MC Hạnh Phúc xúc động với phim về sự sống và cái chết
Hạnh Phúc chia sẻ bản thân từng đối mặt với “tử thần” nên anh hiểu cuộc sống quý giá như thế nào.
Vào lúc 21h ngày 5/3, trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt, bộ phim tài liệu Hành trình của sự sống và cái chết phần 2 sẽ lên sóng với sự dẫn dắt của MC Hạnh Phúc. Những người tham gia thực hiện phim, gồm Nhà báo Lê Bình, BTV Quỳnh Anh, Vân Anh, quay phim Hữu Quảng, đảm nhận vai trò khách mời trò chuyện.
Nhà báo Lê Bình chia sẻ: “Tôi không thể tưởng tượng được trong cõi nhân gian này lại có địa ngục trần gian như thế, với đầy đủ sự khổ ải. Những con người ở đó sống quá khổ và chết còn khổ hơn nữa. Họ chết một cách tức tưởi và đó là điều khiến tôi suy nghĩ, khiến tôi thay đổi nhiều hơn, cho tôi một tầm nhìn mới về thế giới này, về cuộc sống này”.
MC Hạnh Phúc và các khách mời trong chương trình.
Từng đối mặt với “án tử” nên MC Hạnh Phúc cũng rất xúc động khi chứng kiến câu chuyện về hành trình của sự sống và cái chết.
“Trong VTV Đặc biệt, những người di cư đang di chuyển trên hành trình, cố thoát ra khỏi cái chết và tìm đến sự sống, mặc dù tương lai phía trước còn quá mong manh. Nhưng những ước mơ, khát vọng ấy thật đáng trân trọng. Và ở một khía cạnh nào đó, tôi đồng cảm với họ”, Hạnh Phúc tâm sự.
Video đang HOT
MC Hạnh Phúc.
Trước đó, phần một của phim được phát sóng hồi tháng 12/2015. Nội dung xoay quanh cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến II. Hàng trăm nghìn người chạy trốn xung đột, khủng bố ở Trung Đông và châu Phi đang mạo hiểm mạng sống để cố gắng đến châu Âu.
Với những cảnh quay ở Liban, Syria… bộ phim được khán giả xem truyền hình rất quan tâm.
Theo Zing
Người di cư khâu miệng tuyệt thực tập thể ở Pháp
Những người di cư Iran hôm qua đồng loạt dùng chỉ khâu miệng để phản đối việc dỡ bỏ một trại tị nạn ở thành phố Calais, Pháp.
Những người di cư Iran khâu miệng, cầm biểu ngữ biểu tình. Ảnh: PA
Theo Telegraph, một số người còn bịt mắt trong suốt cuộc biểu tình nhằm chống lại quyết định của chính quyền buộc họ phải rời khỏi khu trại bẩn thỉu "Junge" ở thành phố Calais. Cảnh sát Pháp đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông hàng trăm người.
Những người Iran cầm các biểu ngữ yêu cầu Liên Hợp Quốc cử đại diện đến "Jungle" hay "Chúng tôi là con người", "Dân chủ của chúng tôi ở đâu?", "Tự do của chúng tôi ở đâu?".
Chính quyền Pháp đang san phẳng khu vực phía nam của thành phố nhếch nhác. Chiến dịch này bắt đầu từ hồi đầu tuần, sau khi một thẩm phán ra phán quyết duy trì lệnh dỡ bỏ trại tị nạn "Jungle".
Pháp muốn người di cư đang sống trong các lều, lán di chuyển đến các container nằm trong một khu vực có hàng rào bảo vệ tại trại, hoặc đến 100 trung tâm tiếp nhận chính thức trên khắp cả nước.
Họ có cơ hội xin tị nạn tại Pháp nhưng hầu hết đều lưỡng lự vì muốn vượt biên qua đường hầm eo biển Manche dài 50 km để sang Anh. Nhiều người tuyên bố có người thân đang sống tại Anh.
Giới chức đang san phẳng các trại không người ở phần phía nam, bước đầu tiên để tiến tới phá bỏ hoàn toàn khu trại, dù không công bố khung thời gian của kế hoạch này.
Vị trí Calais và hầm đường sắt dưới biển Manche. Đồ họa: DW
Một người đàn ông Sudan 50 tuổi, bị bệnh về đường hô hấp, được tìm thấy tử vong trong lán hôm 2/3. Bạn bè cho hay ông đã nộp đơn xin tị nạn ở Pháp và đến một trung tâm tạm trú chính thức nhưng không hài lòng với điều kiện ở đó nên đã quay lại "Jungle".
Một số người di cư đến một trại khác nhưng điều kiện sống còn tồi tệ hơn. Có những người đổ đến Normandy vì tin rằng từ đây vượt qua đường hầm eo biển Manche dễ hơn.
An ninh đang được thắt chặt ở cảng Calais và quanh lối vào đường hầm, tạo ra nút thắt cổ chai với người di cư trong khu vực.
Anh Ngọc
Theo VNE
Vì sao Trung Quốc 'ngó lơ' người tị nạn Syria Tuy là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn "ngó lơ" trước cơn khủng hoảng di dân vì các lý do chính trị, tôn giáo, nhân khẩu học và văn hóa. Người tị nạn Syria vượt biển đến đảo Lesbos của Hy Lạp. Ảnh: AFP Cuộc xung đột tại Syria đã bước sang năm thứ 5, khiến hơn 4,7...