MBS: “Dòng tiền chưa có dấu hiệu đạt đỉnh, các nhịp rung lắc là cơ hội cho nhà đầu tư cơ cấu danh mục”
Về chiến lược đầu tư, MBS cho rằng nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu cụ thể quan trọng hơn là chỉ số thị trường ở thời điểm này trong bối cảnh mặt bằng cổ phiếu đang ở vùng cao.
Theo báo cáo mới được công bố, CTCK MBS đã có những nhận định về xu hướng tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây.
Cụ thể, MBS cho rằng thị trường chứng khoán trong nước vượt ngưỡng tâm lý 1.000 điểm thành công nhờ dòng tiền tiếp tục lập mức cao kỷ lục, bên cạnh đó khối ngoại cũng đang có dấu hiệu quay trở lại mua ròng, qua đó hỗ trợ đà leo dốc của chỉ số VN-Index. Sau 4 tháng tăng liên tiếp, thị trường đang có cơ hội lớn để kết thúc năm 2020 với chuỗi tăng liền mạch 5 tháng. Chuỗi tăng liên tiếp theo tháng dài nhất gần đây chính là thời điểm VN-Index đạt 1.200 điểm với 7 tháng tăng liên tiếp năm 2018, trước đó thị trường cũng có chuỗi tăng 8 tháng liền vào năm 2016.
Tỷ giá đồng loạt giảm, lãi suất liên ngân hàng đi ngang, bên cạnh đó 3 “ông lớn” Vietcombank, BIDV, VietinBank giảm lãi suất huy động đã tạo cho kênh chứng khoán trở thành “vùng trũng” hút dòng tiền nhàn rỗi. Thanh khoản thị trường (bình quân cả 3 sàn) liên tiếp lập kỷ lục (theo tháng) kể từ năm 2014. Tổng giá trị giao dịch bình quân tăng từ mức 9.642 tỷ đồng trong tháng 10 lên 10.037 tỷ đồng trong tháng 11 và hiện đã đạt 13.576 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 12. Việc thanh khoản liên tiếp lập kỷ lục mới và chưa có dấu hiệu tạo đỉnh chính là nhân tố đưa thị trường vượt ngưỡng tâm lý 1.000 điểm thành công dù trong nước không có nhiều thông tin hỗ trợ.
Dòng tiền nội mạnh mẽ đã tạo sự lan tỏa đến hầu khắp các nhóm cổ phiếu, cho đến lúc này chỉ còn nhóm Dầu khí, Vingroup, dịch vụ hàng không…vẫn chưa về lại thời điểm đầu năm trong khi phần lớn đã vượt thời điểm đầu năm, thậm chí nhiều nhóm cổ phiếu còn đang ở mức cao nhất trong năm như: Bất động sản, thực phẩm, dược phẩm, sản xuất và phân phối điện, ô tô và phụ tùng…
Video đang HOT
Ngoài sự tham gia mạnh mẽ từ dòng tiền nội – nhân tố chính đóng góp phần lớn vào thành công của thị trường trong 5 tháng vừa qua thì việc khối ngoại quay trở lại mua ròng kể từ 18/11 cũng là yếu tố hỗ trợ tích cưc cho tâm lý nhà đầu tư. Tín hiệu tích cực từ khối ngoại ngày càng rõ nét khi trong tuần vừa qua họ đã mua ròng trên diện rộng ở nhiều nhóm cổ phiếu, đặc biệt ở các nhóm cổ phiếu có tỷ trọng lớn như Ngân hàng, Vingroup, Thực phẩm, rổ ETF nội…nhân tố kéo dòng vốn ngoại quay trở lại được hỗ trợ bởi thông tin tích cực về vắc xin và từ đà suy yếu của đồng USD.
