MC Đan Lê chia sẻ bí quyết giúp con phát triển toàn diện dịp hè
Nữ MC cho rằng chơi mà học là phương pháp hay để bé tiếp nhận mọi thứ tự nhiên và hiệu quả.
Là bà mẹ trẻ nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng nuôi dạy con hiện đại, MC – diễn viên Đan Lê có những chia sẻ hữu ích giúp bé phát triển toàn diện dịp hè.
- Vừa làm MC, đóng phim, vừa kinh doanh dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, chị phân chia thời gian thế nào để hoàn thành tốt công việc mà vẫn chăm sóc hai con chu đáo?
- Tôi và và anh xã Khải Anh dù bận bịu với công việc đến mấy vẫn tranh thủ sắp xếp thời gian ở bên con để hai bé luôn cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ. Thỉnh thoảng, nếu lịch trình rối quá, tôi sẽ tận dụng quyền trợ giúp gọi cho người thân như các bà mẹ khác.
Ngoài ra, tôi cũng thường đọc sách báo, tham gia các diễn đàn xem phụ huynh trên mạng có “chiêu” nào hay khi dạy hoặc chơi với con rồi học hỏi. Tất nhiên, tôi sẽ không áp dụng máy móc vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.
Dù bận rộn với công việc diễn xuất, Đan Lê vẫn giành thời gian để chăm sóc các con.
- Chị mong muốn hai bé sau này sẽ đi theo lĩnh vực nào?
- Điều đó tùy thuộc vào năng lực và sở thích của các bé. Vợ chồng tôi luôn dành cho con quyền tự quyết dù hai nhóc còn nhỏ. Ngoài việc tạo điều kiện cho con học hỏi những kiến thức và kỹ năng sống, tôi luôn mong chúng trở thành người tử tế, bao dung. Con phát triển đầy đủ về kiến thức, thể chất và nhân cách thì chắc chắn bố mẹ nào cũng hạnh phúc.
- Theo chị, đâu là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện?
- Gia đình tôi luôn chú ý để con có sự cân đối giữa việc học và chơi, phát triển trí não với thể chất, học hỏi kiến thức sách vở với kỹ năng thực tế. Tôi nghĩ rằng hai bé đang ở độ tuổi tiếp thu kiến cái mới rất tốt, do đó, điều con cần là cách truyền đạt, dẫn dắt tốt để chúng thấy hứng thú và không bị quá tải.
Video đang HOT
Đơn cử, trong năm học chính khóa, con đã dành hầu hết thời gian cho việc học ở trường thì đến hè, con cần được thư giãn nhiều hơn. Khi đó, tôi cho rằng chơi mà học là phương pháp hay để bé tiếp nhận mọi thứ tự nhiên và hiệu quả – giống như cách phụ huynh ở các nước tiên tiến đã áp dụng ngay từ lúc trẻ còn rất nhỏ. Vì thế, ngay từ đầu hè vợ chồng tôi đã tích cực tìm hiểu các khóa học năng khiếu, trại hè vừa vui vừa bổ ích để đăng ký cho con tham gia.
- Chị dựa trên những tiêu chí nào để quyết định nơi gửi gắm các bé trong mùa hè?
- Hai nhóc nhà tôi đều còn quá nhỏ nên điều tôi quan tâm hàng đầu là lịch ăn, học, chơi, ngủ của bé có hợp lý không, môi trường sinh hoạt có an toàn và lành mạnh không, con sẽ học hỏi được những điều gì.
Gần đây, tôi được người bạn mách nước về về Trại hè tiếng Anh ILA 2018. Cả nhà đã cùng nhau ngâm cứu suốt một tuần và thấy chương trình của Trại hè ILA hấp dẫn và hữu ích. Các bé được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng, năng khiếu và thể chất qua hàng loạt hoạt động vui nhộn trong môi trường tiếng Anh 100%.
Đan Lê mong muốn con sẽ có một mùa hè thật vui tươi và nhiều ý nghĩa.
