Máy mirrorless cao cấp Fujifilm X-T1 thêm bản sao giá mềm
Fujifilm X-T10 có thiết kế tương đồng, hiệu năng, cảm biến giống với mẫu X-T1 cao cấp trong khi giá bán rẻ hơn.
Dòng máy ảnh X-Series của Fujifilm có đặc trưng kết hợp giữa chất lượng ảnh tuyệt vời và thiết kế cổ điển, hướng tới việc chỉnh tay trong khi chụp. Năm ngoái, chiếc X-T1 cao cấp thể hiện rõ tiêu chí này. Tuy nhiên, giá bán của máy không mấy dễ chịu, gần 2.000 USD cho chiếc mirrorless này.
Đó là lý do Fujifilm công bố X-T10 – phiên bản giá rẻ hơn nhưng vẫn giữ nguyên đặc tính của chiếc X-T1. X-T10 lên kệ với 2 màu đen, bạc, bắt đầu từ tháng 6 với giá 800 USD cho thân máy hoặc 900 USD kết hợp với ống 16-50mm f/3.5 – 5.6. Nếu chọn ống kit cao cấp 18-55mm, tổng số tiền người dùng bỏ ra là 1.100 USD. Máy tương tích với 18 mẫu ống kính dòng XF, XC, cùng với các ống từ bên thứ ba dòng X-mount.
X-T10 trang bị cảm biến APS-C X-Trans II CMOS 16 megapixel, bộ xử lý EXR II, cho chất lượng hình ảnh tương đồng với bản X-T1 giá cao. Ngoài ra, thiết bị này vẫn dùng hệ thống lấy nét tự động 77 điểm, có khả năng theo dõi vật di chuyển trong khung hình. Hệ thống lấy nét này mới được nâng cấp nhờ một bản firmware mới.
Dải ISO của máy dao động từ 100 đến 25.600, X-T10 có khả năng quay video 1.080p 60 khung hình/giây. Fujifilm cho biết, máy có thể chụp 350 tấm cho mỗi lần sạc.
Video đang HOT
X-T10 giống với X-T1. Nếu không đặt 2 máy cạnh nhau, người dùng khó tìm ra điểm khác biệt. Máy giữ nguyên thiết kế góc cạnh, các vòng xoay điều chỉnh thủ công cùng vỏ bằng hợp kim ma-giê. Tuy nhiên, X-T10 ngắn, hẹp hơn đôi chút, cân nặng cũng ít hơn khoảng 13%.
Điểm mới trên X-T10 là người dùng có thể chuyển sang chế độ tự động hoàn toàn bằng một thao tác, phù hợp hơn với người chụp phổ thông. Vòng xoay điều chỉnh ISO trên X-T1 được thay thế bằng chỉnh chế độ chụp.
Máy cũng có đèn flash dạng pop-up trang bị trên cụm viewfinder. Chiếc mirrorless mới từ Fujifilm dùng màn hình LCD 3 inch, viewfinder dạng OLED 2,36 triệu điểm. Đây là chi tiết đắt nhất trên X-T1. Chất lượng viewfinder của X-T10 có kích thước nhỏ hơn, độ phóng đại kém hơn.
Thiết bị này không có nhiều phụ kiện đi kèm như X-T1, như báng cầm bổ sung. Máy dành cho người dùng kém chuyên nghiệp hơn nhưng chất lượng ảnh và hiệu suất chụp tốt.
Theo The Verge, Fujifilm X-T10 có thể đảm bảo khoảng 90% chất lượng của X-T1 trong khi giá chỉ bằng 60%.
Đức Nam
Ảnh: The Verge.
Theo Zing
Tai nghe từ phẳng giá 16 triệu đồng của Audeze
Audeze EL-8 Closed-Back với công nghệ Planar Magnetic mang đến chất âm giàu chi tiết, thiết kế cao cấp, trọng lượng được cải thiện nhưng còn cồng kềnh.
