Máy in tượng 3D bằng sô cô la
Công ty Choc Creator vừa cho ra đời chiếc máy in Choc Edge có thể in bất cứ hình ảnh 3D nào bằng sô cô la.
Khách hàng có thể gửi ảnh khuôn mặt mình qua trang web của công ty và sẽ nhận được bức tượng của chính mình bằng sô cô la. Mỗi tác phẩm như vậy có giá từ 50- 80 bảng Anh.
Công ty này được tiến sỹ Liang Hao, thuộc đại học Exeter, tại Devon, tây nam nước Anh thành lập năm 2011 nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các tín đồ mê sô cô la.
Nó có thể in các sản phẩm bằng sô cô la các màu. Tiến sỹ Hao cho biết, công ty của ông dự định sẽ cung cấp loại máy in các cửa hàng sô cô la trên các con phố ở Anh.
Theo Daily Mail
10 câu chuyện "rúng động" làng công nghệ 2013
Microsoft thâu tóm Nokia, Twitter và Facebook lên sàn hay Edward Snowden tiếp tục "tố" Ủy ban An ninh Mỹ là 3 trong số 10 câu chuyện công nghệ gây rúng động trong năm 2013 do BizLIVE bình chọn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: BizLIVE)
10. Xbox One và PlayStation 4 "dắt nhau" trình làng
Chỉ trong vỏn vẹn 1 tuần, 2 con tuấn mã dẫn đầu ngành công nghiệp game toàn cầu đã tung ra 2 siêu phẩm phần cứng mới nhất của mình - vòng quay sản phẩm mới sau một thập kỷ.
Cả hai consoles đều được tích hợp thêm một loạt các chức năng mới từ lướt web, họp thoại video, xem phim hay tải nhạc trực tuyến.
Xbox One - sản phẩm phần cứng game mới nhất của Microsoft lên kệ vào thứ 6 ngày 22/11- đúng 8 năm sau người tiền nhiệm - Xbox 360.
Trước đó, Sony cũng vừa tung ra siêu phẩm PlayStation 4, đánh dấu một thế hệ console mới. Công ty đã tiêu thụ được 1 triệu chiếc máy chỉ trong 24 giờ đầu tiên ra mắt.
Hai sản phẩm chính thức vạch ra một thời kỳ mới của game consoles. Mặc dù sẽ có nhiều bản cập nhật cả phần mềm và phần cứng được tung ra trong thời gian tới, chắc phải hơn 10 năm nữa những sản phẩm mới mới được tung ra để thế chỗ 2 siêu phẩm ra mắt trong tháng này.
Cả Sony và Microsoft đều khẳng định chức năng được ưu tiên đầu tư cho thiết bị chơi game là bộ console. Nhưng một loạt các tính năng ngoài game khác được tích hợp đã biến 2 thiết bị này vượt ngoài biên giới của game đơn thuần.
9. Microsoft thay đổi CEO sau 13 năm
Trong tháng 8, Giám đốc Điều hành Microsoft - Steve Ballmer - đã gây sốc cho cả làng công nghệ khi đột ngột thông báo kế hoạch từ chức sau 12 tháng tới trong bối cảnh ông lớn phần mềm đang mất dần thị phần thị trường và vật lộn trên chặng đua cạnh tranh với đối thủ.
Video đang HOT
Thông báo trên được đưa ra chỉ 1 tháng sau khi hãng tuyên bố tiến hành cải cách cấu trúc toàn diện để lấy đà tấn công phân phúc công nghệ di động.
"Chúng ta cần một CEO mới trong dài hạn để dẫn dắt hướng đi này". Ông Ballmer chia sẻ.
Lãnh đạo kỳ cựu của Microsoft trong 13 năm là người đã giúp doanh thu và hoạt động của hãng thăng hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của X-box, một trong những dòng sản phẩm thành công nhất mọi thời đại của công ty trụ sở Redmon này.
Nhưng hiện giờ, lợi thế cạnh tranh truyền thống của hãng đã bị xói mòn, minh chứng bởi doanh số tụt lùi trên phân mảng máy tính cá nhân. Số lượng máy tính bảng Surface bán ra cũng rất ảm đạm, đến nỗi công ty đã phải giảm giá kịch liệt để giải phóng hàng tồn kho.
Ballmer lên nhậm chức năm 2000 thay tỷ phú Bill Gates - biểu tượng công nghệ duy nhất được đặt lên bàn so sánh với CEO Apple Steve Jobs.
8. Tiền ảo Bitcoin phất như diều
Năm 2009, một tổ chức/cá nhân bí ẩn có tên gọi "Satoshi Nakamoto" đã tung ra một loại tiền ảo có tên Bitcoin. Bitcoin không có hình dạng vật lý, không được lưu trữ trong ngân hàng mà được lưu trữ trên một dạng mạng vi tính ngang hàng.
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với loại tiền tệ điển hình: không chịu sự quản lý của bất kỳ ngân hàng nào; không cần giao dịch qua kênh trung gian; không dễ kiếm nhưng có thể "khai thác" được từ "mỏ", đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh toán chính xác rất dễ dàng; ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận vì giao dịch không thể bị quay ngược.