Ngoài ra, tôi để ý thấy các đối tác mà ILA “bắt tay” cùng khi thiết kế các hoạt động chơi mà học cho trẻ đều là những cái tên có uy tín ở mảng giáo dục nên cũng yên tâm. Mặt khác, các bé còn được cùng nhau đi dã ngoại để vừa thực hành tiếng Anh vừa gần gũi với thiên nhiên nữa, đây là điều tôi rất thích.
- Điều gì khiến chị thấy ấn tượng trong chương trình sinh hoạt của Trại hè tiếng Anh ILA 2018?
- Ngoài những lý do trên, điều khiến tôi quyết định lựa chọn cho hai con tham gia trại hè ILA 2018 là chủ đề San sẻ yêu thương. Theo đó, các bé tham gia trại hè dù ở độ tuổi nào cũng có cơ hội thực hành những kỹ năng để giúp đỡ người khác, trên tinh thần biến yêu thương thành hành động.
Các bé 4-7 tuổi sẽ thiết kế “Chiếc túi thần kỳ” chứa nhiều vật dụng cần thiết rồi đem tặng những bạn khó khăn; khóa 7-11 tuổi sẽ cùng thiết kế và phát hành sách “Câu chuyện lớp học của tôi” để kinh doanh gây quỹ. Khóa lớn nhất 11-16 tuổi sẽ tự lên kế hoạch và thực hiện dự án gây quỹ từ thiện.
Tôi nghĩ bên cạnh việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, nếu các con được vun đắp lòng nhân ái và thói quen chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh từ nhỏ khi trưởng thành chúng sẽ hoàn thiện hơn về nhân cách.
Trái tim giàu yêu thương là hành trang mà Đan Lê mong muốn vun đắp cho con mình.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
Cần dạy trẻ cách phòng chống xâm hại
Gần đây nhiều vụ việc về bắt cóc, xâm hại trẻ em đang gióng lên hồi chuông cảnh báo các gia đình trước nguy cơ con trẻ bị lạm dụng. Thế nhưng, không phải lúc nào bố mẹ, hay người thân cũng ở bên để bảo vệ trẻ.
Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, cần trang bị cho trẻ những kiến thức phòng vệ để trẻ biết cách tự bảo vệ mình khi có hiện tượng xấu xảy ra.
Hồi chuông cảnh bảo
Qua các vụ việc xâm hại trẻ em được gia đình nạn nhân lên tiếng, báo chí vào cuộc dần dần đã hé lộ ra nhiều sự việc trẻ đã từng bị xâm hại khiến mọi người phẫn nộ, bất bình.
Chị Nguyễn Thị Huyền ở Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ:
Tôi xin kể lại Trường hợp một cháu gái tên H, 15 tuổi ở gần nhà tôi. Cháu bị mắc chứng tự kỷ từ nhỏ nhưng bề ngoài cháu như một thiếu nữ phổng phao. Nhận thức của cháu mới như đứa trẻ lên 4, lên 5 tuổi. Hàng ngày cháu thường tha thân chơi khắp xóm, nhà nào mở cửa là cháu cũng ghé vào. Mọi người đều thương cháu nên có gì cũng hay đem cho cháu ăn. Thỉnh thoảng cháu có ghé nhà gã tên T chơi. Hắn này có tiếng không đứng đắn, hay lợi dụng chi em nhẹ dạ. Thấy cháu H hay tha thẩn chơi quanh xóm, thỉnh thoảng cháu H cũng ghé nhà hắn chơi nên hắn nảy sinh ý định xấu.
Đã nhiều lần hắn dụ dỗ cháu H bằng cách sang nhà hắn cho kẹo. Với đứa trẻ tự kỷ, đầu óc mới như đứa trẻ lên 4, lên 5, cháu H thường xuyên sang nhà T những lúc mọi người trong nhà đi vắng chỉ còn mình hắn với cháu H. Hắn cho cháu H ăn kẹo xong rồi lợi dụng cháu không biết gì và làm chuyện đồi bại.
