Mẹ ăn nhiều những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng lượng máu cung cấp cho tổ chức não thai nhi
Việc ăn uống của bà bầu không những có liên quan đến sức khỏe thai nhi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của bé. Vì vậy, mẹ cần hạn chế tối đa những thực phẩm này để đảm bảo máu cung cấp cho não thai nhi.
Những thực phẩm bà bầu không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho tổ chức não thai nhi
Nhiều loại thực phẩm trải qua quá trình tẩm ướp có thể đem lại cảm giác ngon miệng hơn, đồng thời nhiều chị em khi mang thai thì khẩu vị cũng trở nên “nặng”, thích ăn đồ mặn đậm đà.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe sinh sản đều khuyến cáo tốt nhất bà bầu nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm ướp mặn này, điển hình như cải mặn, củ cải muối, thịt muối, tương ớt v.v…
Khi mẹ bầu ăn nhiều muối, thai nhi hấp thu các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ tương đương với việc bé cũng hấp thu một lượng muối lớn, ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp máu cho các tổ chức não thai nhi. Em bé sẽ dễ gặp nhiều trở ngại cho sức khỏe như thiếu máu não, thiếu oxi, thậm chí có thể bị trí lực trì trệ.
Thức ăn có hàm lượng nhôm quá cao
Thành phần nhôm trong thức ăn nếu quá cao cũng gây bất lợi cho sự phát triển của não thai nhi. Nguyên nhân là do khi nguyên tố nhôm hấp thu nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, dẫn đến tình trạng trẻ lớn lên dễ bị thiểu năng. Những thực phẩm chứa nhiều nhôm thường là các món chiên mà mẹ nên hạn chế.
Thức ăn nêm nhiều bột ngọt
Nhiều chị em khi nấu nướng thường thích nêm gia vị đậm đà để tăng hương vị cho món ăn, tuy nhiên nếu khi mang thai mà mẹ hấp thu quá nhiều bột ngọt, hạt nêm v.v… cũng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, điển hình là em bé dễ bị thiếu kẽm.
Trong khi đó, kẽm vừa có thể mở rộng quá trình trao đổi chất giữa Axit nucleic và protein, thúc đẩy sự sinh trưởng, phân chia và phân hóa các tế bào. Đồng thời kẽm còn hỗ trợ tế bào não phát triển ở thai nhi. Vì vậy, thiếu kẽm sẽ khiến thể chất lẫn trí lực của em bé thấp hơn mức bình thường.
Video đang HOT
Thức ăn chứa chất béo đã qua oxi hóa
Điển hình của nhóm thực phẩm này chính là thịt xông khói hoặc cá hun khói v.v… Mặc dù khẩu vị khá ngon miệng và cũng được không ít bà bầu ưa thích, thế nhưng trong loại thức ăn này có chứa vật chất gọi là chất béo oxi hóa, có thể khiến não bộ thoái hóa sớm hoặc bị thiểu năng, trực tiếp gây hại đến trí lực của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn gì để có lợi cho trí não của thai nhi?
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và đa dạng hóa thì mẹ bầu có thể ăn thêm nhiều loại cá có lợi để thai nhi hấp thu đủ DHA, thúc đẩy trí não phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ nên ăn một nắm nhỏ các loại hạt vỏ cứng, như đậu phộng, hạt dẻ, hạt óc chó. Loại thức ăn vặt này rất giàu protein, chất béo khỏe mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đồng thời, mẹ bầu cần đảm bảo đủ lượng rau củ quả hằng ngày, nhất là các loại rau lá xanh đậm, chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Một số sản phẩm chế biến từ đậu cũng giàu protein, vitamin B, Axit folic.
Thiên Khuê
Nguồn: Sina, Sohu/emdep
Những trẻ chào đời bị rách mặt, gãy chân tay do lỗi bác sĩ khiến các mẹ bầu hết hồn, nhiều trường hợp bác sĩ giải thích khó nghe
Liên tiếp những vụ tai nạn trong quá trình mổ, bắt thai nhi thời gian qua khiến các bà bầu vốn đã lo lắng nay lại càng thêm hoang mang, áp lực.
Mổ đẻ làm rách đầu trẻ
Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Trong quá trình mổ đẻ cho chị Trần Thị Thanh Lan (ngụ tại thành phố Đà Lạt) bác sĩ đã rạch trúng đầu em bé, sau đó khâu lại mà không báo cho gia đình.
Con anh Phúc chào đời với vết rạch dao mổ trên đầu.
Theo anh Hồ Tiến Phúc (30 tuổi), chồng chị Lan, vợ anh chuyển dạ sinh con so và gia đình chuyển lên khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng sinh mổ. Sau sinh, bác sĩ thông báo cháu bé sức khỏe yếu, phải nuôi trong lồng ấp, gia đình không được trực tiếp chăm nuôi con.
