McAfee lại phát ngôn gây sốc
McAfee cho rằng mình đang như “dê tế thần” để Mỹ đàn áp tiền mã hóa.
“Những cáo buộc chống lại tôi là hoàn toàn vô lý. Tôi đang được sử dụng như vật tế thần để Mỹ đàn áp tiền mã hóa. Đây là một cuộc tấn công vào tất cả các loại tiền thuật toán. Đó hoàn toàn là sự thật”, “Ông trùm diệt virus” John McAfee viết trên trang Twitter cá nhân hôm 18/3.
Trước đó, McAfee cùng Jimmy Gale Watson Jr., từng là vệ sĩ và cố vấn của ông, bị cáo buộc tham gia đường dây bơm và rút tiền phi pháp. Theo Gizmodo , hai cái tên này bị nghi ngờ đẩy giá một số loại tiền mã hóa, bằng cách kêu gọi người theo dõi McAfee đầu tư, sau đó rút tiền để kiếm lời.
McAfee cho rằng ông bị Mỹ đem ra để đàn áp sự phát triển của tiền mã hóa.
McAfee rất ủng hộ tiền thuật toán và từng viết trên Twitter vào năm 2018 rằng sẽ tự ăn “của quý” nếu Bitcoin không đạt mức 1 triệu USD vào năm 2020. Ông nói bản thân là mục tiêu hàng đầu của giới tin tặc, do đó phải thuê ngoài tất cả máy tính làm việc và thường xuyên thay đổi địa chỉ IP nhiều lần trong ngày.
Lời tuyên bố “tự ăn của quý” của McAfee này bị điều tra. William F. Sweeney Jr., Trợ lý Giám đốc tại Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho rằng McAfee và Watson đã dùng “thủ thuật ranh ma” để kêu gọi người khác đầu tư tiền mã hóa.
Đây cũng không phải lần đầu McAfee có phát ngôn gây chú ý. McAfee từng cho rằng ông chắc chắn 99% đã tìm ra danh tính của Satoshi Nakamoto, nhưng không muốn công khai vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng của cha đẻ Bitcoin.
“Họ là một nhóm gồm 11 người cùng nhau phát triển dự án Bitcoin trong suốt 5 năm”, McAfee trả lời Cointelegraph , chuyên trang tin tức tiền mã hóa.
Video đang HOT
Trước đó, năm 2015, McAfee tuyên bố tranh cử chức tổng thống Mỹ cùng sự thành lập đảng Cyber. Tuy nhiên, ông nhanh chóng thất bại sau khi thua cựu Thống đốc bang New Mexico Gary Johnson. Cũng trong năm này, chuyên gia công nghệ nhận định chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ là cuộc tấn công trên môi trường Internet.
Năm 2013, McAfee gọi phần mềm chống virus McAfee là “kém nhất hành tinh”. Ông đăng tải đoạn video có tên: “Làm sao để gỡ bỏ McAfee Antivirus” với nội dung nhiều người phụ nữ ăn mặc gợi cảm vây quanh trong lúc ông cố gỡ bỏ phần mềm do chính mình tạo ra.
Điểm yếu chí mạng của Bitcoin
Một khi được ghi vào sổ cái, thông tin trên chuỗi khối Bitcoin sẽ không thể thay đổi. Đây có thể là điểm yếu của công nghệ này.
Những nhà nghiên cứu bảo mật gần đây đã tìm ra cách để đối phó với botnet, các mạng tấn công với hàng trăm nghìn thiết bị được điều khiển từ xa. Để ngừng những cuộc tấn công botnet, chuyên gia bảo mật sẽ cắt đứt kết nối giữa máy chủ điều khiển và những thiết bị.
Tuy nhiên, những mạng botnet có thể sử dụng một công nghệ mới để trở nên hiệu quả hơn: blockchain. Theo công ty nghiên cứu Akamai, nhiều botnet mới đang ứng dụng blockchain để triệt tiêu các nỗ lực đánh sập.
Đó chỉ là một trong những công dụng không có từ đầu nhưng được phát triển lên nhờ công nghệ blockchain. Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên ứng dụng blockchain đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho các loại tiền sau này như ứng dụng chuỗi khối, sổ cái không thể thay đổi.
Những thông điệp ẩn giấu trong Bitcoin
Sổ cái (ledger) là "cuốn sổ" trực tuyến, ghi lại toàn bộ các thay đổi trong chuỗi khối của Bitcoin. Toàn bộ công nghệ blockchain vận hành trên khái niệm này. Về lý thuyết, mọi người sử dụng đều có thể truy cập sổ cái và kiểm tra những thông tin trong này.
Thực tế là phần lớn những người đang sử dụng và sở hữu Bitcoin chẳng bao giờ kiểm tra liệu giao dịch của họ đã được lưu vào sổ cái này chưa. Đó cũng là lý do sổ cái Bitcoin nhiều khi được sử dụng như một công cụ lưu trữ tài liệu mà ít người để ý.
Giao dịch Bitcoin này thực chất được tạo ra để giấu bức ảnh của nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela trong địa chỉ ví.