Nhìn tổng thể từ dòng tiền, tâm lý và các yếu tố tác động bên ngoài đang rất thuận lợi hỗ trợ cho đà leo dốc của thị trường lúc này. Tuy vậy, MBS cho rằng cũng có những mặt hạn chế như 1) Các yếu tố cơ bản chưa theo kịp mức tăng thần tốc của thị trường, 2) Mặc dù thanh khoản bình quân toàn thị trường (cả 3 sàn) liên tục lập kỷ lục (theo tháng) từ mức 9.642 tỷ đồng ở tháng 10 lên 10.037 tỷ đồng tháng 11 và 13.576 tỷ đồng ở tuần đầu tháng 12 nhưng cơ cấu dòng tiền phần lớn tập trung ở nhóm cổ phiếu ngân hàng (chiếm hơn 1/3 toàn thị trường) và 3) Rủi ro về kỹ thuật khi thị trường đã tăng hơn 4 tháng liên tiếp nên nhiều cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá mua.
Nhà đầu tư thường hay cho rằng hiện tượng Bluechips thoái trào, hàng đầu cơ lên ngôi là đoạn cuối của sóng tăng. Tuy nhiên, dòng tiền ngắn hạn của thị trường có xu hướng dịch chuyển luân phiên giữa các phân lớp cổ phiếu. Nếu như ở giai đoạn cuối tháng tháng 11, nhóm vốn hóa lớn thu hút được dòng tiền để tăng điểm trong khi phần còn lại có xu hướng điều chỉnh giảm thì ở những phiên đầu tháng 12, dòng tiền lại đổ mạnh hơn vào nhóm vốn hóa vừa và nhỏ khi mà nhóm vốn hóa lớn biến động lình xình.
MBS cho rằng điều này đến từ bản chất dòng tiền đầu cơ là tìm kiếm cơ hội liên tục nên khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn lình xình thì có một phần dòng tiền chạy vào các cổ phiếu nhỏ có câu chuyện riêng. Cổ phiếu có câu chuyện riêng thì luôn hấp dẫn bởi khi tăng thì ít nhất cũng 20-30% hoặc có lúc tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Nhờ sự luân chuyển đều của dòng tiền mà thị trường luôn giao dịch sôi động.
MBS đánh giá việc giải ngân vào cổ phiếu tăng nóng luôn có rủi ro cao bởi nếu thông tin không đúng kỳ vọng nhà đầu tư thì giá có thể giảm đúng phần tăng trước đó và hiện tượng sàn liên tục là không tránh khỏi. Với tính chất lợi nhuận cao đi kèm rủi ro cao, nhà đầu tư trước khi tham gia phải xác định được mức độ chịu đựng, khẩu vị rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận.
Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã vượt thành công ngưỡng tâm lý 1.000 điểm và duy trì ở trên ngưỡng này 7 phiên liên tiếp. Trong năm 2019, thị trường cũng đã 2 lần vượt đỉnh 1.000 điểm và ở đỉnh lần thứ 2 chỉ số VN-Index đã duy trì ở trên ngưỡng 1.000 điểm trong vòng 15 phiên (3 tuần).
MBS cho rằng các yếu tố kỹ thuật đang ủng hộ xu hướng tăng mở rộng của thị trường, vùng cản mạnh đang ở phía trước là 1.033 cho đến ngưỡng 1.064 điểm. Trong đó, RSI đang vào vùng quá mua do đó khả năng xuất hiện các nhịp rung lắc ở vùng 1.026 – 1.040 điểm là hoàn toàn bình thường bởi đây là vùng đỉnh gần nhất trong năm 2018 và 2019. Dòng tiền chưa có dấu hiệu đạt đỉnh và kỳ vọng NĐTNN sẽ giải ngân trở lại cuối năm nay và đầu 2021 sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường, do vậy các nhịp rung lắc cũng sẽ qua nhanh và là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu danh mục.
Về chiến lược đầu tư, MBS cho rằng nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu cụ thể quan trọng hơn là chỉ số thị trường ở thời điểm này trong bối cảnh mặt bằng cổ phiếu đang ở vùng cao. Dòng tiền đang có dấu hiệu chuyển hướng sang nhóm midcap hoặc các cổ phiếu trong rổ ETF Finlead và Finselect. Do vậy, bên cạnh nhóm ngân hàng vận động vai trò giữ nhịp thị trường, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh để cơ cấu danh mục theo xu hướng dòng tiền như trên.
