Máy tính hư, sách vở ướt hết, lấy chi mà học?
Cô Phạm Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thanh, Đông Hà, tỉnh Quảng Trị nói rằng chỉ trong một tuần mà đã sút 3 kí lô gam vì lo lắng.
Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
“Mỗi năm nhà trường tiết kiệm một ít để trang bị máy tính cho học sinh, cho bộ phận văn phòng thì nay đã bị nước lũ làm hư hỏng hết. Bây chừ, biết lấy chi cho học sinh học? Lấy chi cho bộ phận văn phòng làm việc?”.
Giáo viên, dân quân dọn bùn đất (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Thầy Trương Đức Thi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị buồn rầu cho biết.
Thầy Thi nói, trường có 3 điểm trường lẻ. Đợt lụt này nước dâng cao nên toàn bộ máy tính của nhà trường (trên 10 cái) bị ngập nước và hư hỏng hết. Sách vở của giáo viên, của học sinh ở thư viện, ở lớp học cũng bị ngập nước nên khó có thể dùng lại.
Bàn ghế hư hết (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Một số cuốn sách có thể phơi lại và dùng tạm nhưng vở mà bị thấm nước coi như bỏ đi. Trường học ngập lụt, nhà nhiều em học sinh ở trường cũng nằm trong rốn lũ nên sách vở, bút viết cũng không còn.
Bàn ghế hư hết (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Video đang HOT
Cái thiếu nhất bây chừ là các em phải có sách vở để học, có máy tính để làm việc và thực hành. Học Tin học mà học chay thì sao học được? Thế nên khi nghe chúng tôi hỏi: “Ước mong lúc này của thầy là gì?” Thầy hiệu trưởng nói ngay: “Nếu được, chúng tôi muốn xin ít bộ máy tính và sách vở cho học sinh”.
Phòng làm việc tang hoang (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Trường Tiểu học Đông Thanh, Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Cô Hiệu trưởngTrường Tiểu học Đông Thanh, Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Phạm Thị Thanh Bình cho chúng tôi biết, ngôi trường của cô bị ảnh hưởng nặng nề trong trận lụt vừa qua. Nước lên cao 1 mét 50, nên sách vở, tài liệu và dàn máy tính, bộ loa nhà trường mới mua dùng để cho học sinh hoạt động ngoài giờ cũng bị hư hỏng hết.
Ngoài ra, toàn bộ chiếu để học sinh nằm ngủ trưa không còn dùng được một cái nào. Đặc biệt là nhiều bộ bàn ghế do đóng bằng ván ép nay bị ngâm trong nước nhiều ngày cũng phồng rộp, bong tróc hết không thể sửa chữa được.
Cô Bình cho biết, thiệt hại nhiều như thế cũng phải cố gắng khắc phục để duy trì tốt việc dạy và học của nhà trường. Gần 1 tuần nay, giáo viên nhà trường phải gác việc nhà (gia đình các thầy cô cũng ngập nước) để lên trường kéo bùn, dọn dẹp sách vở, bàn ghế, lau rửa trường lớp để chuẩn bị đón học sinh.
Cô hiệu trưởng đã phải nhờ thêm đồng nghiệp trường bạn, công an thành phố, công an, dân quân phường phụ giúp vì gần như 100% phụ huynh của trường cũng đang lo việc nhà nên không thể hỗ trợ.
Tôi đã sút 3 ký vì lo lắng
Cô Hiệu trưởng Phạm Thị Thanh Bình nói rằng chỉ trong một tuần mà đã sút 3 kí lô gam vì lo lắng.
Là người đứng đầu trường học với hơn 400 học sinh và 25 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, ngoài việc lo cho đời sống của các đồng nghiệp trong trường sao cho nhanh chóng ổn định để các thầy cô chuyên tâm vào giảng dạy.
Nỗi lo lớn nhất lúc này là khắc phục hậu quả để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập và sinh hoạt.
Thế nhưng, đâu phải chuyện gì nỗ lực cũng có thể khắc phục? Ví như nhà trường có thể mua nợ chiếu để có cái cho học sinh nằm nghỉ trưa, đến trường bạn mượn bàn ghế về cho học sinh ngồi tạm để học. Hay khuyến khích, động viên hai ba em trong lớp học chung một bộ sách.
Còn như việc mua lại dàn máy vi tính để cho các em học Tin, cho bộ phận văn phòng làm việc thì ngoài khả năng. Bởi chi phí cho việc mua sắm này vượt quá khả năng tài chính của nhà trường.
Viết lên câu chuyện này, để cộng đồng chia sẻ với những khó khăn, vất vả của thầy và trò nơi vùng lũ lụt.
Đồng thời, những nhà hảo tâm nào muốn tài trợ sách vở, máy tính, loa đài cho các trường học đã bị thiệt hại nặng trong trận lũ thiên tai vừa qua, có thể liên hệ trực tiếp với thầy Hiệu trưởng Trương Đức Thi, Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Gio Quang, huyện Gio Linh (số điện thoại 0915008479).
