‘Mấy chục năm qua, chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt’
Trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức mới đây, TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết trong môi trường sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế như hiện nay, việc tiếp xúc của học sinh với giáo viên (GV) trong lớp là cơ hội rất tốt cho học sinh.
Do đó, năng lực sử dụng ngoại ngữ của GV đảm bảo sẽ là kênh rất tốt để tạo cơ hội cho người học sử dụng và tiếp cận ngôn ngữ mình đang học. Từ đó, ông Minh cho rằng để bồi dưỡng năng lực cho GV, việc đầu tiên và cần phải nhấn mạnh chính là bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ trong lớp học.
Ông Châu Văn Thùy, Sở GD&ĐT Quảng Nam, cho rằng kết quả khảo sát giáo viên tiếng Anh thuộc địa bàn tỉnh cho thấy kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của giáo viên yếu hơn các kỹ năng khác. Đây là lý do giáo viên tiếng Anh không sử dụng nhiều tiếng Anh trong lớp học. Từ đó, học sinh cũng không có nhiều cơ hội để nghe tiếng Anh.
Ông Thùy cũng cho rằng việc bồi dưỡng tất cả các giáo viên đạt chuẩn và giữ được chuẩn là quá trình thường xuyên, lâu dài và tốn kém. Do đó, trước mắt, ngành giáo dục cần tập trung bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, tập trung vào các dạng tiếng Anh giao tiếp phổ biến và hiệu quả trong các giờ học.
TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh:VietNamNet.
Trong khi đó, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cũng cho rằng trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt, và đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Xuất phát từ thực trạng trên, ông Đỗ Tuấn Minh cho rằng trong việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh hiện nay có 4 từ khóa cần phải quan tâm: Thường xuyên, hệ thống, sát thực và hiệu quả.
Ông Minh cho biết hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay cần phải tiến hành thường xuyên thay vì theo kiểu mùa vụ như hiện nay, nhất là thường tập trung vào mùa hè.
“Quá cực cho GV khi mà người người nhà nhà hỏi nhau đi nghỉ ở đâu thì họ lại là đi tập huấn ở đâu, bao giờ” – ông Minh nêu vấn đề – “Hoạt động bồi dưỡng GV cần phải được thay đổi để làm sao diễn ra thường xuyên trong cả năm học”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải được thiết kế theo hệ thống nhất định. Các chương trình phải được sắp xếp thành module để GV sau khi được bồi dưỡng, tích lũy tất cả kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ có thể áp dụng trong giảng dạy.
“Cần tránh tình trạng cũng GV ấy nhưng nội dung bồi dưỡng của năm này lại lặp lại cái mà họ được bồi dưỡng một vài năm trước. Có khi nội dung bồi dưỡng năm sau dễ hơn, đơn giản hơn bồi dưỡng năm trước”, ông Minh nói.
Thứ ba, ông Minh cho rằng nội dung các khóa bồi dưỡng cần phải thiết kế sát thực tế hơn.
“Chúng tôi là những người tổ chức bồi dưỡng GV cũng thấy mình đâu đó chưa làm được cái GV cần. Chúng tôi vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng với nội dung do mình nghĩ ra, mình nghĩ GV cần mà không khảo sát thực tế, đánh giá thực thế sau khóa bồi dưỡng”.
Theo ông Minh, hiện nay, lý thuyết đã có, quan trọng là có dám hành động hay không?
Thứ tư, ông Minh cho rằng nếu những điều trên làm tốt thì hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ tốt lên. Chúng ta cần phải thay đổi việc đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên, trong đó đặc biệt quan tâm khâu “hậu bồi dưỡng”.
Hiện nay, ít đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng có cơ hội theo dõi giáo viên của mình khi họ quay trở về địa phương giảng. Hầu hết chỉ dừng lại ở các phiếu đánh giá mà phần lớn điền cho đủ thủ tục hoặc đánh giá theo hướng tích cực dù trong lòng không thấy thoải mái lắm.
