MC trường Báo chí xinh xắn, tài năng từng stress đến mức đổ bệnh để theo đuổi đam mê
Không chỉ là gương mặt MC trẻ đầy tiềm năng trên các kênh truyền hình VTV, Thùy Linh còn gây ấn tượng khi thử sức ở một số lĩnh vực như lồng tiếng, diễn xuất,…
Nguyễn Thùy Linh (SN 1997, tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền) là một trong những gương mặt MC trẻ được nhiều người chú ý.
Thùy Linh – MC trẻ xinh xắn, tài năng.
Không chỉ sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, cô nàng còn gây ấn tượng bởi sự tự tin, năng động, hoạt ngôn của mình.
Đam mê dẫn chương trình từ khi còn là học sinh cấp 3, Thùy Linh luôn ấp ủ ý định một ngày nào đó được cầm mic và đứng trên sân khấu với tư cách là một MC.
“Mình cảm thấy yêu thích công việc dẫn chương trình từ hồi cấp 3, sau những lần thuyết trình trên lớp được cô và các bạn tán thưởng. Đó là động lực để mình quyết tâm thi đỗ vào trường Báo.
Lên đại học, mình được biết trong trường có một câu lạc bộ nổi tiếng chuyên đào tạo, dẫn dắt các bạn sinh viên theo đuổi đam mê làm MC nên mình đã đăng kí tham gia. Quá trình học tập và làm việc cùng mọi người trong câu lạc bộ đã tiếp thêm cho mình động lực để theo đuổi ước mơ trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp’, Thùy Linh chia sẻ.
Không những vậy, Thùy Linh cũng tích cực tham gia các cuộc thi do trường tổ chức để trau dồi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Cô nàng 9X xinh đẹp từng đạt giải MC triển vọng của Học viện báo chí và tuyên truyền năm 2016 và lọt Top 6 cuộc thi người dẫn chương trình thành phố Hà Nội – The Next MC năm 2018.
Video đang HOT
Ngoài các sự kiện trong trường, nhờ cố gắng và không ngừng học hỏi nên Thùy Linh nhận được nhiều lời mời dẫn chương trình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cô đã có cơ hội cộng tác, làm việc với nhiều kênh truyền hình như đảm nhiệm vai trò MC chương trình SVietnam của VTV1, Đẹp 24/7 phát sóng trên kênh VTV2, chương trình Radio ‘Happy Car’ của VOV… hay trên một số báo, tạp chí như báo Pháp luật Plus, Tạp chí Việt Nam hội nhập,…
Bên cạnh đó, Thùy Linh cũng là một trong những gương mặt không còn xa lạ đối với những tín đồ ẩm thực khi cô nàng thường xuyên xuất hiện trong các clip review đồ ăn của kênh Foody.vn.
Không chỉ say mê với công việc của một người dẫn chương trình, Thùy Linh còn là cô nàng tài năng khi hợp tác sáng tạo nội dung, lên kịch bản dự án cho các doanh nghiệp, phim tài tiệu, nhạc chuông điện thoại và lồng tiếng phim hoạt hình, thu âm sách.
Nhờ lợi thế về ngoại hình và giọng nói truyền cảm, 9X còn mạnh dạn thử sức trong lĩnh vực diễn xuất cho một số phim ngắn, TVC quảng cáo,…
Mới đây nhất, sau khoảng thời gian ‘ở ẩn’ để rèn luyện, hoàn thiện bản thân, Thùy Linh đã xuất hiện trở lại khi đăng kí tham gia 2 cuộc thi về người dẫn chương trình. Đó là Spotlight (cuộc thi MC kinh tế do trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức) và Cầu vồng (Chương trình tìm kiếm người dẫn chương trình của VTV).
‘Đây có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất với mình khi đăng kí tham dự hai cuộc thi MC cùng một lúc. Đáng tiếc là do không thể sắp xếp được lịch trình nên dù đã vào được vòng bán kết Spotlight nhưng mình đành phải xin rút khỏi cuộc thi để chuẩn bị cho chương trình Cầu vồng’, Thùy Linh tâm sự.
Cho rằng mỗi cuộc thi là một cơ hội tốt để thử sức nên thời gian đó, nên 9X rất bận rộn, bị áp lực, căng thẳng đến mức bị viêm loét dạ dày.
Mặc dù không đạt kết quả cao trong cuộc thi lần này nhưng Thùy Linh chia sẻ cô không hề cảm thấy hối tiếc và càng lấy đó làm động lực để cố gắng hơn.
Hiện tại, ngoài niềm đam mê với nghề dẫn chương trình, Thùy Linh còn đang thử sức trong một công việc hoàn toàn mới, đó là marketing tại một bệnh viện thẩm mỹ có tiếng tại Hà Nội.
‘Mình vẫn được quay dẫn nhưng trong bối cảnh hoàn toàn khác so với dẫn chương trình trên truyền hình. Từ trước tới giờ, mình cực kì sợ máu nhưng công việc mới là dẫn trực tiếp về các ca phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện cũng là cơ hội để mình vượt qua giới hạn của bản thân.
Bên cạnh đó, việc thử sức trong một lĩnh vực hoàn toàn mới thế này cũng giúp mình có thêm nhiều trải nghiệm, kiến thức về làm đẹp. Mỗi công việc sẽ mang lại cho mình những kinh nghiệm khác nhau để sau này, dù làm gì mình cũng tự tin với những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm mà mình tích lũy được’, Thùy Linh khẳng định.
