Mẹ bán đồng nát con đỗ thủ khoa ĐH
Nửa tháng nay, xóm 27, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định xôn xao hẳn lên bởi tin Tống Quốc Kỳ đỗ thủ khoa vào Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
Nhà nghèo, trong cả ba năm học trung học phổ thông, em Tống Quốc Kỳ đều dành danh hiệu học sinh giỏi toàn phần của trường THPT Xuân Trường A, tỉnh Nam Định cùng với đó là giải nhì môn Hóa cấp tỉnh.
Kỳ ngồi đầu, em là bí thư đoàn rất tích cực, đây là một kỷ niệm đẹp tuổi học trò của em trong lần tham gia tình nguyện “Thắp nến tri ân” tại quê nhà
Từ khi 3 tuổi, Kỳ đã phải xa bố mẹ ở cùng bà ngoại ở nhà, vừa làm ruộng vừa chăn nuôi lợn gà… vừa chăm sóc vườn rau để trang trải cuộc sống. So với các bạn trong lớp, trong trường, nhà Kỳ vất vả, bố mẹ không có công việc ổn định, chủ yếu là lao động tự do. Nhiều khi bố, mẹ em đi làm ở Hà Nội 3,4 tháng mới về một lần, những lúc nhớ mẹ, Kỳ chỉ biết… học.
Hoàn cảnh khó khăn, để mưu sinh và nuôi em ăn học, bố mẹ đã phải lên Hà Nội từ hồi em còn nhỏ làm đủ nghề: Bán hàng rong, đạp xích lô, chạy xe ôm, đồng nát, giúp việc… kiếm sống. Những năm trước đây ông ngoại của Kỳ cũng lên Hà Nội làm xe ôm và chở hàng thuê… nhưng từ hơn 1 năm nay ông (63 tuổi), đổ bệnh không lao động được nên đành nghỉ ở nhà, cậu học trò nghèo, bộc bạch.
Ông Trần Ngọc Chuyên, ông ngoại của Kỳ cho biết: “Từ khi còn học cấp 1, Kỳ đã là một cậu học trò chăm ngoan, học giỏi và rất khiêm tốn. Trên vô tuyến, dù có chương trình nào dù hay đến mấy, cháu cũng không thích bằng việc học hành”.
Video đang HOT
Kỳ đứng cầm mũ đỏ (hàng thứ hai) cùng bạn bè lớp 12A1
Đối với Kỳ, mẹ chính là động lực giúp em đạt kết quả cao trong học tập. Trong 12 năm học, Kỳ liên tục đạt học sinh giỏi. Đặc biệt khi lên cấp 3, em đạt giải nhì môn Hoá cấp tỉnh. Trong ngôi nhà nhỏ của em, có rất nhiều bằng khen cấp huyện và trường… được treo khắp nhà.
Ngay sau khi biết điểm thi đại học, Kỳ đã tranh thủ dạy cho em gái, năm nay bắt đầu vào lớp 1, được ít ngày. Trong những ngày nghì còn lại trước khi nhập học được Kỳ tận dụng để phụ giúp công việc cho bố mẹ, vừa tìm hiểu để làm quen với môi trường học tập mới.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, Kỳ đăng ký dự thi vào khoa Công nghệ đa phương tiện, tại Học viện công nghệ Bưu chính viễn Thông đạt 26 điểm (làm tròn): Môn Toán 8,5 điểm, môn Lý 7,75 điểm và môn Hóa 9,5 điểm. Nhận xét về kết quả thi đại học vừa qua, Kỳ tiếc nuối nói: “Cả hai môn Toán và Lý em làm hơi chủ quan, không kiểm tra lại, nên kết quả chưa được ưng ý lắm”.
Ở trường niềm đam mê nhất của Kỳ là học môn Hóa, em cũng muốn chia sẻ với các bạn để có được kết quả cao ở ngành nghề mình yêu thích đó là: Hãy giữ cho mình một ngọn lửa của đam mê và nhiệt huyết. Châm ngôn trong học tập của em là câu trong một bài hát: “You can get if you really want, but you must try, try and try, try and try…”
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, cậu bé thủ khoa hiền hậu: “Học đến đâu chắc đến đó, không bỏ xót kiến thức. Quan trọng là phải có niềm đam mê và tình yêu cho các môn trong khối thi của mình. Những khi gặp bài khó đầu tiên là em xem lại vấn đề mình suy luận đã đúng chưa sau đó tìm nhiều hướng giải khác nhau để giải bài toán đó. nếu khó quá em sẽ hỏi thầy hoặc bạn cùng lớp để tìm phương pháp, quan trọng là hướng tư duy”.
