Mẹ bất thường nhiễm sắc thể, con sinh ra đều bị down
Ba lần sinh con đều bị down, người phụ nữ 33 tuổi đến Bệnh viện Bưu điện khám, phát hiện cơ thể có bất thường nhiễm sắc thể.
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, hai vợ chồng mong muốn can thiệp để sinh con khỏe mạnh trong lần mang thai kế tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, chỉ định bệnh nhân xét nghiệm Karyotyping. Kết quả cho thấy chị có hai nhiễm sắc thể số 21 cắm vào nhau. Đây là bất thường nhiễm sắc thể hay gặp nhất, tỷ lệ một trên 700 trường hợp, sinh ra con bệnh down.
Trẻ mắc bệnh down thường chậm phát triển tâm thần, trí tuệ và chỉ số thông minh thấp.
“Với bất thường này, người mẹ sẽ sinh ra em bé có bất thường nhiễm sắc thể 21 dẫn đến mắc bệnh down”, bác sĩ Nhã nhấn mạnh.
Để sinh con khỏe mạnh, người phụ nữ phải xin trứng và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm vì không thể sinh con khỏe mạnh bằng trứng của chính mình.
Ngoài xét nghiệm cần thiết, người bệnh được thăm khám, siêu âm để kiểm tra sức khỏe toàn diện, giúp thai kỳ khỏe mạnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Video đang HOT
Karyotyping là một trong số các xét nghiệm di truyền đầu tay trong việc hỗ trợ bác sĩ tìm ra nguyên nhân của vô sinh, sẩy thai hay thai lưu liên tiếp. Trong đó, bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân thường gặp nhất. Đây cũng là nguyên nhân gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh ở nhiều trẻ. Từ đó, bác sĩ có thể lựa chọn các phương án phù hợp và các biện pháp can thiệp tốt nhất cho bệnh nhân.
“Với chi phí thực hiện không quá tốn kém và chỉ cần thực hiện một lần, mọi người sẽ được hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản cũng như hướng điều trị sớm tránh tốn kém khi phát hiện muộn”, bác sĩ nhấn mạnh.
Karyotyping được chỉ định xét nghiệm trong nhiều trường hợp khác nhau.
Đối với chẩn đoán trước sinh, xét nghiệm karyotyping dành cho người mẹ trên 35 tuổi, siêu âm thai có hình ảnh bất thường. Sàng lọc huyết thanh mẹ có nguy cơ cao hoặc bố và mẹ có chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể trước đó.
Đối với chẩn đoán sau sinh, xét nghiệm thực hiện ở người có tiền sử sẩy thai hay thai lưu; vô kinh nguyên phát, tiền sử gia đình có bất thường nhiễm sắc thể. Vô sinh nguyên phát hay thứ phát ở cả nam và nữ hoặc các trường hợp mắc bệnh ung thư như u nguyên bào thần kinh, bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính…
Kết quả xét nghiệm karyotyping sẽ giúp phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng down; hội chứng Patau gây dị tật bẩm sinh, hội chứng Klinefelter khiến nam giới tinh hoàn nhỏ và vô sinh… hoặc một số dị tật bẩm sinh khác.
Sau xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được tư vấn thụ tinh, xin trứng hoặc can thiệp để có thai kỳ khỏe mạnh trong đợt mang thai kế tiếp.
Các cặp đôi chuẩn bị kết hôn khám tiền hôn nhân cũng nên thực hiện xét nghiệm karyotyping để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể, phòng ngừa dị tật bẩm sinh lên con sau này.
Lý do bạn nên khám sức khỏe trước khi kết hôn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân, sức khỏe sinh sản giúp phát hiện các bệnh lý lây truyền, đặc biệt là bệnh liên quan đến gene có thể ảnh hưởng con cái để có giải pháp phù hợp.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, cho biết nhiều cặp đôi kết hôn ở độ tuổi quá trẻ chưa trang bị đủ kiến thức cho cuộc sống vợ chồng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh lý di truyền ngắt quãng qua các thế hệ có thể tái xuất hiện ở đời con cháu, đặc biệt là kết hôn cận huyết.
Lối sống và môi trường độc hại ngày càng gia tăng tỷ lệ vô sinh hiếm muộn và sinh con dị tật, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số người dân còn thiếu hiểu biết về di truyền y học, kể cả các bệnh lý di truyền thường gặp trong cộng đồng như thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh), hemophilia (chứng ưa chảy máu), down, turner, klinefelter...
"Khám sức khỏe tiền hôn nhân vừa giúp các cặp vợ chồng tự tin trong mối quan hệ , loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục vừa giúp tầm soát, sàng lọc các bệnh lý có nguy cơ di truyền cho con", bác sĩ nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cần làm các xét nghiệm gì khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiền sinh sản
Các cặp vợ chồng cần lập sơ đồ phả hệ ít nhất ba đời ở cả hai bên nội ngoại, tránh kết hôn cận huyết.
Xét nghiệm và tiêm phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, C, HIV, giang mai, lậu...
Kiểm tra sức khỏe tổng quát như siêu âm ổ bụng tổng quát, điện tâm đồ, xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan, thận, xét nghiệm nước tiểu...
Kiểm tra bộ nhiễm sắc thể (karyotyping) của cả hai vợ chồng nhằm phát hiện các bất thường di truyền ở cấp độ tế bào (thêm/mất nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể...) gây di tật bẩm sinh nặng nề.
Sàng lọc các bệnh lý di truyền gene lặn như bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia (xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, điện di huyết sắc tố, chẩn đoán đột biến gene).
Ngoài ra, vợ và chồng cần thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm riêng.
Người vợ cần siêu âm tử cung, phần phụ phát hiện các bất thường giải phẫu có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Xét nghiệm nội tiết tố nữ đánh giá chức năng sinh sản Các xét nghiệm chuyên sâu khác khi bác sĩ nghi ngờ bất thường ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như hội chứng antiphospholipid, gene huyết khối...
Người chồng nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá chức năng sinh sản nam giới. Xét nghiệm hormone sinh dục nam. Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng.
Các xét nghiệm chuyên sâu khác khi có chỉ định như đột biến gene AZF gây vô tinh, thiểu tinh nặng; siêu âm tinh hoàn, định lượng fructose-kẽm trong tinh dịch...
Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất để chuẩn hai vợ chồng chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh hoặc thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khi có bất thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Hà Nội: Một sản phụ tử vong nghi do sốc phản vệ tại Bệnh viện Đức Phúc? Một sản phụ vào Bệnh viện Đức Phúc do đặt nhiều phôi đậu và được các bác sĩ chỉ định giảm thiểu sau đặt phôi. Trong quá trình đó, sản phụ được các bác sĩ thực hiện thủ thuật nhưng bị sốc phản vệ gây ra tử vong. Theo phản ánh của gia đình sản phụ sản phụ L.Q.H (27 tuổi) được PGS.TS....