Ông Minh cũng cho rằng các hoạt động thanh tra, dự giờ hiện nay cần phải theo hướng đánh giá, khuyến khích yếu tố tích cực để giáo viên sau khi bồi dưỡng có thể thể hiện hay áp dụng những gì mình được học.
Bên cạnh đó, ông Minh đề xuất cần phải thành lập các đơn vị chuyên trách bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh để hoạt động này hiệu quả hơn. “Hầu hết đơn vị đều cử các giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nên họ chỉ coi đó là công việc thứ 2 bên cạnh công việc giảng dạy ở đại học”.
Để có được một trung tâm như vậy, theo ông Minh cần có đủ các yếu tố từ đội ngũ cán bộ cơ hữu, cơ sở vật chất, nội dung và phương thức tổ chức.
Điều quan trọng nhất, theo ông Minh, là giữa các đơn vị tham gia bồi dưỡng cho GV tiếng Anh cần có sự thống nhất với nhau để tạo ra mặt bằng chung trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các GV.
Theo Lê Văn / Vietnamnet
Cô gái Việt Nam dạy tiếng Anh cho học sinh Trung Quốc
Sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đã mang đến cho Mai những lời ngợi khen của phụ huynh, quản lý khối giáo dục mầm non thành phố Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc).
Ngô Thị Tuyết Mai tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh, Đại học Mở TP HCM năm 2010. Sau thời gian giảng dạy tiếng Anh tại trường Trung học quốc tế Australia (VAS) tại TP HCM, cô quyết định thử thách bản thân, trở thành giáo viên dạy tiếng Anh ở nước ngoài. Nơi đầu tiên cô đặt chân là Singapore và tiếp theo là Trung Quốc.
Nơi cô đang làm việc là trường mầm non quốc tế tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Đây là tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc, diện tích hơn 157.000 km2 và dân số hơn 95 triệu người. Riêng thành phố Thanh Đảo có 8.715.000 dân trên diện tích 11.000 km2.
Mai gặp gỡ phụ huynh để chia sẻ về phương pháp giảng dạy cho trẻ gần đây. Ảnh: NVCC
Là giáo viên nhiệt huyết, Mai luôn nghĩ cách để học sinh hứng thú với việc học tiếng Anh. Cách đây không lâu, Mai gặp gỡ phụ huynh để chia sẻ về phương pháp giảng dạy mới của mình. Theo đó, cha mẹ có thể biết được nội dung giảng dạy của giáo viên trên lớp. Về nhà, phụ huynh được hướng dẫn cách ôn tập bài học cho con, dạy con một số trò chơi thú vị giúp học tốt hơn môn tiếng Anh.
Mai cho biết có hai tiếng giảng dạy cho trẻ mỗi ngày. Trong hai tiếng đó, cô phân ra làm bốn giai đoạn. Học sinh sẽ học trong 30 phút, sau đó nghỉ ngơi và tiếp tục học với 20 phút nhảy với các video sinh động do cô tải về từ youtube, như gummy bear dance, chicken dance, robot dance... Phương pháp này giúp học sinh rèn lyện thể lực, thư giãn cũng như hứng thú học tiếng Anh. 30 phút sau, học sinh sẽ được nghe kể chuyện. Những mẩu chuyện sẽ được Mai kể qua sách và video để trẻ dễ tiếp thu bằng hình ảnh sau khi đã nghe xong nội dung.
30 phút sau, Mai tập cho các em cách làm thủ công. Chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào lứa tuổi. Ví dụ, Mai tập cho học sinh lớp 2 và 3 tuổi làm cây dù bằng đĩa giấy. Các em lớp lớn hơn sẽ học cách trang trí, cắt dán khung hình cho ảnh gia đình. Để bắt đầu một tiết dạy, Mai thường tập cho học sinh hát bài "Are you ready?", dịch là "Các em đã sẵn sàng chưa?". Thông qua những giai điệu và ca từ quen thuộc của bài hát, học sinh hiểu được đã đến lúc vào giờ học. Sau đó Mai cho các em đi vệ sinh rửa tay và uống nước. Các em sẽ tự lấy ghế ra và ngồi theo hình chữ U trước khi chính thức nghe giáo viên giảng bài.
