Mayanmar: Chương trình dạy Anh ngữ kém hiệu quả
Học sinh Myanmar vẫn thiếu kĩ năng Anh ngữ tối thiểu sau 11 năm phổ thông. Thực tế này cho thấy, việc giảng dạy Anh ngữ thiếu hiệu quả…
ảnh minh họa
Dạy Anh ngữ kém hiệu quả là lãng phí
Ngoại trừ Indonesia, toàn bộ các quốc gia thuộc ASEAN đều dạy tiếng Anh bắt buộc ở cấp tiểu học.
Mặc dù đưa tiếng Anh vào giảng dạy từ sớm nhưng học sinh Myanmar thể hiện sự yếu kém rõ rệt ở kĩ năng nói tiếng Anh – kĩ năng ảnh hưởng lới tới sự nghiệp và khiến nhiều người phải tìm lớp học thêm Anh ngữ sau khi đã tốt nghiệp đại học.
“Tôi luôn giận mình khi nói chuyện với người nước ngoài trong văn phòng của tôi. Tôi biết họ nói gì nhưng lại không thể nói với họ” – Ywel Ywel, 22 tuổi, .
Theo khảo sát 2017 của tổ chức môi giới việc làm trực tuyến JobNet với 33 giám đốc, nhà quản lí và hơn 300 chủ lao động: 97% tin rằng Anh ngữ đóng vai trò tối quan trọng cho sự thăng tiến trong công ty họ.
“Tôi không thể nói tiếng Anh thậm chí sau khi tốt nghiệp đại học. Các tiết học Anh ngữ ở trường vô dụng trong cuộc sống thực, vì vậy tôi đã học sau khi tốt nghiệp” – Thee Su Yee, 32 tuổi, cho biết. Su Yee sau đó trau dồi thành thạo Anh ngữ trong môi trường làm việc. Cô tham gia 3 lớp Anh ngữ dành cho nhân viên tổ chức phi chính phủ và làm việc cho các văn phòng xuất khẩu lao động.
Một số nghị sĩ Quốc hội đã trình đề xuất tăng cường dạy Anh ngữ trong trường học lên Quốc hội, với hy vọng sửa đổi chương trình, phương pháp giảng dạy và hệ thống đánh giá theo độ tuổi tập trung vào kĩ năng nghe, nói, đọc và viết từ lớp 8.
Video đang HOT
“Thiếu hiệu quả sau 11 năm học tập Anh ngữ thực sự rất lãng phí không chỉ với cá nhân học sinh mà với cả thời gian và tiền bạc của đất nước” – Nghị sĩ Daw Htoot May phân tích – “Dạy Anh ngữ kém hiệu quả là bất lợi với học sinh và quốc gia”.
Đổi mới từ SGK
“Việc dạy Anh ngữ hiện tại thiếu hiệu quả do quá nặng về cấu trúc câu và ngữ pháp – và cần phải thay đổi” – Nay Pyi Taw, 6 năm giảng dạy Anh ngữ, nêu ý kiến – “Chúng ta cần những tiết học vui vẻ, năng động với học sinh là trung tâm. Nếu học sinh chỉ học thuộc lòng ngữ pháp và từ vựng, chúng sẽ quên ngay sau kỳ thi”.
Theo Marc Nussaume, Giám đốc điều hành Trường dạy Anh ngữ World Street, 11 năm học đủ để thành thạo. Theo Marc thì lí do dạy Anh ngữ kém hiệu quả bởi ít giáo viên được qua các lớp học với giảng viên bản ngữ, chương trình học đã quá cũ kĩ…
Thay đổi chương trình Anh ngữ hướng tới ứng dụng thực tế là một trong những nội dung đổi mới giáo dục mà Myanmar hướng tới.
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Giáo dục Myanmar đã biên soạn sách giáo khoa mới dựa trên chương trình mới phân phát tới gần 1,3 triệu học sinh lớp 1 khi năm học mới bắt đầu vào hồi giữa năm qua.
Học sinh lớp 1 Myanmar cảm thấy thích thú học tập hơn với những cuốn sách giáo khoa nhiều hình ảnh minh hoạ giống kiểu sách giáo khoa Nhật Bản – so với sách giáo khoa cũ đầy chữ và hiếm tranh ảnh.
Chương trình mới gồm 9 môn: Toán, khoa học, xã hội, nhạc và hoạ, đạo đức và công dân, tiếng Anh, thể dục, kĩ năng sống và học ngôn ngữ chính thức của Myanmar.
Sách giáo khoa mới được thiết kế giúp học sinh cải thiện kĩ năng giao tiếp, khuyến khích trí tò mò và vui thích học tập.
Theo Chỉ số năng lực Anh ngữ EF 2017, thước đo kĩ năng Anh ngữ tại 116 quốc gia, một số quốc gia châu Á – Thái Bình Dương xếp hạng thấp hoặc rất thấp trong đó có Myanmar.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hàn Quốc: Chính sách dạy Anh ngữ gây tranh cãi
Bộ Giáo dục Hàn Quốc tiếp tục đưa ra kế hoạch gây phản ứng dư luận: Cấm dạy Anh ngữ tại các trường mầm non và nhà trẻ. Đây là biện pháp cấm đoán dạy Anh ngữ ở lứa tuổi nhỏ tiếp sau quy định cấm dạy Anh ngữ ở lớp 1 và 2 tiểu học sẽ có hiệu lực vào tháng 3 này.