Để ghi các thông điệp, đường dẫn lên sổ cái Bitcoin, bất kỳ ai cũng có thể tạo một giao dịch Bitcoin giả, với chi phí chỉ từ 10 cent. Địa chỉ ví Bitcoin trong giao dịch này đã được mã hoá, và khi giải mã sẽ chính là thông điệp mà người đó muốn ghi lại.
Trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các đường dẫn tới phim người lớn, tài liệu tuyên truyền, trích dẫn câu nói nổi tiếng, hoặc hình của nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela được giấu kín trong sổ cái Bitcoin.
Vì tính chất được định ra từ ban đầu, sổ cái của các chuỗi khối lớn gần như không thể thay đổi. Việc thay đổi sổ cái sẽ tạo ra một phiên bản hoàn toàn mới (fork) dựa trên đồng tiền mã hoá cũ. Trong lịch sử, đã có nhiều lần các bản fork của Bitcoin được tạo ra, nhưng không phiên bản nào thay thế được Bitcoin dù có những lợi thế về công nghệ.
Sổ cái của Bitcoin như một chuỗi xích ghi lại mọi thông tin, và không thể sửa đổi.
Ngoài tính bất biến, sổ cái Bitcoin còn có thể lưu trữ ẩn danh. Chính những tính chất này khiến nó trở thành nơi lý tưởng để lưu các thông điệp chống đối những chính phủ trên thế giới, hoặc các tài liệu vi phạm bản quyền.
Lợi thế lớn nhất của Bitcoin khi đó lại có thể trở thành điểm yếu, khiến đồng tiền mã hoá này bị ngăn chặn.
Rào cản lớn với Bitcoin
Giống như Internet, tính mở và phi tập trung của Bitcoin là một trong những điểm thu hút nhất của đồng tiền này. Những người ủng hộ tin rằng Bitcoin không thể bị một chính phủ hay tổ chức duy nhất nào kiểm soát, thao túng.
Tuy nhiên, trong vài năm qua nhiều quốc gia đã đưa ra các hình thức kiểm duyệt thông tin và các vấn đề nhạy cảm. Những thông tin được giấu trong sổ cái Bitcoin có thể trở thành cái gai trong mắt các lãnh đạo.
Với sức mạnh của một quốc gia, việc chặn đứng một đồng tiền mã hoá không quá khó. Ấn Độ mới đây đã đưa ra dự thảo luật quy định mọi hành vi đào, giữ hoặc trao đổi tiền mã hoá đều là trái pháp luật. Tương lai Bitcoin bị kiểm soát cũng có thể xảy ra ở Trung Quốc.
Tính công khai của Bitcoin có thể chính là điểm yếu của đồng tiền mã hoá này, khiến nó bị các chính phủ, tổ chức kiểm soát.
Bên cạnh đó, những nội dung vi phạm pháp luật ở nhiều nước như phim người lớn, hoặc các tài liệu mật cũng có thể khiến Bitcoin gặp rắc rối ở nhiều nước trên thế giới. Các tổ chức chống tội phạm sẽ phải can thiệp nếu Bitcoin trở thành nơi trao đổi phim khiêu dâm trẻ em hoặc tài liệu của tội phạm.
Mối nguy hiểm với Bitcoin không chỉ đến từ các quốc gia. Những công ty lớn, sở hữu nhiều bản quyền trí tuệ cũng có thể tìm cách đối phó với nội dung vi phạm bản quyền được lưu trên sổ cái. Một gã khổng lồ như Disney có thể gây sức ép với những công ty cung cấp mạng, khiến cho những người đào Bitcoin không thể tiếp cận nhà mạng lớn. Đây sẽ là rào cản với quá trình đào coin.
Dù kịch bản nào xảy ra, đây cũng là "gót Achilles" của Bitcoin. Chúng có thể dẫn đến việc Bitcoin buộc phải tạo ra nhiều fork cho mỗi vùng địa lý khác nhau, với cách hoạt động khác nhau. Trong trường hợp đó, tính an toàn của sổ cái Bitcoin lại bị vi phạm, và đồng tiền này sẽ không còn đủ thu hút.
Suốt 10 năm qua, giá trị Bitcoin vẫn tăng đều nhờ niềm tin vào tính mở và độc lập so với các chính phủ. Mục đích của nhà sáng lập Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là sử dụng công nghệ mã hoá để tạo ra một tương lai mà niềm tin không phụ thuộc vào con người, mà chỉ hoàn toàn nằm ở những dòng mã.
Tuy nhiên, thế giới đó rất khó tồn tại. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ nhận ra xã hội có thể tác động đến đồng Bitcoin như thế nào.
Ấn Độ có thể sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sở hữu Bitcoin Một cuộc đàn áp tiền mã hóa nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay. Theo báo cáo của Reuters, cơ quan lập pháp tại Ấn Độ đang chuẩn bị đưa ra dự luật hình sự hóa các hoạt động giao dịch, khai thác, phát hành, chuyển nhượng hoặc sở hữu tiền mã hóa. Nếu dự luật này được thông qua và áp dụng,...