Hàng xóm đã để ý và nhìn thấy cháu H bị T gọi vào nhà chơi cho kẹo và đã mách mẹ cháu. Mẹ cháu H đã cảnh giác, không cho con ra ngoài chơi nữa. Thế nhưng, ở nhà nhiều cháu không chịu nên đã trốn ra ngoài chơi. Ban ngày, T thường ở nhà một mình, vợ con hắn đi là, đi học hết. Thấy cháu H lang thang ngoài ngõ, T lại dụ dỗ cháu vào nhà cho kẹo...
Câu chuyện chỉ dần vỡ lở ra khi mẹ cháu H kể: Chị giặt quần áo cho con nhiều lần để ý thấy ở quần lót ướt và nhiều chất nhầy. Lúc đầu chị cứ nghĩ là chắc con đến tuổi dậy thì nên vậy rồi bỏ qua. Nhưng nhiều lần quá rồi chị cũng sinh nghi. Một lần nọ đích thân chị giả vờ đi làm và để cháu tự do ra ngoài chơi. Nửa buổi chị về nhà thấy T đang dụ dỗ con gái chị. Bức xúc quá chị đã làm ầm lên. T được phen xấu hổ chẳng dám thò cổ ra khỏi nhà. Vợ T chạy sang gia đình chị xin lỗi và nhận đền bù tổn thất.
Gia đình cháu H vô cùng đau khổ nhưng vì nể tình hàng xóm láng giềng nên sự việc lại nguôi ngoai dần. Và...con "yêu râu xanh" kia vẫn sống nhởn nhơ như không có chuyện gì khiến hàng xóm bất bình và càng lo lắng cho con cái của họ. Nếu không may con, cháu họ cũng bị con "yêu râu xanh" hãm hại thì nhậu quả sẽ ra sao?
Cần dạy cho trẻ biết tự bảo vệ mình
Theo bà Nguyễn Vân Anh - Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận thức được tính chất nguy hại của sự việc xâm hại. Bắt đầu từ khi trẻ 2 đến 3 tuổi đã phải dạy cho trẻ biết, không cho ai đụng chạm vào vùng kín của trẻ; Nói cho trẻ biết được thân thể của trẻ là vô cùng quý giá không ai được động chạm vào; Tuyệt đối không đi theo người lạ, không nhận kẹo hay bất cứ vật gì người lạ đưa cho; Không được đi đâu một mình nhất là buổi tối; Không đi vào những khu vực đường quá vắng không có ai; Khi phát hiện một người nào đó có hành động đụng chạm vào thân thể và vào vùng kín thì phải mách ngay cho bố mẹ và tuyệt đối tránh xa người đó không được đến gần một lần nào nữa.
Về phía các cơ quan quản lý, cần xây dựng những bộ tài liệu, sách, báo, ảnh vềgiáo dục giới tính và chống xâm hại tình dục cho các em, cho phụ huynh để cho trẻ và các bậc phụ huynh tham khảo. Hàng tháng, hàng quý nên tổ chức các buổi tọa đàm trong các khu tập thể, dân cư về những kiến thức về việc phòng chống xâm hại trẻ em; mở các lớp tập huấn những người trực tiếp phục trách trẻ em: cán bộ phụ trách đội, giáo viên Mầm non, tiểu học, THCS, THPT.
Để làm được điều này, chúng ta cần tăng cường thông tin hướng dẫn các biện pháp bảo vệ trẻ để người chăm sóc, bảo vệ trẻ chủ động phòng ngừa. Đồng thời hướng dẫn trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bằng việc đưa nội dung về quyền nhân thân, sự bất khả xâm phạm... vào chương trình giáo dục phổ thông.
Hiền Anh
Theo giaoducthoidai.vn
10 việc bố mẹ nhất định cần "ép" con làm bằng được, trẻ sẽ hưởng ích lợi suốt đời! Các bậc phụ huynh hãy xem mình đã "ép" con làm được những việc gì và còn việc gì chưa thực hiện được nhé! Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói rằng: "Gieo một hành động sẽ thu lại được một thói quen, gieo một thói quen sẽ thu lại được một tính cách và gieo một tính cách sẽ...