Với danh mục mua mới, chỉ nên mua những cổ phiếu có cơ bản tốt, thanh khoản cao, đã có các vùng tích lũy tốt, vẫn trong uptrend và với tỷ trọng vừa phải, ưu tiên nhóm có KQKD 3Q vừa qua tăng trưởng và dự báo Q4 tiếp tục khả quan.
An Phát Holdings (APH) đấu giá cổ phần: Lượng đặt mua gấp gần 5 lần chào bán
Có tới 110 nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần APH với tổng số lượng đăng ký là 20,76 triệu cổ phần, gấp 4,8 lần lượng chào bán. Trong số 110 nhà đầu tư tham gia đấu giá có 104 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 1 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 5 nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo về thông tin đăng ký tham gia đấu giá 4,3 triệu cổ phần ra công chúng của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (APH).
Theo đó, có tới 110 nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần APH với tổng số lượng đăng ký là 20,76 triệu cổ phần, gấp 4,8 lần lượng chào bán. Trong số 110 nhà đầu tư tham gia đấu giá có 104 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 1 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 5 nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng ký đấu giá tổng cộng 10,56 triệu cổ phần, tổ chức trong nước đăng ký đấu giá tổng cộng 9,5 triệu cổ phần. Phiên đấu giá được tổ chức vào 9h ngày 22/6/2020 tại HoSE.
Được biết, mức giá chào bán khởi điểm được đưa ra là 25.000 đồng/cp. Như vậy, nếu phát hành thành công, An Phát Holdings sẽ thu về tối thiểu 107,5 tỷ đồng từ đợt chào bán này. Toàn bộ số vốn thu được từ đợt đấu giá này sẽ dùng để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nguyên vật liệu sinh học tự hủy (PBAT) với công suất dự kiến 20.000 tấn/năm. Theo ước tính của An Phát Holdings, nhà máy này sẽ mang về doanh thu 1.560 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 376,6 tỷ đồng vào năm 2025.
Trong năm 2020, An Phát Holdings có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng và dự kiến chia làm 3 đợt phát hành cổ phiếu. Đợt phát hành 4,3 triệu cổ phần này là đợt đầu tiên trong kế hoạch tăng vốn của An Phát Holdings trong năm 2020.
Bên cạnh việc phát hành tăng vốn, An Phát Holdings cũng có kế hoạch huy động tối đa 800 tỷ đồng qua kênh trái phiếu làm nguồn vốn cho các dự án.
Trước khi thực hiện tăng vốn, vốn điều lệ An Phát Holdings đạt 1.424 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH IGG USA Việt Nam nắm giữ 36,52% cổ phần, bà Nguyễn Thị Tiện nắm giữ 21% cổ phần và Công ty chứng khoán KB nắm giữ gần 10% cổ phần.
Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2019, An Phát Holdings đạt doanh thu 9.513 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 712 tỷ đồng. Trong năm 2020, An Phát Holdings đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 650 tỷ đồng và cổ tức 10%.
An Phát Holdings đã được nới room khối ngoại lên mức tối đa 100%. Ngoài ra, doanh nghiệp hiện đang có kế hoạch niêm yết trên HoSE.
Nhận thấy điềm lành, nhà đầu tư ngoại quay lại thị trường chứng khoán Việt Các nhà quản lý quỹ toàn cầu đã bắt đầu quay trở lại với cổ phiếu của Việt Nam khi tại đây ít chịu ảnh hưởng của COVID-19. Điềm lành của nền kinh tế Việt Nam Các công ty bao gồm Ashmore Group Plc và Coeli Asset Management SA đã tăng sở hữu cổ phiếu trên thị trường Việt Nam lên mức 174...