Và cô Hiệu trưởng Phạm Thị Thanh Bình Trường Tiểu học Đông Thanh, Đông Hà (số điện thoại 091 5063036).
Xin chân thành cảm ơn!
Nhiều tuyến đường tại miền Trung chưa thể lưu thông do mưa lũ
Đợt lũ vừa qua tại miền Trung quá bất ngờ và quá lớn gây hư hỏng, ách tắc nhiều tuyến giao thông huyết mạch. Tại một số nơi vẫn còn mưa, khối lượng sụt lở lớn khiến công tác tiếp cận và xử lý gặp nhiều khó khăn.
Chiều qua (22/10), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã trực tiếp thị sát hiện trường, chỉ đạo công tác khắc phục hư hỏng các quốc lộ qua Huế, Quảng Trị.
Đoàn trực tiếp kiểm tra hiện trường toàn tuyến QL1, QL49 (Thừa Thiên-Huế), QL9 (Quảng Trị), các tuyến đường HCM nhánh Tây, đường HCM nhánh Đông...
Trời không còn mưa nặng hạt, nước lũ rút, không còn tình trạng ngập nhưng xe cộ chưa thể đi lại thông suốt do nhiều vị trí trên các tuyến quốc lộ bị hư hại, sạt lở taluy dương, taluy âm, xói lở mố trụ cầu, nền đường....
Quốc lộ 9 từ Đông Hà lên thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa) có 19 vị trí sạt lở taluy âm, 92 vị trí sạt lở taluy âm, 16 vị trí gây tắc giao thông.
Riêng tại "điểm nóng" Km 45, Km 50 200, lực lượng chức năng đang nỗ lực dọn khối lượng lớn đất đá tràn lấp mặt đường. Vị trí sạt taluy dương, xói lở hàm ếch đang được rào chắn, có thể sẽ kè thêm rọ đá...
Đặc biệt, dọc tuyến đường HCM nhánh Tây qua Quảng Trị, đoàn công tác Bộ GTVT ghi nhận gần chục điểm sạt lở taluy dương đang tắc đường.
Hệ thống giao thông dọc miền Trung bị hư hỏng nặng nề, sạt lở mái ta luy gây tắc đường nghiêm trọng. Ảnh: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Theo ước tính, chỉ riêng tổng kinh phí khắc phục thiệt hại bước 1 lên đến hơn 250 tỷ đồng.
Để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị thực hiện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT tải báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính bố trí kinh phí khẩn cấp khoảng 100 tỷ đồng cho các đơn vị thực hiện bảo đảm giao thông bước 1 trên các tuyến quốc lộ.
Thông tin đến phóng viên sáng nay (23/10), ông Nguyễn Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, nhờ sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị chức năng, một số "điểm nóng" sạt lở tại các tuyến quốc lộ, đường HCM nhánh Tây, đường Trường Sơn Đông... trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã cơ bản khắc phục.
Các đơn vị cũng phối hợp triển khai các bước rào chắn, cảnh giới, bố trí người phân luồng, điều tiết giao thông; đồng thời huy động nhân vật lực, thiết bị tiến hành hót sụt đất đá tràn lấp mặt đường, rãnh dọc để thông xe; ngăn ngừa phát sinh hư hỏng, đảm bảo giao thông bước 1.
Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên-Huế) bị hư hại nặng sau lũ. Ảnh: Phúc Đạt
Riêng tại địa bàn Thừa Thiên Huế hiện tại vẫn đang mưa, khối lượng sụt lở lớn và đang diễn biến phức tạp, công tác tiếp cận và xử lý rất khó khăn, nguy hiểm. Đặc biệt tại tuyến QL49, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh này vẫn đang bị sạt lở taluy dương, gây tắc đường nhiều điểm.
Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khó khăn nhất hiện nay 4 tỉnh miền Trung đều bị ngập lụt, đặc biệt những nơi bị ngập úng và sụt lở đường giao thông thì thiệt hại rất nặng nề giao thông bị chia cắt, nhiều điểm chưa thể vào để đo đạc tính toán mức độ thiệt hại. Cùng với đó rất khó khăn về nhân lực và vật lực nên phải huy động từ các tỉnh khác đến, không huy động được tại chỗ.
Đáng lo ngại, do mưa bão kéo dài, đất đã ngâm nước nên khối lượng sụt lở lớn khiến công tác tiếp cận và xử lý rất khó khăn và nguy hiểm. Hiện các đơn vị chức năng vẫn đang đang tích cực triển khai, tập trung cao cho công tác cứu hộ, cứu nạn và dân sinh.
Nghệ sĩ Việt "thắp lửa" yêu thương nơi bão lũ Bằng sự ảnh hưởng của mình, nhiều nghệ sĩ trong làng giải trí Việt gần đây đã ủng hộ vật chất, kêu gọi cộng đồng chung tay, kề vai sát cánh với "khúc ruột miền Trung" đang bị thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra. Hình ảnh làng xã, thôn bản ở các tỉnh miền Trung những ngày qua ngập trong...