Học sinh tham gia trò chơi "rock, paper, scissors". Ảnh: NVCC
Trò chơi đầu tiên là "Stand up, sit down", hay "Đứng lên, ngồi xuống". Trò này rất đơn giản nhưng các em rất thích. Mai cho biết tập cho các em rất nhiều bài hát đơn giản trong vòng 10 phút. Sau đó, cô bắt đầu dạy từ mới, cho các em đọc đi đọc lại nhiều lần, từ đọc thầm, đọc to, và gọi từng em đọc lại từ hay cho tập đọc theo nhóm khoảng 5 em.
Sau khi cho các em học 4 từ mới, Mai lại cho chơi. Trò mà các em rất thích là "vòng tròn âm nhạc". Mai đặt các hình ảnh theo vòng tròn và gọi tên khoảng 4 hoặc 5 em đến chơi. Khi Mai mở nhạc, học sinh sẽ nhảy múa quanh vòng tròn. Khi Mai tắt nhạc, các em sẽ đứng lại. Kế đó, Mai đọc to một từ bất kỳ hình nào, các em phải chạy nhanh đến hình mà Mai đọc. Em nào nhanh nhất sẽ nhận được một ngôi sao. Mục đích của trò chơi là giúp học sinh nhận diện được từ đã học.
Trò tiếp theo là "rock, paper, scissors" hay còn được gọi là "oẳn tù tì". Trò này giúp các em nhớ và nói ra được từ mới. Mai sẽ đặt các lá cờ theo một hàng thẳng trên sàn nhà. Sau đó hai em lần lượt được gọi tên. Một em đứng ở đầu bên này, một em đứng ở đầu bên kia. Hai em sẽ nói "rock, paper, scissors". Nếu em nào thắng sẽ tiến lên một bước, nhưng em đó phải nói được hình ảnh trên tờ giấy là gì. Các em cứ tiếp tục chơi như thế cho đến khi hai em chạm nhau. Nếu em nào đọc được nhiều hình hơn sẽ thắng cuộc chơi và có 2 ngôi sao từ phía giáo viên.
Mai chia sẻ, nếu phụ huynh tham gia vào các lớp học như trên, họ sẽ góp phần khuyến khích con mình học tốt hơn. Điều này thực sự đúng với câu thành ngữ: "children see, children do", được dịch là "trẻ em sẽ làm theo những gì chúng thấy". Việc tham gia của phụ huynh vào lớp học cùng với con em mình là phương pháp học mới mẻ. Các bé sẽ có nhiều động lực trong học tập khi thấy ba mẹ cũng cùng bé học.
Thêm nữa, phụ huynh sẽ biết được con mình học được những gì trên lớp. Họ sẽ cùng con ôn tập lại những gì đã học. Tại nhà, phụ huynh sẽ tập theo những bài hát đã được giáo viên tập trên lớp. Mai nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt và rất hứng thú học tập. Hơn nữa, phụ huynh có thể cải thiện vốn từ vựng tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ chính là tiếng Trung.
Ngô Thị Tuyết Mai, giáo viên tiếng Anh người Việt Nam được Quản lý khối giáo dục mầm non khen ngợi trên trang QQ.
Sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đã mang đến cho Mai những lời ngợi khen của phụ huynh và mới đây nhất là Quản lý khối giáo dục mầm non thành phố Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc).
Theo hợp đồng lao động, Mai có thể giảng dạy ở Trung Quốc trong 2 năm. Trong tương lai, cô sẽ trở Việt Nam để mở một trường mầm non.
Theo VNE
Tiếng Trung được giảng dạy tại nhiều quốc gia châu Á Tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, tiếng Trung cũng là môn học chính thức trong hệ thống giáo dục của nhiều nước châu Á. Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về việc giảng dạy tiếng Anh. Sau khi Singapore tách thành quốc đảo độc lập từ...