Mẹ bầu 7 tháng bị dao đâm vào chính họng bởi tai nạn nhiều người có thể mắc phải
Với bản năng của một mẹ bầu luôn ngay lập tức dùng tay bảo vệ bụng mình khi có sự cố xảy ra nên con dao đã đâm thẳng vào chính họng người mẹ này. Vụ tai nạn hy hữu cũng là bài học cảnh tỉnh các bà bầu khác.
Nhớ lại tai nạn kinh dị này, Ashlee Shier (29 tuổi) vẫn không khỏi rùng mình khiếp sợ. Đó là một ngày đặc biệt nóng vào tháng 11 khi Ashlee Shier (29 tuổi, sống ở Beeliar, Tây Úc) quyết định cắt một ít trái cây cho con trai Landon, sáu tuổi và con gái Aria, ba tuổi.
Lúc này cả gia đình đang chuẩn bị cho một bữa ăn nhẹ buổi chiều. Khi vẫn cầm trên tay con dao cắt, người mẹ 29 tuổi chẳng may dẫm vào bát thức ăn của con chó cưng và trượt ngã xuống sàn, không may đâm luôn con dao vào cổ họng.
Mẹ bầu Ashlee đang mang thai bảy tháng vào thời điểm đó cho biết bản năng đầu tiên của chị là bảo vệ bụng của mình: “Vì vậy, tôi đã đưa tay lên khi ngã xuống đất mà quên mất rằng tôi vẫn còn con dao trong tay. Lúc đó tôi không nhận ra rằng nó đã đâm thẳng vào cổ mình. Tôi nghĩ rằng mình có thể vừa cắt phải một cái gì đó nhưng cảm thấy ướt ở cổ”.
Đó là một ngày đặc biệt nóng vào tháng 11 khi Ashlee Shier quyết định cắt một ít trái cây cho các con ăn thì gặp một tai nạn kinh hoàng.
Chồng của Ashlee – anh Troy (32 tuổi) bước vào bếp thì thấy vợ mình phát ra tiếng kêu khủng khiếp mỗi khi cố gắng nói chuyện. Ngay lập tức anh đã sơ cứu cầm máu cho vợ và gọi xe cứu thương.
“Troy trông mặt tái hẳn đi. Tôi bắt đầu hoảng loạn và sau đấy ngực tôi bắt đầu căng cứng. Suy nghĩ và hành động nhanh chóng của Troy là những gì tôi tin đã cứu mạng tôi và con gái của chúng tôi”.
Bản năng làm mẹ khiến chị Ashlee ngay lập tức bảo vệ bụng mình và bị con dao đâm thẳng vào cổ.
Trên đường đến bệnh viện, huyết áp của Ashlee bắt đầu giảm và cô bắt đầu ho ra máu. Các nhân viên y tế không chắc chắn khí quản của người mẹ đã bị hư hại bao nhiêu phần vào lúc này. Ashlee nhớ lại:
“Tôi nhớ khi chúng tôi đến bệnh viện, dường như mọi thứ đều chuyển động thật chậm. Tôi đã được đưa vào phòng cấp cứu và sau đó căn phòng chật kín người.
Quần áo của tôi nhanh chóng bị cắt bỏ và sau đó tôi được vây quanh bởi các bác sĩ, nữ hộ sinh, y tá và các chuyên gia khác nữa.
Họ đưa tôi vào phòng phẫu thuật cắt khí quản và nói rằng có thể sẽ phải lấy em bé ra nếu bé hoặc tôi gặp bất kỳ rủi ro nào. Lòng tôi nặng trĩu. Tôi mang thai được 31 tuần và sau khi có hai đứa con sinh non trước đó, tôi chỉ muốn điều tốt nhất cho con gái mình.
Lúc đó tôi đã đáp lại rằng: “Làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ an toàn cho con gái tôi”.
Video đang HOT
Khi Ashlee tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bàn tay cô chạm vào bụng ngay lập tức để kiểm tra xem con gái mình có còn ở đó không.
Khi Ashlee thức dậy, bàn tay chị ngay lập tức chạm vào bụng để kiểm tra xem con gái có còn ở đó không. “Tôi thấy bụng vẫn còn nguyên và mình vẫn đang mang bầu”. Các y tá thông báo cho Ashlee rằng chồng và các con của cô được phép đến thăm, điều ngay lập tức giúp nâng tâm trạng của mẹ bầu này lên: “Khi họ bước vào, tôi không thể kiểm soát được cảm xúc. Tôi suy sụp và nước mắt không ngừng rơi. Tôi rất biết ơn vì tôi còn sống và con gái tôi vẫn còn sống và đang phát triển. Tôi chỉ muốn cảm ơn người bạn đời của mình và nói với những đứa trẻ của tôi và anh ấy rằng tôi yêu họ. Tất cả những gì tôi có thể làm là siết chặt lấy tay họ”.