Thầy Phạm Viết Chính là giáo viên chủ nhiệm em Kỳ tự hào nói : “Kỳ có ý thức tự học rất tốt, mặc dù hoàn cảnh khó khăn. Em thông minh, chịu khó, chăm chỉ tự tìm tòi trên mạng rất nhiều thông tin và hướng dẫn cho các bạn, nên được các bạn bè và thầy cô yêu quý. Tuy nhiên, bài thi đại học, em chưa làm hết phong độ so với năng lực của mình… Đỗ thủ khoa là niềm vui khôn xiết không chỉ với bản thân em Kỳ mà cả gia đình và dòng họ của em. Nhưng bên cạnh niềm vui đó là nỗi lo canh cánh cho chặng đường dài phía trước khi hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn.
Ông ngoại của Kỳ, trăn trở: “Cả nhà ông vui lắm, mừng vì kết quả học tập đã không phụ công cháu. Nhưng bố mẹ cháu vẫn còn nhiều khó khăn, không biết có lo nổi cho cháu theo học được không, nhưng dù có thế nào tôi và gia đình sẽ cố gắng hết sức để cháu được đi học”.
Tâm sự về ước mơ sau này của mình, Kỳ cho biết: “Sau khi nhập trường, em sẽ đi làm thêm để có tiền phụ giúp bố mẹ cho khoản tiền chi phí và ăn học của em. Em muốn là mình sẽ là một lập trình viên giỏi, có nghề nghiệp ổn định để lo cho bản thân và gia đình”.
Theo vnmedia
Mẹ làm ô sin nuôi thủ khoa đại học
Con đỗ thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng hoàn cảnh nhà nghèo, bà Lưu Thị Tẽo (Hưng Hà, Thái Bình) dự định sẽ lên Hà Nội tìm việc làm kiếm tiền nuôi con ăn học.
Nhà Lưu Thế Anh (học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà) - thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội 2012 - ở xã Kim Trung (Hưng Hà, Thái Bình). Một ngôi nhà cấp bốn nhỏ bé tồi tàn, tường vôi lở loét, rêu mốc xanh, nằm gần cuối ngõ. Cửa không có, hai mẹ con căng tấm mành đã cũ ngăn cách với ngoài hiên.
Nhà chẳng có gì đáng giá, ngoài chiếc tivi đã qua sử dụng được họ hàng đem cho, lúc xem được, khi không. Trên chiếc tivi, vẫn còn để chậu hứng nước dột từ mái nhà. Bà Tẽo bảo, nhà làm đã lâu năm, cứ mưa là dột khắp nơi.
Bà Tẽo đi bộ đội năm 1979. Sau đó, do bị tai nạn điện giật, đến năm 1982, bà xuất ngũ. Về quê, bà làm đủ mọi việc, từ kế toán, bán hàng dịch vụ, y tá...Đến năm 35 tuổi, nghe lời khuyên của họ hàng, bà sinh Thế Anh để có người dựa dẫm lúc về già.
Thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội và mẹ. Ảnh: Trường Phong.
Cứ thế, gần hai chục năm qua, vượt qua những cơn đau do di chứng thời bộ đội, căn bệnh viêm đa khớp... một mình bà Tẽo làm đủ mọi nghề, nuôi Thế Anh khôn lớn, trưởng thành.
Thương mẹ nghèo khổ, đau yếu, cô đơn, Thế Anh quyết học tập thật giỏi. Vượt qua những trêu chọc của bạn bè về không có bố, 12 năm học, Thế Anh đều là học sinh giỏi.
Riêng năm lớp 12, Thế Anh lập hattrick thành tích khi đoạt giải nhất cuộc thi Toán, giải nhì môn Hóa và giải nhì giải toán trên máy tính cầm tay...
Và thành công lớn nhất là việc Thế Anh đỗ thủ khoa vào Đại học Bách khoa với điểm các môn rất cao: Toán: 9,25 Vật lý: 9,5 Hóa học: 9,5.
Nói đến đây, bà Tẽo ngậm ngùi, nhắc lại hoàn cảnh gia đình. Bản thân bà Tẽo, đau yếu, bệnh tật, từ lâu đã không còn làm thuê, làm mướn được nhiều, Thế Anh học tập sẽ rất tốn kém, không biết kiếm tiền ở đâu để nuôi ăn học đến khi tốt nghiệp.
"Có thể sau khi em lên Hà Nội, tôi cũng lên đó tìm việc làm xem sao. Tôi dự định sẽ đi giúp việc nhà cho người ta, kiếm tiền nuôi em. Nếu có thể, hai mẹ con ở cùng chỗ thì cũng đỡ tốn kém, lại chăm sóc được cho em nó." - bà Tẽo chia sẻ.
Theo tiền phong
Gặp cậu học trò nghèo đỗ thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân Nhà nghèo, bố mẹ chủ yếu lao động tự do, cậu học trò xứ Thanh Dương Công Tráng đã vượt khó học giỏi. Tráng vừa đỗ thủ khoa vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội với 29 điểm. Những ngày này, trong gian nhà cấp bốn ở làng Cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa lúc nào cũng đông...