Mẹ bầu cần làm gì khi thai 37 tuần?
Khi thai bước vào tuần 37 trở đi là thai đủ tháng. Đó là thời điểm mẹ bầu chuẩn bị cho ngày vượt cạn. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những gì để đón bé chào đời khỏe mạnh?.
Bác sĩ BV Sản nhi Quảng Ninh siêu âm cho thai phụ (ảnh: BVCC)
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc BV Sản Nhi Quảng Ninh, bước vào tuần 37 trở đi, thai nhi có độ trưởng thành, được gọi là thai đủ tháng. Thai đủ tháng được đánh giá dựa trên siêu âm bởi các số đo đường kính trên cơ thể thai nhi phù hợp với thai nhi trưởng thành, đặc điểm của nước ối có nhiều phản âm và nhau có sự trưởng thành độ 3. Độ dài của kênh tử cung ngắn lại (bình thường chiều dài kênh tử cung chưa sinh 35mm).
Đó là thời điểm mẹ chuẩn bị cho ngày “vượt cạn”, mẹ bắt đầu lo lắng và băn khoăn. Làm thế nào mẹ có thể biết được dấu hiệu sắp sinh xảy ra như thế nào, bản thân mẹ có nhận biết được hay không? Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần bao gồm những dấu hiệu gì mẹ có thể nhận biết để yên tâm mà không phải lo lắng mất ngủ?
Trên thực tế, khi sắp sinh thường có những dấu hiệu báo trước và có những trường hợp không có dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu sắp sinh báo trước bao gồm:
Xuất hiện cơn gò tử cung: Gọi là cơn gò Braxton Hicks ngày một nhiều hơn, cảm giác của mẹ sờ trên bụng gò cứng, nhưng hoàn toàn không đau. Cơn gò này sẽ giúp cho ngôi thai bình chỉnh tốt hơn. Chính cơn gò này giúp thai nhi trong tử cung của mẹ sẽ lọt xuống tiểu khung, để trình diện eo trên của khung chậu mẹ, để có một ngôi thai thuận đó là ngôi chỏm.
Thấy bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng. Cảm giác đầu tiên của mẹ là thấy dễ thở hơn khi nằm, vì lúc trước bụng to, khó thở khi nằm, nên lúc nào cũng ở tư thế đứng hoặc nằm kê đầu thật cao như nửa nằm nửa ngồi. Dấu hiệu này do thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ, để chuẩn bị cho việc chuyển dạ sinh. Dấu hiệu thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ khi thường gặp nhất đối với mẹ mang thai lần đầu tiên (con so). Đối với các mẹ mang thai lần thứ 2 (con rạ) trở đi, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bước vào chuyển dạ sinh thật sự.
Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới: Do nội tiết tố thai kỳ làm cho các khớp ở vùng chậu giãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rộng hơn, giúp cho thai nhi lọt xuống được dễ dàng. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều thì đau trằn bụng và ngồi lâu thì đau lưng.
Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, đi cầu nhiều hơn ngày thường: Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, cụ thể ngôi thai lọt xuống tiểu khung của mẹ sẽ kích thích vào bàng quang phía trước và tạo cho mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau nên tạo cảm giác mẹ đi cầu.
Vùng kín của mẹ sưng nề: Do kích thích của ngôi thai lớn, do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi sổ ra dễ dàng khi vào chuyển dạ sinh.
Dấu hiệu sắp sinh không báo trước:
Video đang HOT
Đau bụng từng cơn đều đặn vùng bụng dưới: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, với đặc tính cơn đau bụng từng cơn đều đặn, kéo dài khoàng 15 – 20 giây sau đó nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút. Cơn đau bụng là do cơn gò tử cung tạo ra. Dấu hiệu này là chính thức bước vào chuyển dạ sinh, cơn đau bụng sau đó xuất hiện trở lại và cứ đều đặn như vậy thời gian về sau cơn đau bụng nhiều hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn.
Dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo: Trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là cái hàng rào vững chắc ngăn cản không cho mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.
