MC Tạ Bích Loan trước 60 phút mở gây bão
Những sản phẩm từng được cả nước đón xem từ nhà báo Tạ Bích Loan trước khi xảy ra cuộc “đấu tố” với MC Phan Anh.
Nhà báo Tạ Bích Loan từng có thời gian học tập và nghiên cứu tại Nga trước khi về làm việc tại VTV. Tạ Bích Loan có học vị Tiến sĩ lĩnh vực báo chí và hiện đang phụ trách kênh VTV6.
Nhắc đến chị, khán giả nhớ đến người phụ nữ hoạt ngôn là linh hồn của nhiều show truyền hình có tiếng vang như Đường lên đỉnh Olympia, Bảy sắc cầu vồng, Người đương thời và Khởi nghiệp… Nhiều người hâm mộ bị thôi miên bởi sự cá tính, uyên bác của Tạ Bích Loan. Họ gọi chị là biên tập viên thông minh nhất ngành truyền hình nước nhà.
Nhà báo Tạ Bích Loan.
Đường lên đỉnh Olympia
Đường lên đỉnh Olympia thuộc số ít gameshow duy trì được độ ‘hot’ của chương trình sau gần 15 năm phát sóng. Đây là cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông với luật chơi thú vị và phần thưởng hấp dẫn.
Tạ Bích Loan và hình ảnh trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Tạ Bích Loan là MC đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia, cũng là người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với khán giả yêu mến chương trình. Được biết, chị chính là người đưa ra ý tưởng về vòng nguyệt quế – phần thưởng được trao tặng cho nhà vô địch trong mỗi hành trình chinh phục đỉnh vinh quang. Tạ Bích Loan có quãng thời gian 1 năm gắn bó với Đường lên đỉnh Olympia với vai trò MC và đạo diễn. 10h sáng ngày 21/03/1999, hành trình đầu tiên của các nhà leo núi với sự đồng hành của nhà báo Tạ Bích Loan được lên sóng. Ngày 26/03/2000, chị dẫn dắt các thí sinh lần cuối trong đêm chung kết và sau đó trao lại vị trí này cho đồng nghiệp Tùng Chi.
Trong nhiều năm lên sóng, Đường lên đỉnh Olympia đã trao học bổng giá trị cho hàng trăm nhà leo núi xuất sắc từ khắp mọi miền Tổ quốc. Chương trình cũng tạo điều kiện cho nhiều học sinh Việt Nam có cơ hội học tập tại nước ngoài, thực hiện ước mơ được học hỏi và phát triển.
Đến nay, Đường lên đỉnh Olympia vẫn là con đường chinh phục thành công mà nhiều học sinh lứa tuổi THPT khát khao trải nghiệm. Chương trình đã vượt ra khỏi khuôn khổ một gameshow truyền hình để trở thành cầu nối đi tới thành công cho các bạn trẻ có nền tảng kiến thức vững chắc.
Người đương thời
Chương trình Người đương thời được phát trên sóng VTV3 lần đầu tiên vào năm 2011. Trong suốt 11 năm phát sóng, Người đương thời gặp gỡ và trò chuyện với hơn 500 khách mời có cống hiến và đóng góp nổi bật.
Video đang HOT
Trong mỗi số phát sóng, chương trình mời đến trường qua những khách mời hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Có thể là những doanh nhân, chính khách, tài năng trẻ, nhà tri thức, người nổi tiếng… hay chỉ đơn giản là người phụ nữ giàu đức hy sinh dành cả tuổi trẻ cho công việc từ thiện. Chương trình từng được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen vì từng quyên góp được hơn 10 tỷ đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều câu chuyện ý nghĩa và nhân vật đặc biệt xuất hiện trong Người đương thời.
Hay câu chuyện cảm động khác về Người đương thời là bà mẹ nghèo ở đảo Lý Sơn lặng lẽ nhận nuôi 52 đứa trẻ suốt từ năm 1968. Khi người phụ nữ ấy trở thành khách mời của Người đương thời, có cơ hội chia sẻ về cuộc đời hy sinh thầm lặng của mình, khán giả đã quyên tặng cả trăm triệu đồng để hỗ trợ bà vượt qua khó khăn.
Được biết, Người đương thời còn là chiếc cầu nối giúp nhiều thân nhân liệt sĩ tìm thấy tung tích người thân sau nhiều năm thất lạc.
Người đương thời có gần 12 năm giữ chân khán giả trước vô tuyến mỗi tối chủ nhật. Chương trình chính thức ngừng phát sóng sau số cuối vào ngày 08/02/2013 và chuyển thể thành Chuyện đương thời với những kế thừa về nội dung và hình thức. Tới nay, nhắc đến &’đương thời’, khán giả không quên nhà báo Tạ Bích Loan với những câu chuyện từ giản dị đến &’đao to búa lớn’ được chuyển tải bằng ngôn ngữ bình dân.
