Máy bay Trung Quốc mang tên lửa hành trình lượn qua Đá Chữ Thập
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát bản tin ghi cảnh máy bay ném bom H-6K của nước này bay qua căn cứ mới xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập của Việt Nam.
Sự việc này diễn ra vào tuần đầu của tháng 5.2016. Chương trình truyền hình không nói cụ thể chuyến bay thực hiện vào ngày nào, có bao nhiêu máy bay H-6K tham gia nhiệm vụ, hoặc máy bay này có hạ cánh xuống căn cứ trên Đá Chữ Thập hay không.
Chương trình truyền hình Trung Quốc cho thấy máy bay ném bom H-6K bay qua đá Chữ Thập.
Bản tin này cũng cho thấy, máy bay H-6K mang theo loại tên lửa hành trình oanh tạc mặt đất có tầm bắn 200km.
Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép Đá Chữ Thập của Việt Nam vào năm 1988, và tiến hành các hoạt động phi pháp như lấn đảo, xây dựng cảng nước sâu và sân bay tại đây.
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s của Mỹ, việc triển khai máy bay ném bom của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) rất quan trọng.
Điều đó cho thấy, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng hệ thống vũ khí chiến lược có thể mang theo vũ khí hạt nhân để bảo vệ các căn cứ trên đảo nhân tạo và các đòi hỏi lớn hơn nữa tại Biển Đông.
Video đang HOT
H-6K là phiên bản mới nhất của loạt máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc, được cho là sao chép từ nguyên bản Tu-16 Tupolev của Liên Xô.
Máy bay này có thể mạng theo tên lửa hành trình (tầm bắn 1.500km), có thể gắn đầu đạn hạt nhân; hoặc các tên lửa hành trình phi hạt nhân chống hạm với tầm bắn là 250-500km.
Hôm 10/5, khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ, USS William P. Lawrence, đi vào vùng 12 hải lý của Đá Chữ Thập. Đáp lại, Trung Quốc điều các máy bay chiến đấu và ba tàu chiến theo sát tàu USS William P. Lawrence.
Theo Lê Thu (Vietnamnet)
Trung Quốc đổi giọng sau khi tung máy bay, tàu chiến 'đuổi' tàu Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc nói muốn quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng kiềm chế hành động của mình và tránh gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước chỉ vì vấn đề ở Biển Đông.
Tướng Phòng Phong Huy đổi giọng với Mỹ sau vụ tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong đá Chữ Thập ngày 10.5.2016AFP
Sau vụ tàu khu trục William P. Lawrence của Mỹ tuần tra đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập hôm 10.5 khiến Trung Quốc tung máy bay, tàu chiến ra nghênh cản, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy đã có cuộc nói chuyện trực tuyến trên "tinh thần xây dựng" với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, Tân Hoa xã cho hay ngày 13.5.
Trong cuộc nói chuyện, tướng Phòng nói với ông Dunford rằng "hai bên cần kiềm chế hành động của mình, tránh gây tổn hại cho quan hệ giữa 2 nước và 2 quân đội" trước những bất đồng liên quan đến Biển Đông.
Khu trục hạm William P. Lawrence (DDG 110) của Hải quân Mỹ di chuyển trên Biển Philippines (phía bắc Biển Đông) ngày 30.3.2016. HẢI QUÂN MỸ
Phát biểu của tướng Trung Quốc được đưa ra sau khi Bắc Kinh xua 3 tàu chiến và 2 máy bay ra "đuổi" khu trục hạm William P. Lawrence của Mỹ khi tàu này tuần tra thực thi "quyền tự do hàng hải" ở đá Chữ Thập - bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Trong cuộc đối thoại trực tuyến, viên tướng thuộc Quân ủy trung ương (CMC) Trung Quốc còn nói rằng Bắc Kinh "tôn trọng quyền tự do hàng hải, hòa bình và ổn định ở Biển Đông nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới" (?).
Tướng Trung Quốc còn xuống giọng với tướng Mỹ khi nói: "Trung Quốc không đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng ở Biển Đông (?), thay vào đó thúc giục 2 bên kiên nhẫn, chịu đựng trước tình hình, cố gắng kiểm soát sự khác biệt trên tinh thần xây dựng", Reuters dẫn lại từ Tân Hoa xã.
Tướng Joseph Dunford. REUTERS
Trong khi trong bản tin tiếng Anh, Tân Hoa xã dẫn phát biểu của tướng Phòng chỉ nói "Trung Quốc không phải là bên gây căng thẳng ở Biển Đông".
Giới chức cấp cao của Trung Quốc thường cáo buộc tình hình Biển Đông căng thẳng là do sự can thiệp của Mỹ, chỉ trích Washington đưa máy bay, tàu chiến vào vùng biển này và tổ chức các cuộc tập trận với các nước châu Á. Ngược lại, các nước có tranh chấp với Trung Quốc và nhiều nước không có liên quan đều khẳng định căng thẳng ở Biển Đông là do hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh.
Trong khi đó, Tân Hoa xã trích phát biểu của tướng Dunford nói rằng ông cũng kêu gọi "kiềm chế" như tướng Phòng và cho biết Washington sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để thiết lập "một cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro cũng như duy trì ổn định ở Biển Đông với những hoạt động vì mục đích hòa bình".
Đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh không thích trong khi Washington muốn can thiệp để kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K ra Trường Sa? Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay qua đá Chữ Thập - nơi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Trung Quốc. QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC Loạt phóng sự trong chương...