Đã có thời điểm Bitcoin vượt mốc kỷ lục 1.142USD/Bitcoin trong tháng trước, nhưng sau nhiều lệnh cấm lưu hành tại Trung Quốc, Thái Lan và một số hạn chế tại Mỹ, đồng tiền ảo này đã giảm xuống mốc 933USD/Bitcoin.
Mặc dù là tiền ảo, nhưng Bitcoin có thể sử dụng như tiền thật để mua hàng, đóng phí tại vài nước như Cyprus.
7. Lần đầu tiên doanh số máy tính bảng Android vượt iPad
2013 là năm đầu tiên trong lịch sử doanh số bán ra của máy tính bảng Android "vượt mặt" iPad.
Trong quý III, thị phần doanh thu của Android đạt 46,2%, trong khi con số này của iPad là 45,6%.
Số thiết bị sử dụng hệ điều hành Android tăng lên 66,7% từ mức 58,5% của năm ngoái, chủ yếu là sản phẩm Samsung và Lenovo trong khi số máy iPad giảm từ 40,2% xuống 29,7%, theo báo cáo của IDC.
Tuy nhiên, thế cờ rất có khả năng đảo chiều khi Apple mới tung ra iPad Air và iPad Retina iPad Mini. IDC dự báo "tăng trưởng doanh số hàng hóa của iOS sẽ rất mạnh mẽ" trong quý này.
Ming-Chi Kuo của KGI trước đó dự đoán rằng Apple sẽ bán tổng cộng 36 triệu chiếc iPad trong 2 quý cuối năm.
6. Doanh số smartphones vượt trên điện thoại cơ bản
Cuối cùng thì điện thoại thông minh cũng đã vượt qua điện thoại phổ thông trên phương diện doanh số, dù mức độ chênh lệch chỉ khoảng 2%.
IDC dự đoán thị phần smartphones xuất xưởng trong năm nay chiếm khoảng 50,1% tổng doanh số điện thoại trên toàn thế giới.
Nguyên nhân là do các nước đang phát triển đã bắt đầu phổ cập smartphone với tốc độ nhanh, nhất là các nước mới nổi, đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, vốn là mảnh đất truyền thống của điện thoại cơ bản.
Trong năm 2013, Trung Quốc sẽ là đất nước tiêu thụ smartphones mạnh nhất thế giới với 301,2 triệu đơn vị, theo sau là Mỹ với 137,5 triệu máy. Anh, Nhật Bản, Brazil và Ấn Độ lần lượt chia nhau các vị trí sau với con số 35,5; 35,2; 28,9 và 27,8 triệu smartphones.
Hai yếu tố chính giúp smartphones trở thành mặt hàng nóng là do sự xuất hiện của nhiều dòng điện thoại thông minh giá rẻ đã thu hẹp khoảng cách về giá cả giữa smartphones và feature phones, cũng như tiến bộ vượt bậc của công nghệ 4G tạo sự hấp dẫn đối với người dùng.
5. Công nghệ in 3D
In 3D là công nghệ tạo ra đồ vật 3 chiều từ một mô hình ở dạng kỹ thuật số. In 3D sử dụng quá trình bồi đắp, đối lập với quá trình cắt gọt vẫn được sử dụng để gọt dũa các chi tiết từ xưa tới nay.
Để sử dụng công nghệ này, cần có một máy in và mô hình của vật cần tái tạo. Máy in sẽ đọc hình dạng của vật cần in, phân tích và bồi đắp theo lớp, sau cùng cho ra một mô hình có khuôn dáng giống hệt vật ban đầu với các kích cỡ tùy người dùng chọn.
Máy sử dụng các nguyên liệu như nhựa, giấy, bột, polymer, kim loại... để tạo ra các lớp (dày khoảng 0,05-0,1mm) theo mặt cắt của đồ vật, các lớp này tự động liên kết với nhau ngay khi máy in xuất ra.
Tùy vào mức độ phức tạp của đồ vật cũng như phương pháp in mà việc chế tạo sẽ mất từ vài giờ đến vài ngày để hoàn thành. Từ khi được phát minh vào những năm 1970 đến nay, máy in 3D đã có giá thành khá "dễ chịu" với khoảng 1.000USD/máy.
Công nghệ in 3D được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học để tạo các mô hình phục vụ cho học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, không ít người tận dụng đột phát công nghệ này để tạo nhiều loại đồ chơi độc đáo mang bán đấu giá.
4. Microsoft thâu tóm Nokia
Google đã mua lại Motorola vào năm 2012 và giờ Microsoft cũng mua lại một trong những tượng đài còn lại của dòng điện thoại cơ bản.
Microsoft cho biết sẽ trả 5 tỷ USD cho bộ phận sản xuất điện thoại di động của Nokia và 2,2 tỷ USD khác để mua lại các bằng sáng chế mà hãng này đang nắm giữ.