Dấu hiệu ra nước ối: Dấu hiệu này hoàn toàn đột ngột thường xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, có cảm giác ra nước ướt quần và có mùi tanh nồng của dịch ối. Đây là triệu chứng của ối vỡ sớm, báo hiệu dấu hiệu sắp sinh. Các dấu hiệu sắp sinh khác có thể có hoặc không.
Dấu hiệu phù 2 chân: Nguyên nhân do phù bởi tử cung khi mang thai lớn, nặng đè vào tĩnh mạch chủ dưới làm cho máu về tim giảm ứ trệ gây ra phù 2 chân hoặc do mẹ đứng lâu cũng gây ra phù. Trên thực tế dấu hiệu phù 2 chân có thể xảy ra cho mẹ trước đó vài tuần, rồi tự xẹp (hết phù) sau đó xuất hiện lại. Một khi xuất hiện lại phù là có dấu hiệu sắp sinh.
Dấu hiệu mất ngủ: Cảm giác của mẹ sắp đến ngày sinh tự nhiên ban đêm không ngủ được. Mặc dù đã biết trước ngày dự sinh và đã được bác sĩ tư vấn không nên lo lắng, nhưng một số mẹ vẫn ngủ không được.
Mẹ nên làm gì khi những dấu hiệu sắp sinh gây khó chịu
Mẹ nên yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi cũng như có giấc ngủ thật thoải mái.
Nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh này, vẫn làm việc nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không thức khuya quá 22 giờ, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trên máy vi tính hay ngồi lâu trước màn hình ti vi trên 2 tiếng đồng hồ, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền.. Thay vào đó nên xem phim ca nhạc, phim hài mang tính chất hưng phấn, vui vẻ.
Tư thế nằm: Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái, điều này sẽ tránh được tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.
Theo dõi cử động thai: Khi mẹ thức thai nhi cũng thức theo mẹ, khi mẹ ngủ thai nhi cũng ngủ theo mẹ. Mẹ cần theo dõi cử động thai máy, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và sẽ cử động đạp tay chân làm cho mẹ có cảm giác bé vận động 1 lần. Trung bình một ngày thai nhi sẽ cử động ít nhất là 5 lần. Khi cảm giác của mẹ thấy thai nhi cử động ít hơn hay không cử động, mẹ nên đến ngay bệnh viện có khoa sản để bác sĩ chuyên khoa sản kiểm tra sức khỏe thai nhi nhé.
Chuẩn bị đồ dùng cần cho mẹ và bé khi có dấu hiệu sắp sinh
Biết được dấu hiệu sắp sinh, mẹ sẽ có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho bé và cho mẹ cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ và giấy tờ cần thiết để đi sinh.
Đồ dùng của bé: Gồm quần áo, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. Bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh.
Đồ dùng của mẹ: Quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế hiện nay một số bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi, nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viên có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi.
Giấy tờ và hồ sơ theo dõi quá trình thai nghén: Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu tháng cuối nên ghi nhớ để tránh bất ngờ
Mẹ đã bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé có thể ra đời bất kỳ lúc nào. Mẹ sẽ vui mừng, hồi hộp xen lẫn lo lắng. Mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu sắp sinh để không bị quá bất ngờ, sẵn sàng cho 1 cuộc vượt cạn an toàn nhé!
1. Bụng bầu tụt xuống thấp
Khi đã sẵn sàng chào đời, em bé sẽ quay đầu xuống dưới, đồng thời di chuyển dần về phía xương chậu. Đây là dấu hiệu sắp sinh mẹ có thể dễ dàng nhận biết nếu chú ý quan sát bụng của mình hàng ngày.
Bụng bầu tụt sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như bà bầu cảm thấy dễ thở hơn. Do thai nhi xuống thấp đã tạo không gian cho phổi, phổi không còn bị chèn ép nữa. Đổi lại, bà bầu lại cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Do lúc này thai nhi đã nằm đè lên bàng quang.