Khởi nghiệp
Khởi nghiệp là chương trình đầy tính nhân văn mà Tạ Bích Loan cùng những đồng nghiệp VTV dành tặng những người mơ ước và nỗ lực làm giàu bằng kinh doanh.
Theo lời nhà báo Tạ Bích Loan, qua Khởi nghiệp, những người làm chương trình muốn thúc đẩy khát vọng làm giàu, xây dựng doanh nghiệp của những người mới bước vào thương trường còn đang gặp phải vô vàn khó khăn, trắc trở. Cũng từ đó, Khởi nghiệp mong muốn gieo vào lòng khán giả niềm tin rằng mình hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống bằng kiến thức, sự nỗ lực của bản thân và sự tiếp sức, hỗ trợ từ xã hội.
Có thể nói, bên cạnh các show truyền hình thông thường, Khởi nghiệp của Tạ Bích Loan có những giá trị thực tiễn sâu sắc. Chương trình mang đến kiến thức, động lực và cơ hội cho những người sẵn sàng thử thách để thành công. Từ những điều tốt đẹp mà Khởi nghiệp đóng góp cho xã hội, nhà báo Tạ Bích Loan đã thêm vào danh sách những kỷ lục báo chí của mình một chương trình tạo nhiều tiếng vang mà khán giả yêu mến, đón nhận.
Theo Lam Trà/ Vietnamnet
'Tôi thấy khâm phục chị Tạ Bích Loan!'
"Mặc dù hiện nay rất nhiều người lên án chị Tạ Bích Loan nhưng từ cách nhìn nhận vấn đề khác với mọi người như đã đề cập ở trên thì tôi thấy khâm phục chị ấy" - MC Quốc Bình nói.
- Cũng như MC Phan Anh, anh là người của công chúng, vậy giả sử với một clip tương tự như thí nghiệm cá chết của VTC, anh có chia sẻ trên trang cá nhân không?
- Có lẽ tôi không đưa ra quan điểm về việc MC Phan Anh chia sẻ clip ấy bởi mỗi người sẽ có những cách suy nghĩ và cách làm khác nhau và đúng hay sai, lợi hay hại thì chính mình là người sẽ phải chịu.
Với riêng tôi những thông tin nhạy cảm tôi sẽ phải cân nhắc rất kỹ, tìm hiểu rõ ràng trước khi trước khi đưa lên Facebook dù có thể việc làm của tôi chậm hơn rất nhiều và Facebook của tôi chủ yếu là những chuyện cá nhân nên cũng không thu hút nhiều sự quan tâm. Quả thật, các đài truyền hình là các cơ quan nhà nước nên những thông tin thời sự được đưa lên thì người dân tin là chuyện tất nhiên chứ.
Mà cho tới thời điểm này hình như vẫn chưa có một kết luận chính thức từ cơ quan chuyên môn nào về việc clip đó bị sai phạm hay không.
- Sau khi chương trình 60 phút Mở được phát sóng, khán giả đã phản ứng khá dữ dội. Anh thấy gì từ những phản ứng này?
- Những chương trình như trên sẽ khiến cho khán giả có cái nhìn đa chiều về một vấn đề nào đó trong xã hội. Những khách mời có cá tính, tranh luận thẳng thắn mới tạo ra sự thú vị. Mỗi khách mời đại diện cho những ý kiến khác nhau trong xã hội, tuy nhiên sự thẳng thắn và cá tính thì cũng nên lưa chọn văn phong và thái độ thể hiện một cách phù hợp tránh sự phản cảm.
Ngoài ra, cũng có một số những từ chuyên môn do cách hiểu nhầm của mọi người dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Ví dụ, xét về mặt tâm lý khi nhắc tới các động cơ thúc đẩy ta làm việc gì đó thì khách mời có nhắc tới "nhu cầu quyền lực". Đây có thể nói là một từ chuyên môn trong tâm lý học.
Trong khoa học chúng ta không thể đặt tên hết cho từng trường hợp, vì vậy người ta sẽ gom chung nhiều hành vi có chung một nguồn gốc từ trong vô thức (điều mà chúng ta không nhận thấy) để đặt chung dưới một cái tên.
Nói cụ thể, khi chúng ta muốn viết hoặc nói một điều gì đó với mong muốn thay đổi một vấn đề nào đó thì xuất phát từ nhu cầu quyền lực trong vô thức của chúng ta mặc dù nhận thức của chúng ta không bắt buộc ai đó phải nghe theo lời mình.
Nhưng đa số khán giả hiểu nhầm về từ "nhu cầu quyền lực" trong khoa học (vì đây là trích dẫn của nhà tâm lý học McClelland) thành một điều cụ thể là muốn thể hiện mình có uy tín, có sức ảnh hưởng thậm chí là có quền lực cụ thể nên đã có phản ứng tiêu cực với sự chia sẻ này.