ảnh minh họa
Cấm dạy để giảm áp lực?!
Theo lí giải của Bộ Giáo dục thì việc dạy Anh ngữ từ lứa tuổi quá nhỏ kém hiệu quả trong khi tạo ra áp lực lớn lên trẻ em.
"Có 2 lí do khiến Bộ đề ra kế hoạch này. Nhiều chuyên gia tin rằng, quá trình học Anh ngữ quá áp lực và kém hiệu quả cho trẻ nhỏ" - theo Kwon Ji-young, phụ trách Cục GD mầm non, Bộ Giáo dục - "Thứ hai, Anh ngữ chỉ được dạy từ lớp 3, vì vậy học Anh ngữ từ mầm non là sự chuẩn bị quá sớm cho trường tiểu học".
Kế hoạch nói trên của Bộ Giáo dục sẽ "vênh" với quy định của Bộ Sức khoẻ và Phúc lợi, cho phép thực hiện các giờ học ngoại ngữ tại trường mầm non. Vì vậy chính phủ sẽ phải điều chỉnh lại quy định hiện hành.
Hai bộ đang bàn thảo việc cấm các lớp Anh ngữ trong trường mẫu giáo và quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra trong tháng 1 này.
Có khoảng 40.000 trường mầm non tại Hàn Quốc và 70% là thành viên Hiệp hội GD mẫu giáo Hàn Quốc (KEA) - tổ chức phản đối mạnh mẽ kế hoạch cấm nói trên.
"Việc cấm dạy Anh ngữ nhìn chung đi ngược lại ý muốn và quan điểm phụ huynh là vô lí. Chúng tôi sẽ đấu tranh chống lại kế hoạch này" - Ryu Ho-young, một lãnh đạo KEA cho biết - "Chúng tôi sẽ bàn thảo cụ thể biện pháp phản ứng kế hoạch này".
Nhiều chuyên gia ngôn ngữ khẳng định, việc cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ bé với liều lượng vài tiết/ 1 tuần chẳng thể nào ảnh hưởng tới việc nói tiếng mẹ đẻ cũng như không gây áp lực lên trẻ.
Làn sóng chuyển sang trường tư?
Nhiều phụ huynh lo lắng rằng việc cấm dạy Anh ngữ ở trường mầm non, mẫu giáo công lập sẽ khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài cho con học trường tư.
"Trong trường hợp chính phủ cấm các lớp Anh ngữ, phụ huynh sẽ xem xét gửi con và trường tư bởi hầu hết phụ huynh tin rằng, Anh ngữ là yếu tố quan trọng trong hành trang của con cái họ" - Choi Sun-hee, một giáo viên tại một trường mẫu giáo ở Seoul phân tích.
Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại quy định cấm có thể tạo hiệu ứng bùng nổ giáo dục tư nhân khi nhiều phụ huynh không có lựa chọn khác. Điều này cũng có nghĩa gánh nặng học phí sẽ thêm đè nặng lên nhiều gia đình Hàn Quốc.
Trong khi những lo lắng của phụ huynh về quyết định cấm dạy Anh ngữ ở lớp 1 và lớp 2 sắp có hiệu lực, thì kế hoạch cấm mở rộng xuống cả mẫu giáo, mầm non khiến nỗi lo âu tăng lên gấp bội phần.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc hồi tháng 12/2017 chính thức xác nhận rằng từ tháng 3/2018, toàn bộ các lớp học tiếng Anh cho lớp 1 và 2 sẽ bị cấm. Lập luận của Bộ Giáo dục là quyết định được đưa ra dựa trên thực tế các lớp học Anh ngữ có rất ít hiệu quả nâng cao kĩ năng Anh ngữ của học sinh và đi ngược lại việc cấm giáo dục sớm.
Trong khi thực tế ai cũng nhận thấy là tiếng Anh vẫn đang giữ một vị trí quan trọng trong xã hội Hàn Quốc. Tiếng Anh vẫn là một trong những môn học được ưu tiên nhất với học sinh và phụ huynh Hàn Quốc.
Khoảng 7.000 giáo viên Anh ngữ đang giảng dạy tại các trường tiểu học trên toàn quốc sẽ mất việc làm khi chính sách cấm dạy Anh ngữ ở lớp 1 và 2 có hiệu lực. Nếu kế hoạch cấm dạy Anh ngữ ở mẫu giáo và mầm non được thực thi thì sẽ có hàng chục ngàn giáo viên nữa mất việc.
Theo Giaoducthoidai.vn
Sở Giáo dục TP HCM khen thưởng Trung tâm Anh ngữ ILA ILA nhân khen thương nhờ thanh tich xuât săc trong hoạt động dạy và học, năm học 2015-2016. Đại diện ILA cho biết, đơn vị này nhiều năm liền được Sở khen thưởng nhờ những đóng góp nâng cao trình độ Anh ngữ cho người Việt trong quá trình hội nhập thế giới. Ông Jonathan Bird - Giám đốc Học vụ, đại diện...