2. Xuất hiện các cơn gò tử cung, bụng đau co thắt
Bà bầu có thể cảm nhận được các cơn co thắt tử cung trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, khi sắp sinh, các cơn co thắt này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và cũng mạnh hơn. Nó có thể khiến bà bầu cảm giác khó chịu và đau nhiều, dù thay đổi tư thế cũng không giảm bớt. Do đó đây là dấu hiệu sắp sinh rất dễ nhận biết.
Các cơn gò tử cung cảnh báo dấu hiệu sắp sinh sẽ có tần suất khá đều đặn. Trung bình cơn co sẽ kéo dài khoảng 30 giây. Cứ 5 - 10 phút lại xuất hiện một lần. Các cơn gò cũng có thể khiến bà bầu run rẩy. Hãy đến bệnh viện ngay nhé, vì việc sinh nở đang đến rất gần.
3. Ra máu báo - dấu hiệu sắp sinh rõ nét
Trong quá trình mang thai, dịch nhày sẽ tích tụ ở cổ tử cung, hình thành nên nút nhầy cổ tử cung. Các nút nhầy này sẽ bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ thai nhi. Khi gần đến ngày dự sinh, nít nhầy sẽ bong ra, mở đường cho thai nhi chào đời.
Trong đa số các trường hợp, nút nhày có màu hồng hoặc nâu, có lẫn ít máu. Vì vậy, rất dễ để nhận biết khi nút nhầy bong ra. Đây cũng là lý do các bà bầu mang thai tháng cuối nên mặc quần lót sáng màu để có thể nhận biết màu dịch âm đạo, từ đó nắm bắt được dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nút nhầy có màu trong suốt. Nên không phải ai cũng thấy có máu báo dấu hiệu sắp sinh.
4. Tiêu chảy
Để sẵn sàng cho việc sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra các loại hormone kích thích giãn nở cơ, khớp và dây chằng. Các hormone này cũng sẽ kích thích ruột của bà bầu, khiến bà bầu bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Nếu nghiêm trọng sẽ gây mất nước và kiệt sức. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu sắp sinh này, bà bầu hãy uống nhiều nước để tránh mất nước nhé.
5. Giảm cân đột ngột
Bà bầu thường rất lo lắng khi nhận thấy cân nặng của mình ngừng tăng, thậm chí là giảm xuống. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu sắp sinh. Nguyên nhân là do lượng nước ối sẽ giảm xuống để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu cân nặng giảm quá nhiều, bà bầu cũng nên đi khám bác sĩ để tránh tình trạng bị cạn ối, nguy hiểm cho thai nhi.
6. Đột nhiên thích dọn dẹp nhà cửa
Đây được coi là bản năng làm tổ của giống cái khi sắp làm mẹ, cảnh báo dấu hiệu sắp sinh. Bà bầu sẽ thích dọn dẹp lau chùi nhà cửa thật sạch sẽ, chuẩn bị đồ đạc cho bé yêu. Bà bầu sẽ đặc biệt thích chuẩn bị nôi cũi và phòng riêng để đón đứa con sắp chào đời. Theo thống kê, có rất nhiều bà bầu xuất hiện cảm giác này khi gần đến ngày dự sinh.
7. Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh rất rõ ràng. Bà bầu có thể chảy nước ối nhiều hoặc ít. Nhưng khi vỡ ối thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay. Bởi thông thường, em bé sẽ chào đời ngay sau khi vỡ ối hoặc sau đó vài giờ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp dấu hiệu sắp sinh này. Theo thống kê, chỉ có khoảng 10% bà bầu bị vỡ ối trước sinh.
'Tôi đi đẻ trong mùa dịch Covid-19' Sinh con trong mùa dịch Covid-19, Như Ngọc có nhiều lo lắng. Song nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, sau hành trình vất vả, chị đã 'vượt cạn' thành công. Tôi là Đặng Như Ngọc (31 tuổi) sống tại Hà Nội. Đầu năm 2020, tôi kết hôn và sau đó có bầu. Tháng 9, tôi đang mang thai tuần thứ 38...