Thật may bé Lilly Mae đã chào đời khỏe mạnh 4 tuần sau đó.
Do không thể nói được, Ashlee chỉ có thể giao tiếp bằng các giấy ghi chú viết tay. Sau một tuần, ống thở được tháo ra và chị có thể nói được thì thầm và bé.
Ashlee giải thích: “Những từ đầu tiên tôi nói là ‘Em yêu anh’ với bạn đời của mình. Nó nghe không rõ nhưng tôi đã cố nói. Các bác sĩ cũng cho biết rằng nếu con dao bị cắt sâu hơn nữa thì tôi sẽ chết”.
Sau tai nạn kinh hoàng này, Ashlee bị để lại một vết sẹo nhưng thật may giọng nói của chị đã trở lại. Và hơn tất cả Ashlee đã không mất Lilly Mae – cô bé đã chào đời bốn tuần sau vào mùa thu. Bé vô cùng khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nguồn: Dailymail
6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn mẹ bầu trở nên nặng nề và mệt mỏi nhiều hơn. Hãy lắng nghe ý kiến chuyên gia để vượt qua những tháng cuối thai kì này một cách an toàn và thoải mái mẹ nhé.
Bất cứ người phụ nữ nào khi mang thai cũng đều khá quen thuộc với tên gọi tam cá nguyệt để chỉ tên gọi các quãng thời gian trong quá trình mang thai. Một chu kỳ mang thai của mẹ sẽ kéo dài 40 tuần và được chia làm 3 giai đoạn bao gồm: tam cá nguyệt thứ nhất: giai đoạn 13 tuần đầu tiên của thai kỳ; tam cá nguyệt thứ hai: giai đoạn 13 tuần tiếp theo; tam cá nguyệt thứ ba: giai đoạn cuối cùng. Trong đó tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn "nước rút" chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách của cả mẹ và bé. Đây được xem là giai đoạn an toàn nhưng cũng khá nhạy cảm vì mẹ bầu có thể gặp bất cứ nguy hiểm nào ảnh hưởng tới sự ra đời của thai nhi.
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn "nước rút" để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách của cả mẹ và bé (Ảnh minh họa).
Ngoài sưng phù, đau nhức, các mẹ còn đối mặt với triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, són tiểu và trĩ khi mang thai. Mặc dù các cơn ốm nghén của tam cá nguyệt đầu tiên đã dứt hẳn, nhưng 3 tháng cuối thai kỳ cũng không thoải mái là mấy. Mẹ hãy cùng tìm hiểu 6 triệu chứng thường gặp trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3 cùng những lời khuyên hữu ích của bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia kiêm cố vấn sản-phụ khoa (Bệnh viện Gleneagles, Singapore) trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức cho thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé.
1. Thường xuyên mất ngủ
Theo bác sĩ Chong, có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như sự thay đổi về hormone trong cơ thể người mẹ tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và từ đó dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra còn có căng thẳng, lo lắng trước khi sinh, cảm giác khó chịu do sưng phù, chuột rút, khó thở, ợ nóng, chứng đi tiểu nhiều lần.
Bác sĩ khuyên mẹ bầu thực hiện động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn. Nếu mẹ khó ngồi thẳng, hãy thử nằm ngửa, nhắm mắt lại và hít thở sâu. Với hai chân bị sưng phù, mẹ hãy đặt chân cao hoặc kê thêm gối để giảm đau. Mẹ bầu cũng cần đảm bảo loại bỏ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ trong phòng. Ngoài ra, mẹ có thể nghe những bản nhạc êm dịu hoặc sử dụng tiếng ồn trắng cũng có tác dụng giúp cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn (Ảnh minh họa).
2. Đi tiểu nhiều lần, són tiểu
Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, tử cung ngày càng lớn tạo ra áp lực lên bàng quang của người mẹ khiến cho mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Trong lượng của em bé cũng tăng lên và di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời nên cũng làm tăng tần suất đi tiểu cho người mẹ. Thậm chí có mẹ khó kiểm soát được tiểu tiện nên bị són tiểu.
Chuyên gia khuyên mẹ bầu hãy uống đủ nước mỗi ngày, ăn thức ăn giàu chất xơ, tránh đồ uống chứa cafein, trà, nước ngọt bởi tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng són tiểu trầm trọng hơn.
Mẹ nên tránh đồ uống chứa cafein, trà, nước ngọt (Ảnh minh họa).
