Máy trợ thở Fitbit Flow cho bệnh nhân Covid-19 được Mỹ chấp thuận khẩn cấp
Chính phủ Mỹ được cho là đang đàm phán với Fitbit thuộc Google, để cung cấp các mẫu máy trợ thở Flow vừa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận khẩn cấp.
Flow xuất hiện trên thị trường tương đối chậm
Theo GizmoChina, Flow là máy trợ thở được thiết kế với các cảm biến và hệ thống cảnh báo tiên tiến có giao diện người dùng đơn giản và dễ vận hành. Điều này sẽ loại bỏ sự cần thiết phải đào tạo chuyên ngành và cũng được thiết kế để nhắm mục tiêu phạm vi giá thấp hơn và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp một cách có hiệu quả.
Fitbit tự tin vào khả năng sản xuất của mình khi cho biết công ty có lợi thế trong quá trình sản xuất thiết bị y tế thông minh với các thiết bị theo dõi tập luyện trước đây. Tuy nhiên, công ty vẫn còn một vài trở ngại để giải quyết, trong đó vấn đề chính là cơ sở khách hàng. Fitbit cần phải tìm khách hàng để bán Flow do sản phẩm đến thị trường tương đối muộn.
Hơn nữa, nhu cầu về máy thở này cũng không chắc chắn vì sự cần thiết của máy trợ thở Covid-19 hiện tại là không rõ ràng. Về cơ bản, sản phẩm sẽ được đáp ứng khi tình huống khẩn cấp cần đến.
Video đang HOT
'Lá phổi sắt' - máy trợ thở 50 năm trước trông ra sao
Không gọn nhẹ như ngày nay, máy trợ thở cho bệnh nhân bại liệt hàng chục năm trước nuốt trọn người nằm bên trong nó.
Bại liệt là bệnh gây yếu cơ, liệt cơ thể. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bại liệt bị mất chức năng co bóp cơ hoành, khiến cho khả năng hít thở tự nhiên của cơ thể không hoạt động. Vào giữa thế kỷ 20, một loại máy thở cơ học đã được chế tạo để hỗ trợ người bệnh bại liệt hô hấp.
Khi chui vào chiếc máy này, bệnh nhân sẽ bị "khóa" chặt trong đó, thậm chí phần cổ còn được bịt kín đến nỗi chỉ có lượng nhỏ không khí chui qua được khí quản để đảm bảo cơ cấu điều chỉnh áp suất hoạt động. Máy thở giảm áp lực bên trong khoang so với bên ngoài, khiến cho 2 lá phổi tự nở ra mà không cần cơ hoành phải co vào. Khi đó, không khí sẽ tự động được hít vào từ mũi, miệng. Người bệnh thở ra bằng một cơ chế ngược lại.
Loại máy thở được ví như "lá phổi sắt" này từng rất phổ biến vào thập niên 1940-1950, khi bệnh bại liệt bùng phát và con người chưa có vaccine phòng chống. Tại các bệnh viện, những máy thở được xếp dài và bệnh nhân không thể tự thở sẽ nằm cạnh nhau, với y tá túc trực cả đêm phòng trường hợp mất điện.
Bệnh nhân phải sử dụng máy thở dạng này ví mình như những "quả pin người", bởi họ thường nằm ngủ và "sạc" cơ thể cả đêm bên trong máy. Nhiều người từng trải qua bệnh bại liệt sau vài tuần hoặc một năm, như bà Mona Randolph, nhưng nhiều năm sau lại bị viêm phế quản vì những di chứng của bệnh. Người phụ nữ này đã gắn bó với chiếc máy thở từ năm 1977. Ở phía trên máy thở thường có một chiếc gương để giúp người bệnh quan sát khi không thể di chuyển.
Cũng có những người vì di chứng của bệnh mà liệt toàn thân, như Paul Alexander. Ông bị bệnh bại liệt vào năm 1952, khi mới 6 tuổi. Dù vậy, ông vẫn tốt nghiệp trường luật và trở thành một luật sư. Khi học đại học tại Texas, ông đã mang theo "lá phổi sắt" của mình tới ký túc xá, và trở thành người nổi tiếng khi mọi sinh viên đều tò mò về một chàng trai thường xuyên nằm trong chiếc máy. Những năm gần đây, Alexander phụ thuộc nhiều hơn vào máy thở khi không thể sống thiếu nó chỉ trong vài giờ. Điều đó cũng khiến ông không thể tham gia tranh tụng được nữa.
Phát minh vaccine bại liệt vào thập niên 1950 đã giúp đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này. Cho đến năm 2012, bại liệt chỉ còn phổ biến ở 3 quốc gia là Nigeria, Pakistan và Afghanistan. Dịch bệnh này đã trở thành quá khứ, và những chiếc máy thở cũng không còn phổ biến. Nhiều bệnh nhân thừa nhận rằng mình sẽ chết khi không còn ai cung cấp các phụ kiện, dịch vụ sửa chữa máy thở nữa.
Theo thống kê của tổ chức Post-Polio Health International, tới năm 2013 cả nước Mỹ chỉ còn 6-8 bệnh nhân gắn bó với máy thở "lá phổi sắt". Phóng sự của Gizmodo cho thấy những người còn sống tới bây giờ mà vẫn dùng thiết bị này thường rất may mắn khi có người thân, bạn bè biết cách sửa chữa. Năm 2008, bà Dianne Odell ở bang Tennessee, Mỹ đã qua đời khi đang nằm trong "lá phổi sắt" vì mất điện. Mặc dù những thiết bị này đều có phần cơ học để tự điều chỉnh áp lực, người thân của bà Odell đã không thể cứu bà qua cơn nguy kịch.
Ngày nay, có nhiều thiết bị trợ thở hiện đại hơn. Ngoài các loại máy thở theo đường mũi, vốn đang trở thành thiết bị khan hiếm nhất giữa dịch Covid-19, nhiều hãng cũng chế ra máy thở cơ học dạng điều chỉnh áp suất, chỉ cần đeo ở vùng ngực chứ không phải bao bọc cả cơ thể như những "lá phổi sắt". Theo các bệnh nhân từng sử dụng, cảm giác chui vào thiết bị này dễ chịu hơn nhiều các máy thở đưa vào mũi, miệng.
Nhật Minh
Airbus, Ford, Rolls-Royce cùng sản xuất 1.500 máy trợ thở mỗi tuần Liên danh các Tập đoàn xe hơi, chế tạo vũ khí hàng đầu: Airbus, Ford, Rolls-Royce và BAE đã 'bắt tay' với bảy đội đua xe công thức 1 sản xuất hai loại máy trợ thở. Bệnh nhân sử dụng máy trợ thở. Ngày 2/4, một liên danh gồm nhiều hãng chế tạo trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và các đội...