Tai nghe từ phẳng Planar Magnetic là niềm mơ ước của không ít người chơi âm thanh với những sản phẩm xuất hiện trong phân khúc cao cấp, giá thành từ chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng. Những thiết bị sử dụng driver Planar cho chất âm sống động và chi tiết nhưng thường có trọng lượng nặng và rất khó "đánh", đòi hỏi đầu tư DAC và ampli khá cầu kỳ mới có thể nghe tốt được.
Tai nghe Audeze EL-8 và máy nghe nhạc Astell&Kern AK 120 II.
Audeze được coi một trong những thương hiệu dẫn đầu về Planar Magnetic, bên cạnh các tên tuổi khác như HiFiMan, Oppo, Fostex hay Kenwood... Trong đó, EL-8 là sản phẩm mới của Audeze, được giới thiệu tại CES 2015 với hai phiên bản là Closed-Back và Open-Back cho từng sở thích. Sản phẩm xuất hiện tại Việt Nam là mẫu có thiết kế đóng.
Thuộc dòng fullsize, Audeze EL-8 có thiết kế earcup khá lớn nhưng cho phép xoay linh hoạt. Tai nghe mang đến cảm giác đeo thoải mái so với những sản phẩm Planar Magnetic khác nhờ việc giảm trọng lượng và dáng gọn gàng hơn, nhưng vẫn nặng tới 480 gram. Các đường nét trên EL-8 đơn giản, dứt khoát với chất lượng hoàn thiện tốt.
Cổng nối dây trên Audeze EL-8 chỉ có cắm theo một chiều.
Tai nghe có dây kết nối tháo rời trong đó đầu connector có thiết kế khá giống cổng lightning của Apple nhưng chỉ cho cắm theo một mặt. Liên kết giữa dây nối và Audeze EL-8 được tăng cường bởi sức hút của nam châm. So với cổng mini XLR trên dòng LCD, cổng kết nối mới của Audeze hoàn thiện và giúp sản phẩm thêm phần gọn gàng.
Nhà sản xuất cho biết EL-8 sử dụng công nghệ từ tính Fluxor giúp tai nghe dùng ít nam châm hơn nên cho trọng lượng nhẹ, độ nhạy cao để dễ dàng phối ghép với các nguồn phát di động như máy nghe nhạc hay smartphone. Trong khi đó màng loa Uniforce Diaphram được Audeze phát triển nhằm hạn chế méo tiếng và công nghệ Fazor mang từ dòng cao cấp LCD giúp cải thiện dải âm cao.
Audeze EL-8 không còn quá kén nguồn phát như các tai nghe Planar Magnetic trước đây.
Audeze EL-8 Closed-Back có trở kháng 30 Ohm, độ nhạy 103 dB, thể hiện âm thanh trong dải tần 10 Hz đến 50 kHz. Tai nghe của nhà sản xuất Mỹ có tiếng sáng, bass xuống sâu, đánh có lực với sự kiểm soát tốt nên gần như không có đuôi. Dải trung lùi hơn so với bass và treble, mỏng và tơi; trong khi đó âm cao đánh rộn rã. Âm trường mà sản phẩm này thể hiện có chiều sâu, phù hợp với các thể loại như nhạc cổ điển, nhạc không lời hay cả dòng điện tử...
Là tai nghe Planar Magnetic với nhiều đặc tính âm thanh nổi bật, Audeze EL-8 còn hấp dẫn hơn nhờ giá bán cạnh tranh so với các sản phẩm trước đây của hãng. Tai nghe này giúp Audeze cạnh tranh tốt hơn với HiFiMan, nhà sản xuất với nhiều sản phẩm giá hấp dẫn, hay cạnh tranh cùng Oppo khi bớt "khó tính" để chơi được với smartphone.
Đình Nam
Theo VNE
Cận cảnh HTC J Butterfly vừa ra mắt J Butterfly sở hữu cấu hình mạnh hơn cả One M9 nhưng dùng vỏ nhựa polycarbonate. Model này mới chỉ được công bố tại Nhật Bản, chưa rõ ngày lên kệ tại thị trường quốc tế. J Butterfly nằm trong loạt sản phẩm ra mắt mùa hè của nhà mạng Au KDDI (Nhật Bản). HTC chưa đưa ra bất cứ thông tin nào...