MC Quốc Bình.
- Ở vị trí của một khán giả, anh có thấy khó chịu khi xem 60 phút Mở?
- Với cá nhân tôi khi theo dõi clip này lúc đầu tôi cũng thấy khó chịu khi khách mời bị cắt khá nhiều nhưng sau khi xem hết clip và theo dõi thái độ của khán giả cũng như một số thông tin liên quan thì tôi lại nhìn nhận câu chuyện này theo một hướng khác hoàn toàn với những gì mà mọi người đang bức xúc trên mạng những ngày qua.
Tôi thấy rằng chị Loan và Phan Anh ở một phe trong câu chuyện này và không có phe đối lập trong chương trình. Nhưng cụ thể thì cho phép tôi chỉ chia sẻ điều này với một số bạn trong nghề.
Về thái độ của người tham gia thì như tôi đã nói thẳng thắn là tốt, cá tính sẽ mang lại màu sắc đa dạng cho buổi tranh luận nhưng cần phải biết lưa chọn ngôn ngữ và thái độ thể hiện để tránh phản cảm.
Tuy nhiên, quyền thể hiện là sự tự do của mỗi người miễn nó không vi phạm những nguyên tắc đạo đức và người đó sẽ tự đón nhận tình cảm của khán giả theo dõi.
Theo tôi hiểu khi theo dõi chương trình, có lẽ do chủ ý của nhà sản xuất nên chủ đề Chia sẻ để làm gì? (ở trường quay) đã trở thành Phan Anh chia sẻ clip cá chết để làm gì? (trên sóng truyền hình). Vì thế mọi người mới cảm thấy bức xúc khi Phan Anh giống như bị "đấu tố".
"Ê-kíp chương trình đang dẫn dắt chúng ta theo cách họ muốn" - MC Quốc Bình.
"Từng đó người không ai ngây thơ đâu!"
- Vậy còn nghi vấn về cuộc cạnh tranh "không lành mạnh" giữa VTV và VTC (nếu có) qua cách lật tẩy sơ hở từ clip cá chết của VTC mà "bơ" đi phóng sự tai tiếng "chổi quét rau" , anh nhìn nhận thế nào?
- Xét về mặt cạnh tranh người ta sẽ tìm cách tốt nhất để nâng mình mà không vi phạm pháp luật. Xét về mặt tổ chức sản xuất chương trình và biên tập thì người ta sẽ lựa chọn những vấn đề nào, nhân vật nào tạo được sự thu hút hơn và hơn nữa trong một khoảng thời gian có hạn thì không thể đề cập tới nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó, những khách mời không chia sẻ thông tin "chổi quét rau" trên Facebook hoặc những người chia sẻ thông tin này không phải người nổi tiếng và không tạo được sự chú ý vì thế không đề cập là chuyện có thể chấp nhận.
Bất kể đài nào cũng có thể lấy phóng sự "chổi quét rau" để đáp trả hoặc bỏ qua mà. Chuyện công bằng hay không trong cạnh tranh giữa các cơ quan truyền thông, báo chí là chuyện bình thường thôi.
- Dư luận có vẻ đang chia thành nhiều "phe cánh", hoặc là ủng hộ MC Phan Anh, hoặc tin vào cách làm của nhà báo Tạ Bích Loan. Anh đánh giá gì về hai đồng nghiệp này?
- Mặc dù hiện nay rất nhiều người lên án chị Tạ Bích Loan nhưng từ cách nhìn nhận vấn đề khác với mọi người như đã đề cập ở trên thì tôi thấy khâm phục chị ấy.
Chị xứng đáng là người đi trước, là một người thủ lĩnh có tâm, có tầm. Còn MC Phan Anh, qua chương trình này tôi nhận thấy một Phan Anh khá bản lĩnh, điềm tĩnh.
- Vậy có bài học nào phía sau câu chuyện 60 phút Mở đang bị "ném đá"?
- Nếu là bài học về truyền thông thì tôi nghĩ với ê-kíp chương trình bao gồm cả khách mời họ không có bài học nào cả vì họ đang dẫn dắt chúng ta theo cách họ muốn.
Từng đó người không ai ngây thơ đâu! Còn với tôi thì vẫn là bài học muôn thuở cẩn trọng khi nói chuyện trước công chúng và suy nghĩ thật kỹ trước mọi thông tin.
Theo T.Phương/ Báo Gia đình và Xã hội
'MC Phan Anh giống như bị cáo trong một phiên tòa' "Tôi cảm thấy chương trình không khác gì một phiên tòa, mà bị cáo là MC Phan Anh" - một độc giả của Zing.vn bình luận về chương trình 60 phút mở. Liên quan đến chương trình 60 phút mở của nhà báo Tạ Bích Loan xoay quanh việc MC Phan Anh chia sẻ clip cá chết ở Vũng Áng gây tranh cãi,...