Khi con mới chào đời, anh Phúc được nhìn thấy mặt con nhưng do đội mũ nên không phát hiện ra. Sau 3 ngày, trong một lần bác sĩ tắm cho con, anh Phúc mới thấy trên đầu bé có vết cắt dài khoảng 3cm đã được khâu lại. Gia đình truy hỏi, yêu cầu các bác sĩ phải giải thích rõ, thì được biết trong lúc mổ, bác sĩ đã mổ trúng đầu bé, sau đó khâu lại.
Trẻ sơ sinh bị gãy chân khi mổ đẻ
Đó là trường hợp xảy ra với sản phụ Nguyễn Thu Trang (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội). Sản phụ Trang có dấu hiệu chuyển dạ, được người nhà đưa vào khoa Sản, Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên để sinh con. Tại đây, chị Trang được chỉ định mổ lấy thai và con chào đời nặng 3,6kg.
Bé sơ sinh bị gãy chân khi mổ sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên.
Tuy nhiên, sau đó một ngày, điều dưỡng phát hiện bé có một chân cứng, một chân mềm nên gia đình đưa đi chụp X-quang, phát hiện bị gãy chân phải.
Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên xác nhận sản phụ Trang chuyển dạ trong tình trạng thai ngôi ngược. Em bé nằm ở tư thế một chân vắt lên đầu một chân để xuôi nên bác sĩ làm gãy chân trong lúc mổ lấy thai.
Một vụ gãy chân khi sinh mổ tương tự cũng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Sản phụ Nguyễn Thị Hồng (42 tuổi) chuyển dạ nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân. Các bác sĩ quyết định phương pháp mổ đẻ cho chị Hồng.
Khi bé chào đời được đưa ra khỏi phòng mổ thì người nhà chị Hồng thấy phần đùi của chân bé bất thường như bị gãy nên hỏi bác sĩ. Ngay sau đó, bệnh viện trả lời gia đình là do bị dị tật bẩm sinh. Nghi ngờ bệnh viện nói dối, gia đình đã làm lớn sự việc và lúc này em bé mới được đưa đi chụp X- Quang. Kết quả xác định, bé bị gãy đùi chân trái trong lúc mổ.
Bé sơ sinh gãy tay, nguy kịch vì bác sĩ đỡ đẻ sai cách
Theo gia đình sản phụ Nguyễn Thị Mậu (30 tuổi) ngụ khu phố Lập Nghĩa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, sản phụ Mậu nhập vào bệnh viện huyện trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Khi có dấu hiệu sinh, các bác sĩ đã không mổ bắt con mà cho sinh thường. Em bé nặng 4kg nên chỉ ra phần đầu còn cơ thể quá to nên không ra khỏi.
Cuối cùng, bé gái rất bụ bẫm ra đời nhưng trong tình trạng tím tái, tay chân đều có nhiều vết bầm, vai phải bị xệ có dấu hiệu gãy xương do các bác sĩ cố đưa bé ra ngoài.
Không chỉ ở Việt Nam, bác sĩ gây thương tích cho em bé khi chào đời cũng xảy ra ở các nước trên thế giới.
Bé sơ sinh bị rạch đúng vào má
Một bà mẹ tại Anh, bức xúc và thất vọng khi nhìn thấy khuôn mặt con với một vết thương dài trên má sau 9 tháng mong chờ. Tai nạn này xảy ra do bác sĩ đẻ mổ vội vàng thực hiện phẫu thuật để nhanh chóng trở lại kỳ nghỉ của mình.
Vết thương kéo dài gần hết một bên má khiến sản phụ vô cùng xót xa mặc dù đã nhận được lời xin lỗi từ phía bệnh viện.
Một trường hợp tương tự xảy ra ở khoa Sản - Bệnh viện Phục Nguyên, TP. Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Người nhà sản phụ kể lại: "Ban đầu khi đón cháu từ tay bác sĩ, tôi chưa phát hiện ra điều bất thường. Tuy nhiên khi trở về phòng bệnh, tôi đã không khỏi hốt hoảng khi thấy trên mặt cháu mình không hiểu vì sao có một vết thương khá dài. Lúc đó, tôi đã nghĩ rằng bé bị móng tay ai đó sắc nhọn quệt phải nhưng xem đi xem lại càng thấy không giống. Vết thương khá sâu giống như bị dao cắt phải".
Mãi sau đó, bác sĩ mới giải thích rằng vì da bụng của thai phụ quá mỏng nên khi làm phẫu thuật mổ đẻ, dao mổ đã chạm tới má của bé. Không chỉ xót con, thái độ muốn rũ bỏ trách nhiệm của bệnh viện càng khiến gia đình sản phụ thêm khó chịu.
Theo Helino
Giấc ngủ trong thai kỳ: Có gì cần lưu ý? Thai càng lớn, mẹ bầu càng khó có được giấc ngủ ngon bởi bị quấy rầy bởi nhu cầu đi tiểu giữa đêm, rồi chuột rút, ợ nóng, rồi những suy nghĩ lo lắng miên man. Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ Luôn buồn ngủ, thiếu năng lượng hoạt động. Không thoải mái với những thay đổi trong...