Stephen Elop cũng sẽ từ chức khỏi vị trí Giám đốc Điều hành của Nokia để đầu quân cho Microsoft dưới vai trò Phó chủ tịch Phụ trách thiết bị và dịch vụ, chính là bộ phận mà Microsoft vừa mua lại của Nokia như một phần của thỏa thuận.
Động thái này làm rộ lên những tin đồn về việc Microsoft đang dọn đường cho Elop lên ngồi chiếc ghế CEO Microsoft của Steve Ballmer để lại.
Những kỳ vọng vào một chiếc điện thoại Android với camera chụp ảnh tuyệt đỉnh có thể bị vùi dập sau thương vụ này, nhưng sự tích hợp của thương hiệu Lumia có thể mang lại một cú hích cho dòng Window Phone.
3. Facebook và Twitter "lên sàn"
Hai mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn gầm ghè tranh mảnh đất quảng cáo trong nhiều năm qua. 2013 đánh dấu mốc năm đầu tiên cả Facebook và Twitter cùng niêm yết trên sàn để vận động tài chính.
Facebook dẫn trước khi lên sàn vào hồi tháng 5 và đút túi 16 tỷ USD - biến đây trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử công nghệ, giúp hàng loạt nhân viên Facebook một bước lên "đại gia".
Không chịu thua kém, Twitter cũng phát hành cổ phiếu ra công chúng vào tháng 11, gom về hơn 1 tỷ USD cho mạng xã hội này. Giá trị cổ phiếu của Twitter vẫn tăng mạnh từ thời điểm niêm yết và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhưng nhiều ý kiến lo ngại cho rằng giá của cổ phiếu các mạng xã hội sẽ nhanh chóng "sụt thảm" trong thời gian tới khi những báo cáo công nghệ tung ra đợt cuối năm dự đoán xu hướng mạng xã hội sẽ thoái trào trong năm sau.
2. Một năm vật lộn của BlackBerry
Mặc dù đã cố gắng trong tuyệt vọng để cập nhật các sản phẩm và nền tảng điện thoại mới trong năm 2013 với sự ra mắt của BlackBerry 10, hãng cuối cùng vẫn phải tuyên bố bán mình trong tháng 8.
BlackBerry 10 chưa đủ tầm để giúp BlackBerry cạnh tranh với Android, iOS và thậm chí là Windows Phone trên thị trường smartphones, trong khi sản phẩm có giá "trên trời" do đối tượng khách hàng hãng hướng đến là doanh nhân thành đạt, phân khúc không hẳn áp đảo về số lượng.
Cũng có lúc BlackBerry đạt thỏa thuận sơ bộ với quỹ tài chính Fairfax Financial của Canada với giá mua lại rẻ mạt chỉ 4,7 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ lại không thành do Fairfax Financial không thể gom đủ số tiền mặt trả cho BlackBerry.
Cuối cùng, BlackBerry đã quyết định "trảm tướng", đồng thời thu hồi lại quyết định "bán mình" và vẫn là công ty đại chúng như hiện tại, cũng như nhận khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Fairfax Financial để cứu vãn tương lai của công ty.
2014 hứa hẹn là một năm đầy chông gai của BlackBerry để "biểu tượng bất bại" này có thể tìm lại hào quang xưa.
1. Edward Snowden và những tiết lộ rúng động
Hàng loạt tài liệu mật đã được công bố bởi cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) - Edward Snowden - về hoạt động gián điệp của Mỹ tại nhiều nơi trên thế giới, đe dọa mối quan hệ giữa Mỹ với các nước đồng minh.
Những quốc gia đã công khai bày tỏ sự tức giận với sự nhóm ngó của Mỹ với các hoạt động nội bộ. Thủ tướng Đức Angela Merkel - một đồng minh của Nhà trắng - đã yêu cầu Mỹ giải trình về các cáo buộc NSA nghe lén điện thoại di động của bà.
Trong khi đó, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy chuyến công du tới Mỹ và phàn nàn trước các đại biểu Liên hợp quốc sau đó, cho rằng đây là một "sự sỉ nhục" đối với chủ quyền của Brazil.
Ngoài ra, nó còn khiến cho mối quan hệ giữa Washington và Moscow thêm căng thẳng khi Nga cấp quy chế tị nạn cho "kẻ tội đồ của Mỹ".
Tác động của vụ bê bối này vượt ra ngoài khuôn khổ của cộng đồng tình báo: Các công ty web Mỹ có thể mất hàng tỷ USD vì người dùng quốc tế chuyển sang các sản phẩm mà họ nghĩ ít có khả năng bị theo dõi hơn.
Theo BizLIVE
HP sẽ tấn công thị trường máy in 3D vào mùa hè tới Công nghệ in 3D hiện đang được chú ý khá nhiều gần đây và tất nhiên, nó cũng được khá nhiều nhà sản xuất máy in "nhòm ngó". HP cũng không ngoại lệ khi cho biết đang có "tham vọng" về việc đưa máy in sử dụng công nghệ này phổ biến ra thị trường. Theo đó, tại diễn đàn Canalys Channels vừa...