Máy tính xách tay Windows 11 phải có webcam từ năm 2023
Microsoft cuối cùng đã công bố bản cập nhật Windows 11 được nhiều người mong đợi. Hệ điều hành đi kèm với giao diện người dùng được cập nhật, cải tiến hiệu suất và năng suất.
Windows 11 sẽ yêu cầu máy tính xách tay phải có webcam từ năm 2023
Theo Neowin , Microsoft cũng đưa ra các yêu cầu hệ thống tối thiểu cho Windows 11, bao gồm Secure Boot và TPM 2.0 cùng nhiều thứ khác. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong tài liệu của Microsoft là yêu cầu về webcam.
Hiện tại, Microsoft lưu ý rằng cả webcam phía trước và phía sau đều là tùy chọn. Tuy nhiên, công ty cho biết thêm tất cả thiết bị (ngoại trừ máy tính để bàn) chạy Windows 11 sẽ được yêu cầu phải có một webcam hướng về phía trước. Điều kiện này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2023 và buộc các nhà sản xuất phải đưa webcam vào các thiết bị như máy tính xách tay hoặc máy tính bảng.
Ngoài ra, Microsoft cũng lưu ý một webcam phải có độ phân giải (HD) hoặc tốt hơn. HD ở đây đề cập đến 720p với độ phân giải 1.280 x 720 pixel và tỷ lệ khung hình 1:1. Hơn nữa, nó cũng cần phải có hỗ trợ cân bằng trắng tự động và phơi sáng tự động.
Microsoft cũng đưa ra một số quy tắc cho các thiết bị sẽ có nút camera chuyên dụng. Công ty lưu ý nút camera sẽ có thể đánh thức thiết bị khi cần thiết. Tuy nhiên, công ty cho phép các nhà sản xuất tự do trang bị camera hoạt động kép hoặc camera hoạt động đơn. Được biết, camera hoạt động kép cho phép người dùng nhấn nửa chừng cũng như nhấn hoàn toàn nút camera, trong khi camera hoạt động đơn chỉ hỗ trợ nhấn toàn bộ.
Video đang HOT
Sở hữu card RTX 2080 và bộ xử lý Core i9-10900K nhưng chiếc máy tính này lại không thể chạy Windows 11
Thông số kỹ thuật tối thiểu để cài Windows 11 có thể sẽ là cơn ác mộng đối với một số mẫu máy tính chơi game hiện có trên thị trường.
Jacob Roach là một biên tập viên của DigitalTrends. Ông sở hữu một máy tính chơi game cấu hình cao với card đồ họa RTX 2080 và chip Intel Core i9-10900K. Tưởng chừng như các vấn đề về "đáp ứng yêu cầu thông số kỹ thuật tối thiểu" chưa bao giờ là mối quan tâm của Jacob, nhưng mới đây, ông mới ngã ngửa ra khi phát hiện ra rằng chiếc PC chơi game mạnh mẽ của mình không thể chạy phiên bản Windows mới nhất.
Cụ thể, Microsoft vừa công bố Windows 11 và hệ điều hành mới này mang các ứng dụng Android lên Windows cùng nhiều cải tiến cho trải nghiệm chơi game trên Windows. Nhưng khi Jacob tải xuống ứng dụng PC Health Check của Microsoft chỉ để kiểm tra lại tính tương thích của hệ thống thì nhanh chóng nhận được thông báo rằng PC của ông không hỗ trợ Windows 11.
Trên thực tế, các yêu cầu hệ thống của Windows 11 không đòi hỏi nhiều. Các thiết bị tương thích cần có bộ xử lý lõi kép, 4GB RAM và ít nhất 64GB dung lượng lưu trữ. Nhưng vấn đề là nó cũng yêu cầu hệ thống hỗ trợ Trusted Module Platform (TPM) 2.0, đây chính là vấn đề.
Và câu chuyện của Jacob sẽ không phải là duy nhất.