Điều cần biết khi thí sinh muốn "đầu quân" vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020
Thông tin cách tính điểm môn năng khiếu, dự kiến điểm chuẩn và các lưu ý xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020 sẽ được TS. Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó trưởng Ban quản lý đào tạo nhà trường giải đáp cho thí sinh.
Ảnh minh họa
Về thắc mắc có thể học song song báo chí và kinh doanh hay không, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: Hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang đào tạo theo tín chỉ nên sinh viên có thể học song song hai chương trình đào tạo.
Các em sẽ được học báo chí chuyên sâu về lĩnh vực và kỹ năng làm báo để có thêm cơ hội trở thành nhà báo giỏi. Nếu hết học kỳ I tại Học viện báo chí mà đạt yêu cầu, sinh viên có thể học chương trình thứ 2 như truyền thông đa phương tiện hay những chuyên ngành khác tại trường... Trong khoảng 1,5 năm đầu tiên chương trình đào tạo nền tảng cơ bản hình thành thế giới quan, tư duy là giống nhau giữa các khoa. Học viện Báo chí cũng đào tạo chuyên ngành về kinh tế.
"Chúng tôi có chuyên ngành kinh tế chính trị, quản lý kinh tế nên có thể thỏa mãn đam mê vừa làm báo vừa muốn kinh doanh của thí sinh. Còn nếu sinh viên muốn vừa học ở Học viện Báo chí vừa học ở một trường đại học khác song song là điều không thể. Bởi vì theo quy chế của Bộ GD&ĐT, khi nhập học thí sinh phải nộp hồ sơ, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT duy nhất cho trường", TS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho hay.
Liên quan đến môn thi năng khiếu báo chí năm nay, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: Năm nay có sự thay đổi về cách tính điểm. Cụ thể, điểm thi môn năng khiếu báo chí mọi khi chỉ chiếm tỷ lệ 1/3 nhưng năm nay nhân hệ số 2 trong tổng số điểm xét tuyển. Điều này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên thực sự có năng khiếu.
Đề thi môn năng khiếu năm 2020 không có nhiều khác biệt, mục đích là tìm ra tố chất thích hợp của sinh viên báo chí tương lai. Cấu trúc đề thi năng khiếu tất cả chuyên ngành đều có 1 bài trắc nghiệm với 30 câu hỏi với 30 phút kiểm tra kiến thức nền tảng môn Văn, Toán, nếu thí sinh trả lời đúng 30 câu thì được 3 điểm.
Thành phần điểm thứ hai trong bài thi năng khiếu báo chí trong chuyên ngành báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử là thi viết với nội dung sửa lỗi sai của văn bản và thí sinh sửa lại. Bài thi này khá đơn giản về lỗi chính tả, lỗi trật tự từ, lỗi cấu trúc câu. Phần này chiếm 3 điểm.
Phần 4 điểm còn lại là quay phim và ảnh (sinh viên khoa quay phim, báo ảnh) nói về phân tích, cảm thụ hình ảnh. Thí sinh xem video hay một loạt ảnh rồi viết 300-500 chữ để phân tích nhận xét nội dung, mỹ thuật và kỹ thuật bức ảnh...
TS. Nguyễn Thu Thủy cho rằng điểm chuẩn, tỷ lệ chọi năm ngoái có thể cao nhưng chỉ có tính chất tham khảo vì năm nay còn tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành, chất lượng thí sinh... Vậy nên thí sinh nếu đam mê báo chí hãy mạnh dạn đăng ký vào trường.
Về học phí của trường, theo TS. Nguyễn Thu Thủy học phí không có tính ổn định mà còn tùy thuộc vào số lượng tín chỉ thí sinh đăng ký trong một học kỳ , học nhiều tín chỉ/kỳ thì có thể rút ngắn thời gian đào tạo. Tổng số tín chỉ là 130 tín chỉ toàn khóa chưa bao gồm giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
Chuyên ngành Truyền thông đại chúng và Truyền thông đa phương tiện đào tạo những gì và cơ hội việc làm ra sao?
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng- Viện trưởng Viện báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: "Với chuyên ngành Truyền thông đại chúng sinh viên sẽ được học kỹ năng làm nội dung truyền thông để phát được ở tất cả các kênh đại chúng, học cách tổ chức sản xuất các dòng truyền thông nghe nhìn, truyền thông số, học cách sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng, truyền hình. Khi học ngành này, sinh viên có thể đầu quân cho bất kỳ cơ quan truyền thông nào hay làm truyền thông cho doanh nghiệp...
Học Truyền thông đại chúng sinh viên vẫn được học Truyền thông đa phương tiện, chỉ khác là cách tiếp cận khác nhau. Truyền thông đa phương tiện là tích hợp rất nhiều thành tố khác nhau từ chữ, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động, phát triển giải pháp công nghệ, những loại hiệu ứng hay cấu trúc hình ảnh khác nhau. Truyền thông đa phương tiện là truyền thông số, mỹ thuật số, công nghệ số, nền tảng số, đa phương tiện đi kèm sự phát triển công nghệ, sáng tạo nội dung, học thiết kế sản phẩm truyền thông. Truyền thông đa phương tiện là ngành đòi hỏi tính cập nhật, kiến thức và kỹ năng tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau".
Viện Báo chí tư vấn tuyển sinh trực tuyến Viện Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sẽ tư vấn tuyển sinh ngành Báo chí - Truyền thông, thông qua livestream trực tuyến. Từ 17h đến 20h ngày 11/6, Viện Báo chí (thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ tổ chức chương trình "Openday Viện Báo chí" với mục đích tư vấn tuyển...