3. Cơ thể sưng phù
Ba tháng cuối thai kì mẹ bầu chủ yếu bị sưng phù mắt cá chân, bàn chân, thậm chí đôi khi có thể ở xung quanh mặt và bàn tay. Nguyên nhân là do gia tăng và tích tụ chất lỏng trong các mô khi mà lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể sẽ tăng thêm đáng kể để đáp ứng các nhu cầu phát triển của thai nhi. Hai bầu ngực mẹ cũng phát triển to lên để sẵn sàng tiết sữa nuôi bé sau khi chào đời. Tuy nhiên, phù nề quá mức có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật và có thể khá nghiêm trọng. Mẹ có thể nhận biết khi thấy huyết áp tăng cao, hàm lượng protein bất thường trong nước tiểu.
Chuyên gia Chong khuyên mẹ bầu hãy lưu ý theo dõi tình trạng sưng phù của mình. Để giảm đau nhức, mẹ hãy kê chân cao lên chiếc hộp hoặc dụng cụ kê nếu phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Ngoài ra, cân nhắc chế độ ăn uống lành mạnh cho phụ nữ mang thai, tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, di chuyển qua lại để giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tích nước, mặc áo ngực phù hợp có khả năng hỗ trợ tốt để không tạo thêm áp lực lên lưng do bị tăng cân.
Kê cao chân, tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt hiện tượng sưng phù trong 3 tháng cuối thai kì (Ảnh minh họa).
4. Cảm giác đói bụng tăng lên
Em bé trong bụng mẹ ngày một lớn lên và đặc biệt với giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển nhanh chóng và có nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn. Việc thay đổi hormone trong khi mang thai cũng làm mẹ bầu có cảm giác thèm ăn, đói bụng liên tục và lúc nào cũng có cảm giác bụng mình đang trống rỗng.
Việc tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và tập các bài thể dục phù hợp sẽ giúp mẹ bầu tránh được các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Bác sĩ Chong khuyên nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính trong ngày để giúp xua đi cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải. Việc ăn chậm nhai kỹ cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chuyên gia khuyên nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính trong ngày để giúp xua đi cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải (Ảnh minh họa)
5. Mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể
Ba tháng cuối thai kì, trọng lượng người mẹ tăng lên đáng kể tạo thêm áp lực lên lưng, cổ và vai khiến mẹ bầu càng thêm đau mỏi. Những cơn đau nhức này có thể khiến người mẹ mất ngủ. Bác sĩ Chong cho biết thêm, việc cơ thể tích nước có thể làm cho tình trạng sưng đau khớp trầm trọng hơn ví dụ như cổ tay.
Tập thể dục là một cách hiệu quả chuyên gia khuyên mẹ bầu. Một số bài tập bác sĩ gợi ý bao gồm các bài tập kéo căng cơ đơn giản, tập yoga và thậm chí bơi lội có thể giúp giảm đau cơ. Mẹ có thể nhờ người thân mát xa nhẹ nhàng để thư giãn, việc này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mát xa nhẹ nhàng giúp người mẹ thư giãn, giảm đau nhức và cải thiện chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa).
6. Cảm thấy thiếu sức sống và lười vận động
Ba tháng cuối của thai kì, nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống và lười vận động hơn lúc trước. Nhưng bác sĩ lại khuyên rằng trừ trường hợp bệnh lý, bắt buộc phải nằm nghỉ trên giường thì mẹ bầu nên vận động và ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành, tập các bài tập nhẹ nhàng. Hay đơn giản là gặp gỡ bạn bè, đi mua sắm để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Luôn có thái độ tích cực và tinh thần vui vẻ trong quá trình mang thai sẽ giúp làm giảm tình trạng đau nhức, mệt mỏi, chuẩn bị tinh thần tốt hơn trong giai đoạn "nước rút" này.
Mẹ bầu nên vận động và ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành, tập các bài tập nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn (Ảnh minh họa)
Thời gian đếm ngược đến ngày lâm bồn có lẽ chính là thách thức lớn nhất trong suốt 40 tuần thai vì mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, với những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm, mẹ hãy chủ động giữ gìn sức khỏe và sẵn sàng đến ngày đón con yêu chào đời nhé.
Nguồn: Smartparent
Những khác biệt giữa sữa hạt và sữa bò mà nhiều người chưa biết Lo lắng về dư lượng chất kháng sinh cũng như hormone tăng trưởng trong sữa bò, nhiều người đã thay thế sữa bò trong khẩu phần ăn bằng sữa hạt . Tuy vậy, sữa bò và các loại sữa hạt đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn loại sữa phù hợp nhất với mình nhé!...