Windows 11 yêu cầu TPM 2.0
TPM đến từ một con chip trên bo mạch chủ. Đó là một bộ xử lý chuyên dụng để xử lý mã hóa phần cứng, cho phép người dùng đăng nhập thông qua Windows Hello và sử dụng BitLocker trên Windows 10. Kể từ năm 2016, Windows đã yêu cầu các nhà sản xuất PC tích hợp chip TPM 2.0 trên các máy chạy Windows 10, nhưng điều đó không phải là quy định chung cho toàn thị trường.
Nhiều bo mạch chủ phổ thông không được cài đặt chip TPM. Ví dụ, bo mạch Asus Tuf Gaming Z490-Plus của Jacob không có nó.
Bạn có thể kiểm tra xem hệ thống của mình có chip TPM hay không bằng cách nhấn phím Windows R và nhập "tpm.msc". Nếu hệ thống có con chip này, bạn sẽ thấy một cửa sổ với các thông tin chi tiết của nó.
Asus và các hãng khác bán các mô-đun TPM chuyên dụng với giá khoảng 50 USD mà bạn có thể mua và lắp vào các bo mạch chủ tương thích. Rất may, bạn không cần phải nâng cấp bất cứ thứ gì nếu các thành phần linh kiện được sản xuất sau năm 2016.
Cách bật TPM
Mặc dù hầu hết các bo mạch chủ tiêu chuẩn không có chip TPM, nhưng chúng có phần mềm TPM. Điều này xuất hiện thông qua tính năng Intel Platform Trust Technology (PTT) của Intel, và nó hoạt động giống như TPM bên trong Windows. Mỗi bo mạch chủ có thể khác nhau một chút, nhưng bạn có thể bật cài đặt này trong BIOS của mình. Vấn đề khó chịu ở chỗ cài đặt này bị vô hiệu hóa sẵn trên nhiều bo mạch.
Khởi động lại PC của bạn và spam phím Delete cho đến khi vào được BIOS. Thật không may, không có thông tin cho biết bạn sẽ tìm thấy cài đặt TPM ở đâu. Thử tìm các tab "Security" hoặc "Advanced", để ý cài đặt liên quan đến TPM hoặc PTT. Đối với bo mạch chủ Z490-Plus của Jacob, ông đã phải thay đổi một thiết lập trong tab "Advanced" từ Dedicated TPM thành Firmware TPM.
Sau khi hoàn tất, khởi động lại PC cho phép nó hỗ trợ cài đặt Windows 11. Theo Jacob, miễn là bạn sở hữu bo mạch chủ sản xuất từ vài năm trở lại đây, bạn cũng có thể kích hoạt TPM trong BIOS của mình.
Một giải pháp TPM khác
Và nếu bo mạch chủ của bạn không hỗ trợ TPM, vẫn có một giải pháp để tải xuống Windows 11, ít nhất là tạm thời. Theo ghi nhận của một chuyên gia về Windows, bạn có thể đăng ký chương trình "Người dùng nội bộ Windows" để tải xuống và cài đặt Windows 11 trước khi nó ra mắt.
Sau khi đăng ký và truy cập vào Kênh phát triển, người dùng sẽ được cung cấp quyền truy cập vào bản dựng đầu tiên của Windows 11. Microsoft cho biết họ sẽ cho phép "ngoại lệ có giới hạn" đối với các yêu cầu phần cứng đầy đủ với các bản dựng này. Và bạn cần cài đặt ít nhất một bản dựng trước ngày 24/6 để tiếp tục nhận bản dựng Windows 11.
Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Sau khi Windows 11 chính thức được phát hành, bạn sẽ cần một bo mạch chủ có hỗ trợ TPM hoặc phải quay lại với Windows 10. Hy vọng rằng sẽ không có quá nhiều người mắc kẹt với lựa chọn này.
Những thứ bị xóa sổ trong Windows 11 Microsoft vừa giới thiệu Windows 11 với thiết kế mới, trình đơn Start mới, khả năng chạy ứng dụng Android... Tuy nhiên, công ty cũng loại bỏ rất nhiều tính năng cũ. Microsoft thông báo bỏ nhiều tính năng cũ của các hệ điều hành Windows trước. Danh sách đầy đủ được cập nhật trên website công ty. Theo đó, trợ lý ảo...