắc phục sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển thai nhi và quá trình chuyển dạ nặng nề của người mẹ” – Bác sĩ Paul D’Alfonso nói.
Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, thời điểm mang bầu là lúc các biện pháp điều trị dùng thuốc hạn chế, những cơn đau nhức xương khớp thai kỳ có thể được khắc phục bằng cách nắn chỉnh xương khớp trở về vị trí đúng.
Cũng như kết quả từ một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy, trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả.
“Với phương pháp này, bác sĩ thần kinh cột sống sẽ áp dụng những động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng cho sản phụ thường đi kèm với massage, kéo dãn cơ và các bài tập phục hồi chức năng nhằm trị liệu hiệu quả và tự nhiên. Từ đó, khắc phục các cơn đau nhức xương khớp, giảm cảm giác khó chịu làm gián đoạn giấc ngủ, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thiên chức làm mẹ” – Bác sĩ Paul D’Alfonso khẳng định.
Hòa Bình
Ảnh: Maple Healthcare
Theo viettimes
Mẹ bầu mũi to khi mang thai sẽ sinh trai hay gái: Câu hỏi khiến nhiều người tranh cãi không ngừng
Nhiều mẹ bầu thường cho rằng khi mang thai mà mũi to lên là sẽ sinh con trai, sự thật có hẳn như vậy?
Theo kinh nghiệm dân gian, những mẹ bầu mà mũi nở to dần lên trong thai kỳ chắc hẳn sẽ chào đón một bé trai nhưng thực tế là, mũi bạn cũng có thể trở nên "vượt cỡ" so với thông thường, bất kể là bạn đang mang thai bé trai hay bé gái.
Goh Shen Li, bác sĩ tư vấn chuyên ngành sản phụ khoa tại Phòng khám S L Goh Women tại Trung tâm Y tế D Bệnh viện Mount Alvernia (Singapore), giải thích: "Mang thai không chỉ làm thay đổi cơ thể bạn mà hiện tượng tích nước và phù nề có thể ảnh hưởng tới cả mũi. Một số bà bầu khi mang thai hai bên má trở nên tròn đầy hơn. Làn da bạn cũng có xu hướng đỏ lên do lượng máu lưu thông gia tăng trong các mạch máu".
Khi mang thai các mẹ sẽ gặp hiện tượng mũi bị nở to ra do hiện tượng tích nước và phù nề (Ảnh minh họa).
Nhưng đó chưa phải là tất cả, những thay đổi liên quan tới hormone trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố. Gần như cứ 2 sản phụ thì có 1 người biểu hiện dấu hiệu tăng sắc tố. Ví dụ: nốt ruồi mới hay nám da (các nốt nhỏ sậm màu xuất hiện trên mặt). Rất may là các nốt trên sẽ mờ dần đi sau 6 tháng, dù không biến mất hoàn toàn. Do đó, hãy đợi tới thời điểm qua 6 tháng để đánh giá tình hình và xem xét quy trình làm sáng da nếu cần thiết.
Trở lại với hiện tượng mũi nở to khi mang thai, bác sĩ Goh nhấn mạnh: "Nếu má và mũi bạn đầy đặn hơn trong thai kỳ, chúng sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi bạn sinh bé".
Vì sao mũi nở to trong thai kỳ?
Có nhiều lý do khiến mũi bà bầu nở to khi mang thai, trong đó lý do phổ biến nhất có thể do sự thay đổi trong hệ thống nội tiết tố của cơ thể (Ảnh minh họa).
Mũi nở to khi mang thai là một triệu chứng lạ lùng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:
- Trong tam cá nguyệt thứ nhất, các mạch máu giãn ra để cung cấp nhiều máu hơn cho thai nhi. Mạch máu giãn nở trong xoang và đường mũi khiến mũi nở to hơn.
- Trong tam cá nguyệt cuối cùng, tình trạng tích nước ở mặt có thể khiến mũi nở to khá nhiều.
- Ngoài ra, trong khoang mũi cũng có thể xuất hiện tình trạng sưng do huyết áp cao.
- Lý do phổ biến nhất cho sự hiện tượng mũi bà bầu nở to có thể do sự thay đổi trong hệ thống nội tiết tố của cơ thể.
- Sự gia tăng nồng độ estrogen làm tăng lưu lượng máu vào màng nhầy ngay dưới mũi. Lưu lượng máu tăng khiến các cơ trong mũi giãn ra.
Khi nào mũi sẽ trở lại kích thước và hình dạng bình thường?
Tình trạng mũi nở to khi mang thai xảy ra do sự thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu. Những thay đổi gây ra trong thai kỳ mang tính tạm thời. Sau sinh, lượng hormone trở lại mức bình thường và cơ thể bạn sẽ trở lại như trước trong vòng một tháng đến bốn mươi ngày.
Cách phòng ngừa mũi nở to khi mang thai
Mặc dù mũi nở to là rất bình thường trong khi mang thai, có nhiều cách để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng này. Bằng cách hạn chế tối đa tổng lượng muối hấp thụ, bạn sẽ giúp giảm tích nước và huyết áp cao. Khi tình trạng tích nước giảm thì hiện tượng mũi nở cũng sẽ giảm theo. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng theo hướng dẫn của những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe là cách tốt nhất để ngăn ngừa mũi nở to khi mang thai.
Mang thai là một giai đoạn sẽ xuất hiện nhiều trải nghiệm bất ngờ. Mũi nở to hơn là một trong số đó. Bất cứ thay đổi nào xảy ra trong cơ thểkhi mang thai, là do thay đổi nội tiết tố và chúng sẽ phục hồi ngay sau khi cơ thể trở lại bình thường sau mang thai. Những thay đổi bất ngờ trong thai kỳ là điều hết sức phổ biến và bạn không cần phải lo sợ nhiều.
Theo Helino
Mẹ Sài Gòn trải nghiệm sinh thường ở viện Quốc tế sướng như tiên, chi phí hết gần 60 triệu Quá trình sinh nở của chị Thanh Trà diễn ra vô cùng nhẹ nhàng, đặc biệt dịch vụ chăm sóc ở bệnh viện để lại cho chị rất nhiều ấn tượng. Trước khi chọn bệnh viện để sinh con, nhiều mẹ bầu rất quan tâm đến chi phí, chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Các mẹ có thể lựa chọn sinh con...